Hạ Lãi Suất Có Thực Sự Tạo Ra Cơn Sốt Chứng Khoán? Sự Thật Ít Ai Biết

, , , , , , , ,

Đã hơn hai năm kể từ đầu 2022 các NHTW trên thế giới thực hiện Chính sách tiền tệ thắt chặt, Lạm phát toàn cầu tín hiệu hạ nhiệt đáng kể, đặc biệt ở hai nền kinh tế lớn là châu Âu và Hoa Kỳ. Ngược lại ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc, vẫn loanh quanh mức 0% - do nền kinh tế vĩ mô chưa tìm thấy động lực tăng trưởng và thị trường bất động sản vẫn là một toán toán khó.



Một câu hỏi cũng là kỳ vọng của không ít Nhà đầu tư là Thị trường Chứng khoán sẽ tăng mạnh khi FED vào chu kỳ hạ lãi suất. Liệu có đúng không?

Hai động lực tăng trưởng của Chứng khoán toàn cầu năm nay là Câu chuyện FED hạ lãi suất và AI bùng nổ. Giờ đây chu kỳ hạ lãi suất đến gần, liệu có đạt được như kỳ vọng của mọi người . Chứng khoán bước vào chu kỳ mới, tăng trưởng mạnh mẽ?

BỐI CẢNH HIỆN TẠI

FED đã ngừng tăng lãi suất kể từ cuộc họp Tháng 09.2023 và neo lãi suất ở mức cao 5.25% - 5.5% đến hiện tại. Điều này cho thấy sự thận trọng của FED trong bối cảnh Kinh tế Mỹ có nhiều dấu hiệu suy yếu. Các phát biểu gần đây lại Hội nghị Jackson Hole và Dữ liệu việc làm NFP đều cho thấy những thách thức mà FED đang đối mặt, đặc biệt là việc cân bằng giữa Kiểm soát lạm phát và Ổn định kinh tế.

Cụ thể, trong Hội nghị Jackson Hole , một số phát biểu của chủ tịch FED đã được thị trường đón nhận tích cực i) Thị trường lao động gần đây đã hạ nhiệt ii) thời điểm điều chỉnh chính sách lãi suất có thể bắt đầu vào tháng 9, tuy nhiên vẫn để ngõ khả năng mức giảm lần đầu là 50 bps hay 25 bps.

Về Số liệu NFP tháng 8 công bố thứ 6 (06.09) vừa qua, theo đó, tổng số việc làm tăng thêm trong tháng 8 là 142.000 – thấp hơn dự báo 162.000. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp khớp dự báo ở mức 4,2%. tốc độ tạo việc làm mới tại nền kinh tế lớn nhất thế giới trong 3 tháng qua đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu vào đầu năm 2020.



Sự hạ nhiệt nhanh chóng của thị trường lao động khiến mối lo về cuộc suy thoái dấy lên trên thị trường. Từ đó, dự báo chính sách tiền tệ của FED trở nên “bồ câu” hơn. Xác suất FED cắt giảm lãi suất 50 bps trong cuộc họp FED 18.09 tới đây giữ quanh mức 30% - giảm so với thứ 6 tuần trước ở mức 60%. Tuy nhiên, thị trường lại tăng xác suất FED cắt 1% vào cuối năm lên 87% (so với 85% trước dữ liệu).

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC HẠ LÃI SUẤT LÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Hạ lãi suất có nhiều cách hiểu, có thể là tín hiệu cho thấy NHTW muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách giảm chi phí vốn, từ đó kích thích tiêu dùng và đầu tư. Cụ thể:

  • Chi phí vốn thấp hơn: giúp các Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp hơn để mở rộng sản xuất kinh doanh à cải thiện doanh thu, lợi nhuận.
  • Sự luân chuyển dòng tiền: điều này giúp kênh tiền gửi kém hấp dẫn hơn, NĐT xu hướng dịch chuyển sang các tài sản rủi ro hơn như Cổ phiếu.
  • Tâm lý thị trường : đây thường được xem là một động thái hỗ trợ từ phía FED, mục tiêu kích thích nền kinh tế, tạo tâm lý tích cực hơn cho NĐT.

VẬY MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CÒN PHỤ THUỘC NHIỀU VÀO CÁC YẾU TỐ KHÁC NHƯ

  • Tăng trưởng kinh tế toàn cầu: kinh tế toàn cầu sẽ được hưởng lợi gián tiếp nhờ vào tăng trưởng xuất khẩu và tiêu dùng. Đồng thời cải thiện lợi nhuận nhờ đồng USD yếu đi, tăng lợi thế cạnh tranh.
  • Đồng USD yếu đi: điều này giúp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Mỹ, đồng thời hỗ trợ các Doanh nghiệp xuất khẩu và các công ty đa quốc gia, tạo lực đẩy cho Thị trường chứng khoán.
  • Lạm phát: FED ngay khi bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất lấy lạm phát là một thước đo quan trọng để quyết định các chính sách sau đó, mức lạm phát mục tiêu đặt ra là 2%. Thực tế, việc hạ lãi suất trong bối cảnh giá năng lượng hay hàng hóa leo thang à dễ dẫn đến lạm phát cao, bào mòn lợi nhuận, áp lực cho Chứng khoán.
  • Tính bền vững của tăng trưởng: một số trường hợp, FED hạ lãi suất vì lo ngại suy thoái kinh tế hay các rủi ro bất ổn khác như địa chính trị, chiến tranh thương mại. Khi đó, dù lãi suất giảm nhưng triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp không mấy sáng sủa, dẫn đến Chứng khoán không tăng như kỳ vọng.
  • Kỳ vọng quá mức từ nhà đầu tư : thực tế Chứng khoán phản ánh kỳ vọng tương lai 3-6 tháng, một sai lầm phổ biến của Nhà đầu tư có thể là kỳ vọng quá lạc quan với các quyết định hạ lãi suất, đẩy định giá thị trường lên quá cao so với giá trị thực tế. Điều này có thể dẫn đến bong bóng tài sản, đến khi tin thành thực thì thị trường dễ điều chỉnh mạnh mẽ.

Việc FED cắt giảm lãi suất thực tế thường tác động tích cực trong ngắn hạn lên Chứng khoán như sau giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008 hay đơn cử đợt dịch Covid-19 vào năm 2020. Tuy nhiên, về lâu dài còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như vĩ mô, tốc độ phục hồi kinh tế, các chính sách hỗ trợ sau đó của Chính phủ hay Ngân hàng Trung ương.

  • Khủng hoảng tài chính 2008 : dù FED hạ lãi suất từ 5.25% vào tháng 9/2007 xuống gần 0% vào tháng 12/2008, chứng khoán Mỹ vẫn lao dốc mạnh do hệ thống tài chính bị tê liệt và niềm tin của nhà đầu tư sụt giảm nghiêm trọng.
  • Cuộc suy thoái COVID-19 năm 2020 : Lãi suất giảm mạnh và các gói kích thích kinh tế lớn từ FED cũng không ngăn được thị trường sụp đổ ngay giai đoạn đầu đại dịch, với chỉ số S&P 500 giảm hơn 30% chỉ trong vài tuần.



"Không có gì mới trên Phố Wall hay trong đầu cơ chứng khoán. Những gì đã xảy ra trong quá khứ sẽ lại xảy ra, hết lần này đến lần khác."

Bản chất thị trường chứng khoán và Tâm lý của con người trong đầu tư luôn lặp lại. Các chu kỳ tăng – giảm, lòng tham, nỗi sợ hãi và sai lầm của Nhà đầu tư luôn lặp lại theo thời gian.

Trong việc phân tích lựa chọn cơ hội đầu tư, các điểm mua – bán, quản trị vốn cũng như rủi ro danh mục là rất quan trọng, bên cạnh quản lý tâm lý và kỉ luật đầu tư. Dù chúng ta Học – Đọc nhiều, nhưng nếu thiếu kỷ luật và dễ dao động tâm lý, không cải thiện sau các lần mua bán sai thì các quyết định đầu tư vẫn mãi dậm chân tại chổ, và thường phải trả giá bằng chính đồng vốn chúng ta tích góp đem lên thị trường.

Hiểu rõ tác động của chu kỳ kinh tế và chu kỳ thị trường, giúp nhà đầu tư nắm bắt các cơ hội, các điểm xoay chiều quan trọng để lên kế hoạch đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư của bản thân.

CÒN VNINDEX HIỆN TẠI THẾ NÀO? Bối cảnh VĨ MÔ TỐT + KINH TẾ BƯỚC ĐẦU QUÁ TRÌNH HỒI PHỤC mà vẫn mãi chưa vượt được vùng cản tâm lý 1.300 điểm sau 4 lần Nỗ lực chinh phục trong năm 2024.

CHỦ ĐỀ NÀY SẼ ĐƯỢC THẢO LUẬN TRONG BÀI VIẾT TIẾP THEO. ẤN “THEO DÕI” KÊNH ĐỂ ĐÓN ĐỌC CÁC CHỦ ĐỀ VÀ PHÂN TÍCH CÁC CƠ HỘI ĐẦU TƯ SẮP TỚI NHÉ

11 Likes

vĩ mô tốt, mà thị trường toàn làm yếu tim

3 Likes

là đoạn này cứ mua thoải mái nhỉ

3 Likes

hạ đâu chưa thấy, đoạn này cứ ở ngoài là tốt nhất

3 Likes

hy vọng sắp tới thị trường tăng để được về bờ

3 Likes

Bất chấp các dấu hiệu cảnh báo suy thoái như khảo sát về chỉ số sản xuất, thị trường việc làm suy yếu và tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng tăng, hầu hết dữ liệu bao gồm xây dựng, tín dụng và doanh số bán lẻ - đều cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chuyển sang xu hướng tăng chậm hơn nhưng ổn định.

4 Likes

VIỆC CẮT GIẢM LÃI SUẤT CỦA CÁC NHTW LỚN DỰ KIẾN SẼ MẠNH HƠN TRONG CÁC THÁNG TỚI

Mặc dù lạm phát ở Anh và khu vực EU nhích tăng nhẹ trong tháng 7.2024, tuy nhiên, thị trường vẫn đang kỳ vọng các NHTW này sẽ tiếp nối FED thực hiện cắt giảm lãi suất thêm 2 lần trong các tháng còn lại của năm 2024.

Tại Châu Á, NHTW Hàn Quốc dự kiến cắt giảm lãi suất trong tháng 10 -11.2024. Mặc dù thời điểm cắt giảm lãi suất của Trung Quốc là không chắc chăn, tuy nhiên, các nhà phân tích kỳ vọng PBoC sẽ cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 1 năm thêm 15 điểm cơ bản. Riêng NHTW được kỳ vọng nhà điều hành sẽ nâng lãi suất thêm một lần nữa vào cuối năm nay.

4 Likes
4 Likes
4 Likes
  • Điều gì sẽ xảy ra với cổ phiếu trong dài hạn sau khi lãi suất bắt đầu giảm?

Câu trả lời cho câu hỏi này phụ thuộc vào 1 biến số chính: nền kinh tế Hoa Kỳ có rơi vào suy thoái không?

Theo truyền thống, lợi nhuận của S&P 500 thay đổi ĐÁNG KỂ nếu suy thoái xảy ra. Theo lịch sử, S&P 500 sẽ tăng +15% trong vòng một năm kể từ lần cắt giảm lãi suất đầu tiên nếu không có suy thoái kinh tế. Nếu xảy ra suy thoái, chỉ số S&P 500 sẽ mất trung bình -15% trong năm đầu tiên.

Fed cần một “cuộc hạ cánh nhẹ nhàng” để tránh sự suy thoái lớn của thị trường.

  • Vậy câu hỏi thực sự là liệu Hoa Kỳ có rơi vào suy thoái hay không?

Mặc dù còn gây tranh cãi, nhưng hợp đồng tương lai lãi suất hiện đang định giá 8 lần cắt giảm lãi suất của Fed trong 12 tháng tới, nhiều nhất kể từ năm 2008.

Kể từ năm 1960, mỗi lần thị trường kỳ vọng lãi suất sẽ giảm 200 điểm cơ bản, suy thoái kinh tế sẽ xảy ra trong vòng vài tháng.

Trong khi đó, thị trường dự đoán hiện chỉ thấy 8% khả năng xảy ra suy thoái vào năm 2024.


1 Likes

Dùng chatGPT hả bạn

mình thấy lãi suất giảm thì nhóm hưởng lợi đầu tiên ngân hàng, chứng khoán, bđs, đánh ngắn ưu tiên. Còn về dài hạn hạ lãi suất, giảm chi phí vốn, tích cực cả thôi

1 Likes

mình thấy nghĩ đơn giản như bác Nghĩa được rồi, cũng cảm ơn bài note của chủ bài nhé

Đây là điều thị trường toàn cầu chờ đợi suốt hơn 2 năm qua, tất nhiên sẽ tích cực

đồng ý