Doanh thu và LNST lần lượt đạt 4,62 nghìn tỷ đồng (+8,1% svck) và 994 tỷ đồng (+28,9% svck), được thúc đẩy bởi các sản phẩm cao su (găng tay y tế, lốp xe,…) và chế biến gỗ, góp phần tăng trưởng lợi nhuận so với khoản lỗ cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, LNTT từ mảng sản xuất cao su tự nhiên cũng đã tăng 15% svck.
Sản xuất cao su tự nhiên: Doanh thu thuần và LNTT lần lượt đạt 2,5 nghìn tỷ đồng (-0,2% svck) và 429 tỷ đồng (+15% svck). Mặc dù giá cao su tự nhiên tăng vọt 18% svck, dẫn đến lợi nhuận mảng này cũng cao hơn svck, nhưng sản lượng tiêu thụ cao su lại giảm 19% svck đạt 81.000 tấn trong Q2/2024.
Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm cao su: Doanh thu thuần và LNTT lần lượt đạt 143 tỷ đồng (+53% svck) và 41 tỷ đồng, cho thấy sự phục hồi đáng kể từ khoản lỗ 18 tỷ đồng svck, chủ yếu nhờ tăng trưởng của sản phẩm lốp xe tải và xe máy.
Chế biến gỗ cao su: Tập đoàn đang vận hành 18 nhà máy sản xuất gỗ với tổng sản lượng 1.076 triệu m3/năm. Doanh thu của mảng này tăng đáng kể lên 769 tỷ đồng (+41% svck) trong Q2/2024, nhờ nhu cầu tiêu thụ gỗ MDF tăng tích cực so với mức nền thấp của năm trước.
Khu công nghiệp: Tập đoàn đang cho thuê 11 dự án khu công nghiệp thông qua các công ty con và công ty liên kết, với tổng diện tích 6.566 ha. Doanh thu từ khu công nghiệp của các công ty con của GVR đạt 190 tỷ đồng (+14% svck) nhờ giá cho thuê trung bình cao hơn. LNTT đạt 85 tỷ đồng (-4% svck) do GVR ghi nhận khoản lỗ 3,9 tỷ đồng từ công ty liên kết.
Ngoài các hoạt động kinh doanh chính, GVR ghi nhận lợi nhuận tăng đáng kể từ việc đền bù đất trên cây cao su. Khoản thu nhập này đã tăng từ 4,8 tỷ đồng trong Q2/2023 lên 43 tỷ đồng, tương đương 6 ha đất trong Q2/2024. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần và LNST của GVR lần lượt đạt 9,24 nghìn tỷ đồng (+11,4% svck) và 1,58 nghìn tỷ đồng (+8,5% svck).
GVR hiện có 16,8 nghìn tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn, chiếm 22% tổng tài sản. Trong khi đó, Nợ ngắn hạn và dài hạn giảm xuống 5,1 nghìn tỷ đồng (-23% svck), dẫn đến tỷ lệ D/E là 0,09x trong Q2/2024.