1. Lợi nhuận tăng mạnh nhờ cây chuối.
Trong Q1/2025, lợi nhuận của HAG đạt 340 tỷ, tăng 59% so với cùng kỳ, điều này là nhờ doanh thu tăng 11% và chi phí tài chính giảm 70 tỷ.
Động lực tăng trưởng chính của HAG đến từ mảng trái cây (Chủ yếu là chuối) với doanh thu đạt 1.000 tỷ, chiếm hơn 70% trong cơ cấu doanh thu. Còn mảng bán heo, một trong những mảng trụ cột trong các năm trước đó của HAG chỉ ghi nhận doanh thu đạt 75 tỷ, giảm mạnh so với cùng kỳ, điều này là do bắt đầu tư 2024 HAG đã dừng kế hoạch phát triển mảng chăn nuôi heo.
Biên lãi gộp mảng trái cây của HAG ở mức rất cao lên đến 56%, lớn hơn nhiều so với mảng chăn nuôi heo, do đó việc bầu Đức chuyển trọng tâm kinh doanh chỉ tập trung vào mảng trái cây quyết định rất đúng đắn.
Trong Q1/2025, HAG tiếp tục chi thêm 106 tỷ để phát triển vườn cây ăn quả (Chủ yếu là chuối và sâu riêng).
2. Sắp hết lỗ lũy kế và được cấp margin trở lại.
Do lỗ lũy kế nên hiện tại HAG vẫn nằm trong danh sách bị cảnh báo của ủy ban chứng khoán nhà nước. Tại cuối 2020, HAG lỗ lũy kế 6.301 tỷ, nhưng đến Q1/2025 thì mức lỗ lũy kế giảm xuống chỉ còn 82 tỷ. Với mức lợi nhuận ổn định giao động trong khoảng 200 tỷ – 350 tỷ mỗi quý thì HAG sẽ hết lỗ lũy kế trong Q2/2025, điều này giúp cho cổ phiếu được các công ty chứng khoán cấp margin trở lại. Đây là cũng là yếu tố giúp cho HAG trở nên hấp dẫn hơn trong mắt của các nhà đầu tư.
3. Không bị ảnh hưởng bởi thuế quan của Trump.
Sau khi Việt Nam bị Mỹ áp mức thuế lên đến 46% thì thị trường chứng khoán đã có diễn biến tiêu cực, nhiều cổ phiếu giảm mạnh từ 20% – 40%. Ngày sau đó, vào ngày 08/04/2025, HAG đã gửi thư trấn an đến các cổ đông và nhấn mạnh rằng doanh nghiệp không chịu tác động bởi chính sách thuế quan của Donald Trump, bởi thị trường xuất khẩu của HAG chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và hoàn toàn không xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ.