Điểm nhấn đầu tư:
Trong dài hạn, việc chuyển đổi đất trồng cây cao su sang phát triển hạ tầng khu công nghiệp sẽ giúp GVR trở thành 1 trong những nhà phát triển công nghiệp lớn nhất khu vực miền Nam bên cạnh Becamex, Tín Nghĩa, Sonadezi, VSIP.
Với đất trồng cao su chủ yếu ở Đồng Nai và Bình Dương – 2 trung tâm công nghiệp của phía Nam, là 1 lợi thế so với các doanh nghiệp phát triển KCN khác trong bối cảnh không còn nhiều quỹ đất để phát triển KCN, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng cao và diện tích đền bù không liền thửa.
Định hướng đẩy mạnh đầu tư hoạt động KCN giúp cải thiện LN trong tương lai.
GVR dự kiến triển khai quy hoạch lên đến 15.000ha đất KCN trong giai đoạn 2021 – 2025.
Doanh nghiệp đang phối hợp với các địa phương để quy hoạch các KCN, dự kiến trung bình
mỗi năm cho thuê từ 600-1.000 ha.
Đây cũng là mảng hoạt động có tỷ lệ sinh lời cao nhất trong 4 mảng HĐKD chính của GVR.
** Tổng quan DN:**
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
Tập đoàn cao su Việt Nam (GVR) hiện đang quản lý 124.674 ha đất trồng cây cao su, phát triển khu công nghiệp từ Bắc – Nam. Trong giai đoạn 2020-2025, GVR thực hiện tái cơ cấu các hoạt động, đồng thời chuyển 1 phần diện tích trồng cây cao su 10.000 - 15.000 ha sang phát triển khu công nghiệp, đồng thời thoái vốn tại các lĩnh vực không phải hoạt động kinh doanh cốt lõi.
> Vị thế công ty
GVR hoạt động trên 4 lĩnh vực chính:
(1) Sản xuất và kinh doanh mủ cao su – chiếm 64% tổng doanh thu. Hiện tại công ty đang quản lý 410.000 ha cao su (Đông Nam Bộ 91.951 ha, Tây Nguyên 36.269 ha), trong đó trong nước 300.000 ha, 87.000 ha Campuchia, 30.000 ha ở Lào. Tổng công suất chế biến đạt 500.000 tấn/năm.
(2) Sản xuất và kinh doanh sản phẩm từ cao su như lốp xe VGR, nệm gối cao su, găng tay - chiếm 6% tổng doanh thu.
(3) Hoạt động chế biến gỗ bao gồm gỗ phôi, gỗ ghép tấm, gỗ MDF – chiếm 19% tổng doanh thu. Tổng công suất thiết kế đạt 1.127.180 m3/năm.
(4) Lĩnh vực phát triển khu công nghiệp – chiếm 5% tổng doanh thu. Hiện tại tập đoàn quản lý 16 KCN như Nam Tân Uyên, Tân Bình, Hố Nai, Long Khánh, Bắc Đồng Phú, Dầu Giây, Rạch Bắp, Thống Nhất, VRG Long Thành, Bình Long, Chí Linh… với tổng diện tích trên 6.566 ha.
** Kết quả kinh doanh:**
KQKD Q4 và cả năm 2020 của GVR khởi sắc nhất là lợi nhuận hoạt động cho thuê KCN vẫn giữ được tăng trưởng 36% YoY nhờ vào diện tích thuê mới tại KCN Rạch Bắp mở rộng sẽ đi vào hoạt động trong Q4/2020.
Lợi nhuận từ đền bù đất sân bay Long Thành tại CTCP Cao su Đồng Nai (GVR sở hữu 100%), tiếp tục ghi nhận trong năm 2020 với 1.100 tỷ đồng (năm 2019 đã ghi nhận
phần trả trước 40%).
Đồng thời, lợi nhuận trước thuế của PHR (GVR sở hữu 66,62%) đạt 1.378
tỷ đồng (+127% YoY) nhờ vào tiền đền bù đất NTC.
IV/ Đồ thị kỹ thuật:
Sau khi hoàn thành mẫu hình “ra đảo” - Island Reversal kết hợp 1 cái “W” nho nhỏ sau đợt rụng cùng thị trường chung. GVR đang có dấu hiệu quay trở lại với cuộc chơi khi bật lên từ đường giữa BB, cùng MACD và RSI khởi sắc trở lại
Thử thách đầu tiên với GVR là trendline giảm ngắn hạn và áp lực thoát hàng của bà con kẹt hàng quanh nền trước đó 28-29
Target: Ngắn hạn 34. **
** Dài hạn: =]] còn quỹ đất trồng cao su chưa chuyển đổi thành KCN là còn kỳ vọng