"Gồng lỗ" chứng khoán

Dõi theo phiên tòa xét xử cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cùng 49 người khác, chắc hẳn các nhà đầu tư lâu năm trên thị trường chứng khoán đều có những cảm xúc nhất định, nhất là hàng chục nghìn bị hại mà trong đó rất nhiều người bị “kẹp hàng” ở các mức độ khác nhau.

“Kẹp hàng” là cách nói của giới chơi chứng khoán về việc mua cổ phiếu nào đó - ở đây là cổ phiếu của một công ty trong hệ sinh thái tập đoàn FLC - mà đến nay không bán được vì nhiều lý do. Ở khía cạnh pháp luật, chúng ta chờ diễn biến phiên tòa và kết luận của Hội đồng xét xử. Nhưng có thể nói ở góc độ những người tham gia thị trường, vụ án nêu trên cùng một số vụ việc, vụ án khác có liên quan đến lĩnh vực chứng khoán thời gian qua, được kỳ vọng là những bài học để không chỉ các nhà đầu tư mà toàn bộ thị trường nói chung sẽ bước qua giai đoạn phát triển mới lành mạnh hơn.

Giới đầu tư có nhiều tâm tư khi VN-Index bao nhiêu năm vẫn “không chịu lớn”(Ảnh minh họa: Đăng Đức).

Khi tham gia thị trường chứng khoán, ai cũng hiểu đây là cuộc chơi có lợi nhuận đi kèm với rủi ro, nhưng dù lợi nhuận hay rủi ro thì đó phải là những diễn biến trong khuôn khổ pháp luật, theo quy luật kinh tế, chứ không phải là những quy luật “một mình một kiểu” so với các thị trường thế giới.

Tôi có thói quen xem những tấm hình chế chứng khoán vui trên mạng. Gần đây rất nhiều trong số đó là về việc VN-Index bao nhiêu năm vẫn “không chịu lớn”. Đại thể như kể từ sau giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới 2007-2008, chỉ số của nhiều thị trường trên thế giới đã tăng bằng lần, nhưng VN-Index vẫn loanh quanh 1.200-1.300 điểm.

Tất nhiên phải nói rõ rằng so với trước thì thanh khoản, quy mô, chất lượng thị trường chứng khoán Việt Nam đã tiến bộ vượt bậc, nhưng “chỉ số là chỉ số”, nó thể hiện rằng tính chung các cổ phiếu trên thị trường, mức tăng của chúng ta là rất thấp nếu so với nhiều thị trường lớn trên thế giới.

Chúng ta cũng đã quen với những lời lý giải cho vấn đề trên, nào là thị trường thiếu vắng hàng hóa chất lượng và nhiều cổ phiếu “rác”. Nào là cơ cấu các ngành thiếu những ngành mang tính xu hướng, tăng mạnh của thế giới như công nghệ… Nhưng, quy mô thị trường có lớn đến đâu và có giải thích theo hướng nào đi chăng nữa, việc VN-Index vẫn cứ lẹt đẹt là điều khiến không chỉ các nhà đầu tư băn khoăn, trăn trở.

Với tư cách một người làm công việc quản lý công ty chứng khoán, lẽ ra tôi nên nói về những điểm sáng, những khoản lợi nhuận trên thị trường. Nhưng thực tế thì khi so sánh tỷ suất sinh lợi của các kênh đầu tư khác nhau từ năm 2000 đến nay, tôi thấy rằng nếu lấy chỉ số VN-Index ra làm đại diện, chứng khoán không hề có tỷ suất lợi nhuận cao hơn kênh tiền gửi, chứ chưa nói đến các kênh đầu tư khác. Thậm chí nhiều người còn nói rằng rất nhiều nhà đầu tư đã và đang “gồng lỗ”.

Việc chỉ ra chứng khoán nói chung hấp dẫn hơn các kênh đầu tư khác trong 5 năm hay 10 năm trở lại đây mà không sử dụng các danh mục mang tính cá biệt, sẽ là bài toán với người làm dữ liệu, đặc biệt sau cú sụp của thị trường trong năm 2022. Tỷ suất lợi nhuận bình quân của các quỹ lâu đời trên thị trường những năm qua cũng cho thấy điều đó.

Nhưng, với việc “dọn dẹp” các tiêu cực và với những nỗ lực nâng hạng thị trường, thực tế là nửa đầu năm 2024 đã trôi qua tương đối tốt đẹp với chứng khoán Việt Nam khi VN-Index đã tăng 11,4% và là một trong những kênh đầu tư hiệu quả nhất. Giá vàng tăng mạnh nhưng nếu đầu tư vào vàng trong nước, nhà đầu tư cũng chỉ thu được lợi nhuận vừa phải khi có sự thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới. Kênh tiền gửi thì đang ở vùng thấp nhiều năm với lãi suất khoảng 4,5-5,5%/năm.

Vẫn còn đó những vấn đề như thị trường tiếp tục rớt điểm, lao dốc, khối ngoại miệt mài bán ròng…, và tôi không phải người lạc quan nên sẽ không đưa ra dự đoán triển vọng thị trường thế nào. Nhưng điều chúng ta có thể quan sát thấy, đó là những số liệu gần đây cho thấy kinh tế trong nước đang phục hồi ở cả tiêu dùng và sản xuất.

Nếu nhìn ở góc nhìn đầu tư, tôi thích và vẫn cho rằng sẽ có nhiều cơ hội trong một nền kinh tế đang phục hồi, dù cho chính sách tiền tệ có thể bớt lỏng đi đôi chút.

Khi những yếu tố khó khăn nhất qua đi và các giao dịch ngày càng minh bạch, chuẩn mực hơn, thị trường sẽ trở lại một cách bền vững.

Chuyên mục TÂM ĐIỂM mong nhận được ý kiến của bạn đọc về nội dung bài viết. Hãy vào phần Bình luận và chia sẻ suy nghĩ của mình. Xin cảm ơn!

Bùi Văn Huy - Giám đốc Chi nhánh TPHCM của Công ty Chứng khoán DSC.*

30 Likes

CHUYỂN GIAO KỲ VỌNG

Có người đến, có người đi và có người ở lại!

Một lần nữa, nếu hỏi bối cảnh có gì quá tiêu cực hay không. Mình vẫn nói KHÔNG.

Với mình nhịp này là nhịp chuyển giao kỳ vọng.

  • Tây cũ bán đã bán & Chờ Tây mới với câu chuyện mới

  • NĐT đầu cơ theo tiền rẻ sang NĐT xuống tiền thực chất hơn

  • Chuyển giao giữa giai đoạn tối về vĩ mô sang giai đoạn sáng dần

  • …và nhiều sự chuyển giao bất khả kháng khác.

Giai đoạn như vậy + kèm tin + dọa nhau về Margin gây nên những biến động thôi.

Mình có viết 1 bài cho báo ĐTCK nên không share toàn bộ nội dung được, mình sẽ share đầy đủ ý + biểu đồ + dữ liệu sau.

Đó là quan điểm của mình, trên những gì mình biết. Ai không thích thì bỏ qua.

16 Likes

Câu chuyện xoay quanh việc chọn đúng mã cổ phiếu cho thời gian 6 tháng sắp tới

Ông Bùi Văn Huy - Giám đốc Chứng khoán DSC chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đánh giá bối cảnh trong nước và thế giới không có điểm gì quá đáng ngại. TTCK thế giới ít nhiều rung lắc nhưng chủ yếu là do sự chốt lời của cổ phiếu công nghệ và chảy sang nhóm cổ phiếu khác. Các yếu tố liên thị trường đều không quá đáng lo.

Tương tự, các yếu tố trong nước có lẽ cũng không quá đáng ngại. Tuần qua cho thấy việc giao dịch khối ngoại có vẻ như đang dần cân đối trở lại. Riêng về dư nợ cho may margin, dù số tuyệt đối cao kỷ lục nhưng với vai trò người hoạt động trong ngành, tôi thấy khả năng cung ứng của nhiều CTCK sau loạt tăng vốn là vẫn còn rất nhiều, đồng thời như nhiều lần đề cập, CTCK hiện nay làm thay một phần chức năng cho vay của Ngân hàng, do đó số tuyệt đối cao kỷ lục nhưng rủi ro là không cao.

image002.png

Chỉ số VN-Index đã phục hồi nhẹ vào cuối tuần và giữ được mức 1.240 điểm, nhưng nhiều cổ phiếu khỏe đã vượt đỉnh 3-6 tháng. Điều này cho thấy dòng tiền không rời bỏ thị trường, mà luân chuyển sang các mã cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt, kết quả kinh doanh quý 2/2024 tích cực và có tiềm năng tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm 2024. Theo ông Huy, câu hỏi đặt ra không phải là VN-Index có hồi phục hay không, mà là câu chuyện chọn đúng mã cổ phiếu cho thời gian 6 tháng sắp tới.

"Tôi kỳ vọng vào khả năng phục hồi cho VN - Index, mặc dù trong tuần tới thị trường sẽ phải đối diện xem thanh khoản có trở lại hay không. Ngưỡng 1 . 240 tương đối quan trọng lúc này và nếu tuần tới thị trường trụ vững trên ngưỡng nói trên cùng thanh khoản dần trở lại, tâm lý thị trường sẽ vững vàng hơn sau những biến cố ", ông Huy chia sẻ.

Điểm nhấn mùa báo cáo tài chính nửa đầu năm 2024, sự phân hóa rõ ràng giữa các doanh nghiệp trong cùng nhóm ngành được nhấn mạnh. Các nhóm ngành phục hồi theo nền kinh tế có lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ nổi bật là bán lẻ, dệt may, cao su, ngân hàng, phân bón, thép, và vận tải thủy. Điểm nổi bật là nhóm ngành ngân hàng vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng lợi nhuận khá tốt, bất chấp những khó khăn được dự báo từ trước.

Cũng có nhiều sự thất vọng ở nhóm “Phi tài chính” như một số doanh nghiệp BĐS xây dựng, một số CTCK,… và cũng có những DN báo lỗ, nhưng nhìn chung mùa KQKD quý 2 vẫn đang đi đúng kỳ vọng và thể hiện sự phục hồi trong lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết.

image003.png

Ông Huy khuyến nghị các nhà đầu tư nên quan sát và lựa chọn mã cổ phiếu thuộc những ngành phát triển theo nền kinh tế. Bên cạnh đó, với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại nước ta trong 6 tháng đầu năm 2024 cao nhất của 6 tháng đầu năm trong 5 năm qua, nhóm ngành bất động sản khu công nghiệp có nhiều tiềm năng hưởng lợi.

Trích bài báo từ CafeF: Góc nhìn chuyên gia: Áp lực bán của khối ngoại sẽ dần "hạ nhiệt", nhà đầu tư "săn" cơ hội chọn đúng cổ phiếu trong nửa cuối năm

16 Likes

Nhìn lại 1 năm bán ròng trên TTCK VN

Có thể cao điểm bán ròng đã qua, nhìn lại dữ liệu bán ròng trên HOSE

  • Top 3 ngành bán ròng: Bất động sản, Dịch vụ tài chính (Chứng khoán), Ngân hàng

  • Top 5 mua ròng: DGC, NLG, MSB, SBT, PDR…

  • Top 5 bán ròng: VHM, FUEVFVND, FPT, MSN, VNM…

Chờ game mới.



8 Likes

Thị trường chứng khoán cuối năm 2024: Chia lại cuộc chơi

Sau quãng nửa đầu năm thuận lợi với việc chỉ số VN-Index tăng hơn 10%, nửa cuối năm 2024 đã xuất hiện nhiều khó khăn đối với thị trường chứng khoán. Bối cảnh hiện tại là sự giao thoa của cả nét tích cực và tiêu cực. Nếu bám sát dòng tiền của nhà đầu tư, có thể thấy đây là giai đoạn chuyển giao kỳ vọng và phân chia lại cuộc chơi.

Bối cảnh vĩ mô nhiều điểm sáng

Nếu chỉ nói về bối cảnh kinh tế, thị trường chứng khoán hiện tại có nhiều điểm tích cực. Nổi bật nhất là đà phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2024 tăng trưởng 6,93%, mức tăng này chỉ thấp hơn tốc độ tăng 7,99% của quý II/2022 trong giai đoạn 5 năm 2020 - 2024. Nhiều dữ liệu cũng cho thấy, sản xuất, tiêu dùng và xuất, nhập khẩu đều hồi phục ấn tượng.

Tiếp theo là câu chuyện nâng hạng thị trường, với nhiều nỗ lực gỡ bỏ những nút thắt của các cơ quan quản lý và mốc thời gian đánh giá của FTSE vào tháng 9/2024 đang đến gần với nhiều kỳ vọng.

Về yếu tố ngoại cảnh, có lẽ điểm tích cực đáng kể nhất là các yếu tố liên thị trường sẽ giảm đáng kể áp lực khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ lãi suất trong kỳ họp tháng 9 tới. Nhiều thị trường chứng khoán lớn trên thế giới đã lập những đỉnh cao mới trong bối cảnh nói trên.

Tất nhiên, sẽ có những điều đáng lưu tâm khiến thị trường chứng khoán trong nước diễn biến kém như vậy trong những ngày gần đây. Trước tiên, cần nhắc tới mức độ bán ròng chưa từng có của khối ngoại. Tính từ đầu năm đến những ngày cuối tháng 7, khối ngoại đã bán ròng gần 60.000 tỷ đồng; trong đó, gần 55.000 tỷ đồng là bán trực tiếp trên sàn, con số quá khủng khiếp. Từ năm 2020 đến nay, chỉ có năm 2022, khi chỉ số VN-Index điều chỉnh mạnh xuống dưới 900 điểm mới là năm duy nhất khối ngoại bắt đáy mua ròng qua giao dịch khớp lệnh. Trong những ngày gần đây, đà bán ròng có vẻ đã vơi đi.

Yếu tố thứ hai hay được nhắc đến là áp lực đối với việc duy trì nới lỏng tiền tệ khi nền kinh tế dần phục hồi, lạm phát tăng đẩy mặt bằng lãi suất huy động nhích lên. Tuy nhiên, trên quan điểm cá nhân, tôi ưa thích một bối cảnh đầu tư mà ở đó chính sách tiền tệ chỉ cần nới lỏng vừa đủ, lãi suất thấp vừa đủ nhưng triển vọng vĩ mô tươi sáng và ổn định.

Yếu tố cuối cùng và hay được thảo luận gần đây là những bất định về mặt chính sách do khả năng thay đổi người đứng đầu ở một số quốc gia do bầu cử, hoặc những lý do bất khả kháng. Cả thế giới đang đổ dồn sự quan tâm vào cuộc bầu cử cuối năm nay ở Mỹ và nhiều quốc gia khác. Tất nhiên, đây là chủ đề khó đoán.

Chuyển giao kỳ vọng và tư duy dòng tiền

“Bất cứ khi nào bạn suy nghĩ về mối liên hệ giữa nền kinh tế và giá cổ phiếu, hãy ghi nhớ ba nguyên tắc. Đầu tiên, thị trường chứng khoán không phải là nền kinh tế. Thứ hai, thị trường chứng khoán không phải là nền kinh tế. Và thứ ba, thị trường chứng khoán không phải là nền kinh tế!”. Paul Krugman đã từng viết như vậy trên tờ The New York Times khi chứng kiến chỉ số chứng khoán Mỹ bùng nổ trong giai đoạn nền kinh tế đối mặt với rất nhiều vấn đề do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

image

Câu nói “chứng khoán không phải nền kinh tế” sau đó được trích dẫn phổ biến. Việc Fed và các ngân hàng trung ương trên thế giới nới lỏng chính sách tiền tệ vô tiền khoáng hậu đã tạo ra một lớp nhà đầu tư mới chạy theo dòng tiền mãnh liệt và đôi khi phớt lờ những yếu tố cơ bản, trong đó thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ. Để rồi gần đây, khi các số liệu vĩ mô Việt Nam liên tục cho thấy nền kinh tế phục hồi vững chắc thì lại có một lớp nhà đầu tư muốn rời bỏ thị trường vì sợ khi nền kinh tế phục hồi, các chính sách nới lỏng sẽ không còn được duy trì mạnh như trước.

Tôi nhớ trước đây, thị trường mà tôi biết không như vậy. Khi bối cảnh vĩ mô sáng dần, những vấn đề lớn của nền kinh tế dần được giải quyết, mức lãi suất vẫn ở vùng thấp lịch sử thì thị trường chứng khoán luôn có những cơ hội đầu tư tốt mới phải chứ nhỉ?

Chúng ta cũng không quên khi Fed tăng lãi suất, chỉ số chứng khoán Mỹ vẫn liên tục vượt đỉnh vì nền kinh tế vẫn tăng trưởng nhờ nội lực và những câu chuyện mới. Do đó, chính sách tiền tệ đương nhiên rất quan trọng với thị trường chứng khoán, nhưng không phải là tất cả như thời kỳ Covid, sự kiện mà có lẽ chỉ xảy đến một lần. Với sự xuất hiện của các quỹ ETF và sự nổi lên của một lớp nhà đầu tư mới, xu hướng dòng tiền theo mô tả trên ngày một rõ hơn.

Nhìn ở một góc nào đó, hiện tại là một giai đoạn chuyển pha. Có người đến, có người đi và có người ở lại. Không ít người bán, nhưng cũng không ít người canh mua. Những nhà đầu tư tin tưởng vào sự tăng trưởng của các doanh nghiệp trong chu kỳ mới là những người ở lại. Trong khi đó, những câu chuyện mới của nền kinh tế, của thị trường chứng khoán có thể hấp dẫn những nhà đầu tư nước ngoài mới tham gia cuộc chơi và một lượng rất lớn nhà đầu tư nội vẫn chờ những cơ hội để tham gia thị trường khi những điều xấu nhất trong bối cảnh chung dần qua đi.

\ 640x175

Tôi có may mắn là trong công việc của mình, được tiếp xúc rất gần với sự chuyển động của dòng tiền trên thị trường. Trong những ngày qua, không ít nhà đầu tư từ quy mô nhỏ đến lớn nhắn tin hỏi tôi về việc tham gia mua mới sau một thời gian rời khỏi thị trường. Cũng có những doanh nghiệp rút tiền khỏi chứng khoán để trở về hoạt động sản xuất - kinh doanh thực khi nền kinh tế phục hồi, nhưng cũng có những dòng tiền lớn xuống tiền tự tin hơn với kỳ vọng cho giai đoạn sắp tới.

Có thể nói, đây là thời điểm giao thời của chứng khoán Việt Nam. Giao thời của sự trưởng thành hơn, sau những vụ sai phạm trong thời gian vừa qua để kỳ vọng về câu chuyện nâng hạng sắp tới. Giao thời về chu kỳ kinh tế, ở đó, những điều tệ nhất đã qua. Đây cũng là giai đoạn chuyển giao về kỳ vọng, với việc nhà đầu tư nước ngoài nào đã bán và chờ đón lớp nhà đầu tư nước ngoài mới. Đó là sự chuyển giao giữa dòng tiền một phần mang đặc tính đầu cơ trên tiền rẻ với dòng tiền đầu tư thực chất hơn. Đoạn giao thời lúc nào cũng khó khăn và nhiều biến động, nhưng sau những biến động đó, con đường phía trước nhiều khả năng sẽ là chặng đường tăng trưởng bền vững.

Bùi Văn Huy - Giám đốc Chi nhánh TP.HCM Công ty Chứng khoán DSC

Link bài viết: Thị trường chứng khoán cuối năm 2024: Chia lại cuộc chơi | Tin nhanh chứng khoán

12 Likes

KBC năm nay có vẻ chưa phải là thời điểm thích hợp để mua nhỉ ? Các dự án lớn như Tràng Duệ 3 hay Tràng Cát có vẻ 2025 mới có thể đóng góp doanh thu

mã này chôn vốn cực, trong khi các cổ phiếu khác liên tục lập đỉnh, KBC liên tục tạo đáy

KBC có rủi ro một chút ở BLĐ :)) tùy khẩu vị mỗi người chứ theo quan điểm cá nhân thì tôi không chọn KBC

1 Likes


@Vuitton quen ■■

1 Likes

Năm sau em nghĩ con này có thể làm siêu sao khi mà Tràng Duệ 3 và KĐT Tràng Cát bắt đầu ghi nhận doanh thu

Cũng đã nhiều lần gồng lỗ, sau một vài lần ttck cho mình vài bài học thì giờ tài khoảng -8% là bắt đầu mấp mé canh để cắt rồi

Theo mình thấy KBC năm nay chưa khả quan đâu, các tin tức về KCN Tràng Duệ 3 hay Tràng Cát dự tính đến năm sau mới có thể ghi nhận doanh thu được.

2 Likes

Liên thị trường

Nhiều người Inbox quá, mọi ngưới bảo có xấu quá không. Thế này, sau tất cả chúng ta có gì:

  • Yield giảm ✅

  • Dollar giảm✅

  • Nhật tăng lãi suất, JPY tăng ❎ (dự đoán trước)

  • CPI Mỹ giảm ✅

  • Kinh tế Mỹ yếu ở một số mặt❎

  • Mỹ sắp cắt lãi suất, điều mà tháng 5, 6 chúng ta nghi ngờ ✅

  • Chứng khoán Mỹ chỉnh khi vượt hết đỉnh này đỉnh khác 💤

… không có gì đáng ngại ở liên thị trường cả.

Ít nhất giờ còn ai tranh cãi với mình về quan điểm Dollar có thể giảm nửa cuối năm nữa không?


6 Likes

Tuần mới 05-08-2024

Một tuần mới bắt đầu với quá nhiều thông tin xấu, đặc biệt là các thông tin bên ngoài. Quá nhiều điều không mong muốn ập đến và thay vì vượt 1,300 thì giờ lại là câu hỏi có gãy 1,200 không. Tâm lý thị trường cũng đang rất yếu, do đó việc đưa ra quan điểm thế nào cũng rất dễ gây tranh luận.

Có 2 câu hỏi quan trọng trong tuần mới:

  1. Một là: TTCK toàn cầu có ảnh hưởng tiêu cực đến TTCK Việt Nam hay không?

  2. Hai là: Thị trường Việt Nam có xấu đến mức thủng MA200 quanh 1,200 điểm hay không?

  3. TTCK toàn cầu có ảnh hưởng quá tiêu cực đến TTCK Việt Nam hay không?

Tất nhiên ảnh hưởng tâm lý sẽ có nhất định trong những phiên đầu tuần, nhưng mình nghĩ nếu không có thêm những diễn biến tiêu cực mới, TTCK thế giới sẽ không quá tiêu cực & không ảnh hưởng nhiều đến chứng khoán Việt Nam, bởi lẽ:

  • Những cú giảm sâu cuối tuần qua chủ yếu mình nghĩ là câu chuyện của chứng khoán Nhật Bản. Ngày 31/7 đã quyết định tăng lãi suất chính sách lên khoảng 0,25% và giảm quy mô mua trái phiếu chính phủ xuống còn 3.000 tỷ yen, đây thực sự là sự xác nhận đảo chiều quan điểm trong dài hạn sau nhiều thập kỷ nước này nới lỏng. Có thể thấy, chứng khoán Nhật Bản đã lập đỉnh lịch sử mới & dù đã điều chỉnh mạnh trong phiên cuối tuần hay một tháng trở lại đây nhưng thực sự đã tăng rất nhiều trong thời gian qua.

  • TTCK sẽ sớm ổn định trở lại. Việc các TTCK thế giới biến động theo mình là do dư chấn từ thị trường Nhật Bản & trùng hợp với các câu chuyện về thị trường việc làm ở Mỹ. Mang những số liệu đó ra dể giải thích là có phần chưa chính xác. Như đã nói, sau tất cả chúng ta có gì, đó là CPI giảm, triển vọng FED cắt giảm lãi suất đã rất rõ ràng, DXY suy yếu & Bond Yield đã giảm mạnh. Nhật Bản đảo chiều theo hướng thắt chặt nhưng cũng có những NHTW lớn như NH TW Anh mới đây cũng đã công bố cắt giảm lãi suất.

  • TTCK Việt Nam trở nên “đóng” hơn sau chuỗi bán ròng kỷ lục. Có thể nói TTCK Việt Nam trong khoảng 6 tháng trở lại đây, gần như chẳng nhận được chất xúc tác gì khi các chỉ số thay nhau vượt đỉnh. Khối ngoại bán ròng theo diễn biến rút vốn rõ ràng với việc bán ròng lên đến gần 60 ngàn tỷ trong khoảng 7 tháng đầu năm. Đợt bán ròng đã qua cao điểm & do đó TTCK Việt Nam khả năng trở nên ít biến động bởi những yếu tố tiêu cực bên ngoài hơn, nếu những yếu tố đó không ảnh hưởng đến nội tại trong nước. Chúng ta có thể thấy rõ ràng khối ngoại, tự doanh vẫn mua ròng khá mạnh các phiên cuối tuần dù TTCK khu vực giảm mạnh.

  1. Thị trường Việt Nam có xấu đến mức thủng MA200 quanh 1,200 điểm hay không?

Mình vẫn lạc quan. Một số quan điểm mình về việc không gãy MA200:

  • Thứ nhất, bối cảnh trong nước mình vẫn cho rằng nhiều điểm sáng, cả về kinh tế & những bất ổn khác dần qua đi. Các số liệu vĩ mô vẫn cho thấy kinh tế phục hồi tích cực, vững chắc. Dù tâm lý, dòng tiền ngắn hạn có thế nào, sự phục hòi kinh tế vững chắc luôn là nền tảng quan trọng cho thị trường. Nếu kể ra những điểm tiêu cực, tồn đọng đương nhiên vẫn sẽ còn rất nhiều, nhưng về tổng thể, mình nghĩ giai đoạn khó nhất đã qua đi.

  • Thứ hai về độ rộng, mình vẫn thấy khoảng trên 50% số lượng cổ phiếu trên HOSE giữ được đường trung bình di động 200 ngày (MA200). Các cổ phiếu lớn tích cực hơn khi chúng ta cũng thấy VN30 chưa điều chỉnh là mấy.

  • Thứ ba về liên thị trường. Thông thường mình quan sát thấy trong những đợt VNIndex xuyên thủng MA200 đồng pha với việc các TTCK lớn gãy MA200. Hiện tại Mỹ, Trung Quốc, các TTCK châu Âu đều cách tương đối xa MA200. Trừ TTCK Nhật Bản với câu chuyện riêng đã gãy MA200, có thể thấy MA200 vẫn có thể được trụ vững đợt điều chỉnh này.

Chiến lược thế nào:

Sau đợt bán ròng rút vốn của khối ngoại vừa qua, TTCK Việt Nam càng phụ thuộc nhiều hơn vào nội tại trong nước.Câu hỏi lớn nhất lúc này kinh tế có tiếp tục phục hồi vững chắc từ nay đến cuối năm hay không. Nếu vẫn tin tưởng vào nội tại kinh tế, không có lý do gì để không đầu tư cả. Hình bên dưới là chu kỳ kinh tế Việt Nam. Đơn giản Mua hay Bán thì bet vào hình Chu kỳ kinh tế Bên dưới mà thôi.


5 Likes

1 Likes

Bài viết chia sẻ view hay quá, thank AD @HuyBui

1 Likes

tks ad đã chia sẻ, bài viết quá chất lượng

Cảm ơn bài viết đến từ ad ạ

Thật sự mình thấy nếu đã bỏ qua mức cắt lỗ thì phải ráng hold chứ không lại vướng vào mua đỉnh bán đáy\

1 Likes

chờ bài nhận định tuần tới của ad nhé ạ

1 Likes