Hà đô - mở bán hơn 100 căn biệt thự vào quý 2/2022 và tiềm năng từ mảng điện

1, Lịch sử hình thành

  • Năm 1990 Thành lập xí nghiệp Xây dựng trực thuộc Viện Kỹ thuật quân sự thuộc Bộ Quốc Phòng.
  • Năm 1992 xí nghiệp được chuyển thành công ty xây dựng Hà Đô và chính thức gia nhập lĩnh vực đầu tư, kinh doanh BĐS năm 1994. Sau quá tình sáp nhập với Công ty thiết bị cơ điện, công ty đổi tên thành CTCP Hà Đô với 2 mảng kinh doanh: Điện và BĐS.
  • Năm 2010, đánh dấu bước phát triển mới của Hà Đô khi công ty chính thức đổi tên thành CTCP Tập đoàn Hà Đô và được niêm yết trên sàn Giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh.
  • Năm 2016, khánh thành nhà máy thủy điện Nhạn Hạc. Tiếp tục đầu tư vào mảng điện mạnh hơn khi năm 2021 phát điện thành công 3 nhà máy điện: Điện gió 7A, Thủy điện sông Tranh 4 và Thủy điện Đắk Mi 2 đồng thời mở bán KĐT Charm Village

2, Ngành nghề kinh doanh

  • Bất động sản với một số dự án: Hà Đô Centrosa (đã bàn gao hết), Hà Đô Garden , Hà Đô Green Lane, Hà Đô Charm Village,… - Chiếm 50-60% doanh thu - Mảng điện: Năm 2021, 3 nhà máy điện đi vào hoạt động giúp doanh thu từ mảng điện tăng gần gấp đôi so với 2020 - Đóng góp 34% vào tổng doanh thu của DN, gấp đôi so với những năm trước
  • Ngoài ra công ty còn một số mảng KD khác: Mảng xây lắp, Cho thuê BĐS, khách sạn…

3, Tình hình tài chính
Tình hình tài chính đang dần cải thiện hơn:

  • Tăng tỷ trọng tiền trong Công ty lên đáng kể (Năm 2018 chỉ gần 500 tỷ nhưng đến hiện tại đã hơn 1.600 tỷ)
  • HTK ròng tăng hơn 113 tỷ đồng trong đó chủ yếu là tập trung cho việc xây dựng các DÁ về mảng điện, trong đó mảng BĐS giảm từ hơn 1300 tỷ xuống hơn 1200 tỷ đồng
  • Một điểm đáng lưu ý với doanh nghiệp BĐS là khoản người mua trả tiền trước, khi sắp có dự án được bàn giao khoản mục này sẽ tăng lên. So với Quý 4 năm trước, quý 1/2022 khoản mục này có tăng nhẹ 3% . Trong khi trước đó, năm 2021 khoản mục này phát sinh chủ yếu từ Trả trước theo hợp đồng chuyển nhượng BĐS
  • Vay: Từ năm 2019 các dự án Điện bắt đầu được triển khai nên các khoản vay của Công ty tăng gần gấp đôi so với những năm trước tuy nhiên Công ty cũng tăng Vốn và tận dụng tốt nguồn vốn đi chiếm dụng để đảm bảo an toàn tài chính, thể hiện qua Tỷ lệ Vay ròng/VCSH có xu hướng giảm dần (năm 2019 Vay ròng/VCSH đạt hơn 16% tuy nhiên đến hiện tại tỷ lệ này chỉ đạt 2,61%)

4, Kết quả kinh doanh quý 1/2022

  • Doanh thu thuần: DTT Quý 1/2022 DTT của công ty đạt 684 tỷ giảm gần 50% so với cùng kì và quý 4/2021
    => Nguyên nhân chủ yếu do DTT từ mảng BĐS đạt 126 tỷ, chiếm 18,42% tổng doanh thu, giảm đáng kể so với 2021. Nguyên nhân chủ yếu do năm 2021 Doanh thu từ việc bán nốt dự án Centrosa cùng việc mở bán 100 căn hộ Hà Đô CHarm Village trong khi năm nay việc giao bán này dự kiến sẽ diễn ra vào quý 2
  • Chiếm tỷ trọng lớn nhất là doanh thu từ mảng Điện đạt gần 70% tổng doanh thu khi các Nhà máy điện đã hoàn thành và đi vào hoạt động.
  • Doanh thu xây lắp giảm 75,9 tỷ đồng về 1 tỷ đồng; doanh thu dịch vụ khách sạn giảm 31,94 tỷ đồng về 7,04 tỷ đồng tuy nhiên các mảng này đều chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu
  • LNG giảm 26,4% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 166,67 tỷ đồng về 464,49 tỷ đồng. Trong đó:
  • LNG của BĐS chiếm hơn 21%, tỷ trọng LNG tăng từ 50% lên 70% so với Quý 4 và tăng mạnh so với thời gian trước khi mảng này chỉ chiếm khoảng 20%
  • LNG của mảng Điện chiếm hơn 70%, tăng gần gấp đôi so với những năm trước
  • Doanh thu tài chính tăng 468%, tương ứng tăng thêm 21,95 tỷ đồng lên 26,64 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 38,1%, lên 122,72 tỷ đồng;
  • Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 18,1%, tương ứng giảm 9,56 tỷ đồng về 43,15 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể
  • LNST của doanh nghiệp quý 1/2022 đạt 295 tỷ đồng, giảm 50% so với quý liền trước

5, tiềm năng 2022

  • BĐS: Mở bán Dự án Biệt thự Hà Đô Charm Village trong quý 2 với hơn 100 căn hộ, công ty dự tính Giá bán 90 triệu/m2, kì vọng có thể đem lại Doanh thu từ 2000-3000 tỷ đồng của mảng BĐS

Ngoài ra, công ty cũng đang đầu tư vào một số Dự án: Green Lane với diện tích hơn 23 ha, dự kiến bàn giao trong quý 4/2023; dự án Noongtha Lào, …

  • Điện: Theo VOV tổng lượng mưa 6 tháng đầu năm có xu hướng xấp xỉ cao hơn nhiều năm, 6 tháng cuối năm lượng mưa có xu hướng gia tăng trên toàn quốc, đặc biệt mưa nhiều hơn so với TB ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vào thasng7-9/2022 và từ tháng 9-11/2022 ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ
    => Vì vậy dự tính doanh thu từ mảng điện vẫn sẽ đóng góp lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp

6, Rủi ro

  • Là doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao thì lãi suất là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến Lợi nhuận của doanh nghiệp vì vậy áp lực lạm phát trong thời gian tới có thể là khiến doanh nghiệp tăng chi phí lãi vay và làm giảm Lợi nhuận.
  • Các dự án thủy điện chiếm phần lớn trong mảng Điện của Công ty trong khi yếu tố thời tiết ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các Nhà máy cũng như Doanh thu của công ty

7, Định giá
Dự tính, năm 2022 doanh thu chính của Công ty vẫn đến từ 2 mảng BĐS và Năng lượng.
Với DTT dự tính hơn 3800 tỷ, Lợi nhuận từ mảng BĐS đóng góp 50-60%, mảng điện đóng góp: 40-50%, LNST dao động quanh 1300 tỷ thì mức giá hợp lí khoảng 49.000 đồng - 53.000 đồng

Trên đây là bài phân tích về tiềm năng cũng như rủi ro của CTCP Tập đoàn Hà Đô, bài viết có thể có quan điểm cá nhân của mình và không thể tránh khỏi những sai sót, vì vậy rất mong nhận được sự góp ý từ mọi người.