Luân chuyển khách quốc tế tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng ngành hàng không ở 3Q24 nhưng không mạnh mẽ như trước
- Trong 3Q24, doanh thu của ngành hàng không (tổng hợp từ HVN và VJC chiếm 70-80% tổng số ghế bay toàn ngành) tăng 9% n/n nhờ luân chuyển khách cả ngành tăng (+7% n/n), nhưng số lượng hành khách giảm (-4% n/n). Luân chuyển khách quốc tế là động lực tăng trưởng chính cho cả ngành, cụ thể lượng khách quốc tế đạt 3.86 triệu (+17% n/n) nhưng tốc độ tăng trưởng chậm đi do thời tiết xấu cũng như giá vé máy bay cao. Phân tích cụ thể hơn cho thấy số lượng khách Trung Quốc vẫn chưa phục hồi so với trước dịch dù là mùa cao điểm trong khi số lượng khách từ các nước khác vẫn duy trì đà tăng trưởng so với 2019.
HVN – Quy mô giảm, lợi nhuận tăng
- Trong 3Q24, HVN ghi nhận doanh thu và LNST lần lượt 26.6 nghìn tỷ đồng (+13% n/n) và 862 tỷ đồng (3Q23 lỗ sau thuế 2.2 nghìn tỷ đồng). Nhờ việc CAAV tăng lịch bay, HVN vận chuyển 5.7 triệu lượt khách (-12% n/n) dù số lượng tàu bay khai thác giảm 14% n/n. Giá vé cao khiến người tiêu dùng thay đổi kế hoạch du lịch hè cho thấy nhu cầu di chuyển còn yếu khiến biên lợi nhuận trong 3Q24 dù cải thiện so với 2023 nhưng giảm so với 1Q24. Biên LNG tăng vọt lên 10.3% (+5.1% n/n) và biên LNHĐ mở rộng lên 4.7% (+7.2đpt n/n). Nhờ lãi từ tỷ giá và chi phí tài chính thấp hơn, biên LNR của HVN tăng vọt lên 3.2% (+12.6đpt n/n).
VJC – Tăng trưởng từ bán tàu bay và hoàn nhập dự phòng
- Trong 3Q24, doanh thu thuần của VJC tăng lên 18.2 nghìn tỷ đồng (+28% n/n) và LNST tăng mạnh đạt 571 tỷ đồng (gấp 10 lần so với 3Q23), nhưng hoạt động bán tàu bay mới là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong 3Q24. Doanh thu mảng quốc tế và thuê chuyến của VJC trong 3Q24 không tốt (-17.4% n/n) do cạnh tranh gia tăng từ các hãng hàng không khác trong khu vực Đông Nam Á (ĐNA). Biên LNG mảng vận chuyển của VJC tăng vọt lên 10.2% (+3.4đpt n/n), nếu loại trừ 295 tỷ đồng hoàn nhập dự phòng, biên LNHĐ chỉ tăng nhẹ lên 3.6% (+0.5đpt n/n). Ngoài ra, chi phí tài chính tăng gấp đôi trong 3Q24 và biên LNR tăng đạt 3.1% (+2.8đpt n/n). Với việc cạnh tranh gia tăng, hoạt động bán tàu bay sẽ là động lực chính cho tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của VJC trong 4Q24F khi các tàu bay sắp được giao vào cuối năm.
Cạnh tranh khốc liệt trên thị trường mùa đông
- Dữ liệu từ OAG cho thấy số ghế quốc tế ở khu vực ĐNA tăng mạnh trong 3Q24 và 4Q24F, điều này cho thấy cạnh tranh đang gia tăng ở mảng quốc tế khi khách du lịch từ các quốc gia có mùa đông lạnh đang hướng đến Đông Nam Á để tận hưởng thời tiết ấm áp hơn. KQKD 3Q24 của HVN và VJC cho thấy biên lợi nhuận yếu đi so với đầu năm dù đây là mùa cao điểm trong năm và 4Q24F được dự báo sẽ khó khăn hơn đối với cả hai. Trong tháng 10/2024, VJC đã nhận 2 tàu bay A321neo, việc này giúp tổng ghế cung ứng tại Việt Nam vượt qua cùng kỳ năm 2023 và giá vé giảm đi. Việc tỷ giá USDVND tăng mạnh gần đây có thể làm giảm lợi nhuận của HVN và VJC trong 4Q24F vì nhiều chi phí phải trả bằng USD.
Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Điện thoại ở Avatar