NGÀNH HÀNG KHÔNG KHÓ PHỤC HỒI TRONG NĂM 2024
Trong hai năm vừa qua ngành hàng không phục hồi đáng kể từ mức thua lỗ kỷ lục thời kỳ đại dịch. Dù vậy, trước nhiều nhân tố khó đoán định, nhiều ý kiến cho rằng trong năm 2024, ngành hàng không Việt vẫn chưa thể cán đích phục hồi…
*THỊ TRƯỜNG PHỤC HỒI YẾU HƠN KỲ VỌNG
Nhìn lại chặng đường đã qua, lãnh đạo ACV cho rằng thị trường vận tải hàng không quốc tế tuy phục hồi nhưng không đạt kỳ vọng. Thị trường nội địa bắt đầu có dấu hiệu chững lại từ sau tháng 4-5/2023 và bắt đầu giảm mạnh kể từ tháng 9-10/2023, chỉ đạt khoảng 70-80% so với các tháng trước.
Do thị trường hàng không phục hồi không như kỳ vọng, các hãng bay còn “gồng” gánh thêm chi phí tăng cao do biến động các yếu tố đầu vào khác như giá nhiên liệu, tỷ giá. Giá nhiên liệu bay bình quân cả năm khoảng 105 USD/thùng.
Bên cạnh đó, một yếu tố bất lợi khác cho các hãng hàng không là diễn biến yếu tố tỷ giá của các đồng ngoại tệ. Trong khi đó, ở chiều hướng ngược lại, các đồng bản tệ chính, chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động thu bán của các hãng hàng không Việt Nam như JPY, KRW lại mất giá mạnh.
Với thị trường nội địa, kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn dẫn đến sự suy yếu nhu cầu đi lại. “Mặc dù quý 1/2023 có sự phục hồi rất tốt và tăng trưởng mạnh tới 18% so với năm 2019, tuy nhiên thị trường chững lại ngay ở trong cao điểm hè và yếu dần trong các tháng thấp điểm, buộc các hãng phải có những điều chỉnh tải cung ứng để phù hợp hơn với nhu cầu thị trường, đảm bảo cân đối hiệu quả sản xuất kinh doanh", lãnh đạo Vietnam Airlines đánh giá.
Theo dự báo mới đây của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA), vào năm 2024, khoảng 4,7 tỷ người dự kiến sẽ đi lại bằng đường hàng không, vượt con số 4,5 tỷ được ghi nhận vào năm 2019. Nhờ đó, các hãng hàng không sẽ đạt 25,7 tỷ USD lợi nhuận nhờ doanh thu kỷ lục 964 tỷ USD.
Tuy nhiên, khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến cần thêm thời gian để phục hồi. Trong đó, đặc biệt khu vực Đông Bắc Á được nhận định khó có thể phục hồi hoàn toàn trong 2024 do tình hình kinh tế chưa khởi sắc, đồng tiền nhiều quốc gia mất giá.
**NÂNG CẤP HẠ TẦNG VẪN VƯỚNG MẮC
Bên cạnh bối cảnh kinh doanh có nhiều điểm không thuận lợi, nhiều hãng hàng không còn cho rằng tình trạng quá tải hạ tầng vẫn tái diễn, đặc biệt tại hai sân bay cửa ngõ gây nhiều thiệt hại. Sân bay Tân Sơn Nhất hiện có công suất 28 triệu hành khách/năm song năm 2023, tổng sản lượng hành khách qua cảng hơn 40,7 triệu, vượt công suất thiết kế 150%.
Trong năm 2023, lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết Tổng công ty chịu thiệt hại gần 500 tỷ đồng vì tắc nghẽn sân bay. Làm tăng chi phí nhiên liệu và ảnh hưởng dây chuyền tới các chuyến bay khác.
- VJC - Vươn lên từ đáy sâu
1 .Kết quả kinh doanh
Trong Q3/23, lượng khách Quốc tế vào Việt Nam tăng 85,5% svck
Vietjet công bố doanh thu thuần quý 3/2023 tăng 22,7% so với cùng kỳ (11.600 tỷ), lợi nhuận trước thuế tăng gần 5 lần so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế tăng 30,3%.
VJC, trong quý 3/2023, đã khai thác an toàn 36 nghìn chuyến bay và vận chuyển hơn 6,8 triệu lượt hành khách, lần lượt tăng 2% và 5% so với cùng kỳ. Số lượng khách quốc tế đạt 2,3 triệu lượt khách, tăng 10% so với Quý 3/2019 và 127% so với Quý 3/2022.
Mảng vận chuyển hàng hóa ghi nhận những kết quả kinh doanh ấn tượng với 20,3 nghìn tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 76% so với quý 3/2022.
Chi phí bán hàng tăng mạnh do Vietjet tiếp tục mở rộng và tăng cường quảng cáo các đường bay mới như Đài Bắc, Hong Kong, Busan, Adelaide, Perth v.v
Lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam có sự cải thiện mạnh mẽ qua từng quý, trong Q3/23 tăng 32% so với quý trước.
Kỳ vọng số lượng hành khách của Trung Quốc sẽ phục hồi mạnh mẽ nhất có thể vào cuối năm 2024, và phục hồi hoàn toàn vào cuối năm 2025. Trung Quốc sẽ là động lực tăng trưởng chính giúp Việt Nam phục hồi giao thông quốc tế, từ đó thúc đẩy tăng trưởng cho các hãng hàng không.
2 . Rủi ro về giá nhiên liệu
Giai đoạn 2018-22, chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 38% - 45% giá vốn hàng bán của VJC (chưa bao gồm giá vốn giao dịch tàu bay). Trong năm 2022, giá nhiên liệu bay Jet A1 đạt mức cao nhất kể từ năm 2015, gây tác động tiêu cực lên biên LN gộp của các hãng hàng không. Tuy nhiên tính đến cuối tháng 10/2023, giá nhiên liệu Jet A1 đã giảm 12% so với đầu năm xuống còn 111,4 USD/thùng.
Nhìn chung, giá nhiên liệu máy bay trung bình trong 10 tháng đầu năm 2023 đã giảm 14% svck. Chúng tôi cho rằng giá nhiên liệu khó có thể đạt mức như năm 2022 nhưng vẫn sẽ duy trì ở mức cao vào năm 2024, trung bình khoảng 110 USD/thùng (+4% svck).
Nguyên nhân do nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến tiếp tục tăng trong khi đó, nguồn cung dầu bị thắt chặt chủ yếu do
-
OPEC+ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng
-
Căng thẳng địa chính trị toàn cầu
-
Nhu cầu mua dầu để lấp đầy kho Dự trữ dầu khí chiến lược của Mỹ.
- ACV - Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam
1. Kết quả kinh doanh
Tại hội nghị tổng kết diễn ra ngày 03/01/2024, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) hé lộ kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh và vượt kế hoạch đề ra trong năm 2023.
Tổng doanh thu ước đạt hơn 20,000 tỷ đồng, vượt 3% kế hoạch năm và tăng 26% so với năm 2022. Lợi nhuận trước thuế đạt 8,646 tỷ đồng, vượt 2% kế hoạch năm và tăng 14% so với năm 2022.
2 . Hoạt động dự án trong tương lai:
Về hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hàng không, ACV được chọn làm chủ đầu tư của nhiều dự án, công trình trọng điểm, phát triển kết cấu hạ tầng hàng không. Tổng mức đầu tư các dự án đang triển khai là 133,264 tỷ đồng.
Về Dự án thành phần 3 các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, đến thời điểm hiện tại, tiến độ thực hiện các hạng mục của Dự án bám sát kế hoạch, đáp ứng theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.
Về Dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, ACV đã khởi công gói thầu số 12 “Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà ga hành khách T3” với giá trị hợp đồng 9,034 tỷ đồng vào ngày 31/08/2023.
Dự án xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên hoàn thành đưa vào khai thác trong đầu tháng 12/2023, vượt tiến độ 1 tháng so với kế hoạch.
Để hóa giải tình trạng quá tải hạ tầng tại hai sân bay lớn, ACV đang đầu tư hai dự án nâng cấp công suất các nhà ga hành khách, dự kiến hoàn thành trong năm 2024.
Nổi bật là dự án thành phần 3 Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sau nhiều nỗ lực đều khởi công những gói thầu quan trọng vào cuối tháng 8/2023 với tổng giá trị hợp đồng hơn 52.000 tỷ đồng và tiến độ đang bám sát kế hoạch.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo ACV, hiện còn nhiều vướng mắc liên quan đến đầu tư xây dựng công trình cảng hàng không sân bay trên đất do đơn vị quân sự quản lý. Việc đầu tư xây dựng công trình để nâng cấp, mở rộng cảng hàng không sân bay, ngoài việc tuân thủ quy hoạch cảng hàng không sân bay, còn phải thực hiện thủ tục chuyển đổi đất quốc phòng sang đất hàng không dân dụng, phụ thuộc vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Những vướng mắc này gây tốn nhiều thời gian, lãng phí về cơ hội kinh doanh khai thác, làm tăng tổng mức đầu tư, tạo áp lực lớn đối với nhu cầu phát triển của thị trường hàng không, đặc biệt khi giải quyết tình trạng tắc nghẽn của cảng hàng không sân bay…
VỀ PTKT, NHỮNG THÔNG TIN VỀ NGÀNH HÀNG KHÔNG NÓI CHUNG VÀ NHỮNG CỔ PHIẾU VỀ NGÀNH NÀY NÓI RIÊNG EM SẼ UPDATE HẰNG NGÀY.
Thân mời quý anh/chị nhà đầu tư có hứng thú về ngành HÀNG KHÔNG, bình luận cùng em
Cần tư vấn liên hệ qua Sđt/Za-lo: 039. 567. 1845 (Thuý Vy)