***** Hanoi. Merry Christmas And Happy New Year!*****

Cổ phiếu ngân hàng bất ngờ tăng mạnh, VnIndex đảo chiều tăng ngoạn mục 18 điểm

Thứ 4, 12/01/2022, 14:59

Thanh khoản 2 sàn tăng vọt. Kết thúc phiên giao dịch hôm nay, HoSE đạt giá trị giao dịch 35,7 nghìn tỷ đồng; HNX đạt 4,7 nghìn tỷ đồng.

Cổ phiếu ngân hàng bất ngờ tăng mạnh, VnIndex đảo chiều tăng ngoạn mục 18 điểm

Thị trường chứng khoán luôn ẩn chứa rất nhiều điều bất ngờ và điều bất ngờ của hôm nay là hàng loạt cổ phiếu ngân hàng bất ngờ tím lịm. Trong khi cổ phiếu bất động sản trắng bên mua thì cổ phiếu ngân hàng lại bất ngờ quay lại chống đỡ danh mục cho nhiều nhà đầu tư.

Chốt phiên giao dịch, BID, TPB, STB đồng loạt tím lịm. HDB, SHB, MSB, VIB, SSB tăng trên 5%. Hàng loạt cổ phiếu ngân hàng khác cũng bứt phá tăng rất mạnh.

Sự đảo chiều ngoạn mục của nhóm cổ phiếu ngân hàng đã giúp thị trường chứng khoán quay đầu tăng mạnh trở lại. Từ ngưỡng -21 điểm mức thấp nhất phiên sáng, VnIndex đã hồi phục ngoạn mục lên tăng 18 điểm và đóng cửa ở mức 1.510 điểm. VN30-Index tăng mạnh hơn, đạt 30 điểm về 1.530 điểm. HNX-Index chốt phiên vẫn giảm gần 8 điểm.

Nhóm cổ phiếu bất động sản vẫn trong cảnh trắng bên mua. Hàng loạt cổ phiếu chốt phiên trong sắc xám với dư bán sàn lượng lớn như FLC, ROS, HQC, LDG, CII, DIG, DLG, NBB…

============

Khoảng 13h50’, nhóm cổ phiếu ngân hàng bất ngờ đồng loạt nẩy tăng mạnh. VN30 với nhiều cổ phiếu ngân hàng trong rổ đã bật tăng 10 điểm trong bối cảnh cổ phiếu bất động sản vẫn nằm sàn la liệt, nhiều cổ phiếu trắng bên mua.

Nhờ cổ phiếu ngân hàng bật tăng, Vn30-Index tăng vọt 10 điểm và VnIndex chỉ còn giảm rất nhẹ. HNX-Index hiện vẫn đang giảm 11 điểm.

=========

Kết thúc phiên giao dịch buổi sáng ngày 12/1, VnIndex giảm hơn 16 điểm về 1.475 điểm; HNX-Index giảm 13 điểm tương ứng giảm sâu 2,8% về 468 điểm. Thị trường chứng khoán rơi vào trạng thái đỏ lửa khi sàn HoSE có đến 389 mã giảm nhưng chỉ có 77 mã tăng; HNX có 184 mã giảm và chỉ có 47 mã tăng.

Thanh khoản 2 sàn tăng vọt. Riêng sáng nay, HoSE đã đạt giao dịch ở mức thuộc vào kỷ lục với 23.800 tỷ; HNX đạt 3,3 nghìn tỷ đồng.

Hàng loạt mã cổ phiếu nhóm bất động sản giảm sâu sáng nay. Nhiều cổ phiếu trắng bên mua

==========

Gần cuối phiên sáng, nỗ lực giữ thị trường cân bằng bắt đầu bị phá vỡ. Trạng thái cân bằng đã bị phá vỡ khi mà nhóm cổ phiếu bất động sản càng lúc càng giảm sâu hơn nữa với trạng thái trắng bên mua. Việc trắng bên mua này đồng thời cũng gây tác động tâm lý dây chuyền lên các cổ phiếu khác khiến nhà đầu tư e ngại, giảm vị thế mua ở nhiều mã dù không có thông tin gì đáng kể cho thị trường chung.

Quản trị tâm lý đầu tư trong giai đoạn này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nếu nháo nhào mua đuổi, nháo nhào bán tháo rồi lại mua đuổi sẽ khiến nhà đầu tư liên tục rơi vào trạng thái không đủ thời gian tĩnh để nhìn nhận lại xu hướng thị trường. Hiện tại, thị trường chứng khoán đang rơi vào trạng thái “chim sợ cành cong” dù thực tế không có thông tin gì đáng ngại đến mức bán nháo nhào như hiện tại.

Tại thời điểm 11h15’, VnIndex mất 21 điểm. HNX-Index mất 14 điểm.

=================

Thị trường chứng khoán liên tục xoay vần như tàu lượn cao tốc. Vừa tăng điểm, VnIndex đã quay đầu giảm sâu 9 điểm. Nhiều nhà đầu tư hiện tại chưa biết nên hành động ra sao khi mà mua/bán bây giờ đều có thể sai lầm. Trong nhóm VN30, VRE quay đầu giảm hơn 2% cũng đang tác động khá lớn đến chỉ số.

HNX-Index hiện giảm rất sâu 6 điểm. HNX-30 giảm 6 điểm tương ứng 0,7% khi mà nhóm HNX30 có tỷ trọng cổ phiếu bất động sản khá lớn và nhóm này đang điều chỉnh.

=============

Phiên giao dịch hôm nay, thị trường chứng khoán chứng kiến 2 sắc thái hoàn toàn đối lập. Cổ phiếu bất động sản nằm sàn với dư bán sàn hàng loạt. Cổ phiếu dầu khí-ngược lại-lại bứt phá tăng mạnh mẽ khi hợp đồng tương lai giá dầu trên thị trường quốc tế hôm qua bứt phá tăng mạnh mẽ hơn 4%.

Cổ phiếu bất động sản-tâm điểm của sự chú ý toàn thị trường hiện tại-có rất nhiều mã đang giảm sàn với dư bán sàn la liệt. ROS hiện dư bán sàn hơn 53 triệu cổ phiếu; FLC dư bán sàn 24 triệu cổ phiếu; CII gần 18 triệu cổ phiếu; QCG dư bán sàn 730 nghìn cổ phiếu; NBB dư bán sàn 440 nghìn cổ phiếu…

Nhóm cổ phiếu ngân hàng hôm nay hồi phục mạnh mẽ và giúp chống đỡ thị trường chứng khoán khỏi cảnh giảm sâu. TIN quay đầu tăng 9%; STB, BID, OCB; EIB tăng trên 2%…

Nhóm cổ phiếu dầu khí được hậu thuẫn bởi giá dầu quốc tế tăng mạnh đã bứt phá tốt hôm nay. PVC tăng hơn 7%; PVD tăng trần 7%; OIL, PSH, BSR, PLX…đều tăng mạnh mẽ hôm nay.

Tại thời điểm 10h, VnIndex tăng 4 điểm; HNX-Index giảm 1 điểm. Thị trường chứng khoán đang trong cảnh kiểm định tâm lý nhà đầu tư khi bên bán, bên mua đều rất quyết liệt. Giao dịch sàn HoSE chỉ mới 1 giờ giao dịch đã đạt giá trị gần 8,5 nghìn tỷ đồng.

Phương Chi

4 Likes

Cú “bom hàng thế kỷ” và huỷ lô 75 triệu cổ phiếu của hai “tay to” là đòn dập lửa cho con sóng bất động sản

Thứ 4, 12/01/2022, 14:010

Ông Tuấn kết luận: “Nhất tiễn song điêu và lập lại trật tự là điều tốt hơn là xấu sau vụ " bom hàng thế kỷ này”, dĩ nhiên sẽ có những hệ luỵ là gáo nước lạnh cho những câu chuyện ăn theo mà thôi chứ nếu là vàng thật thì sẽ không sợ lửa!"

Góc nhìn chuyên gia: Cú

Giới tài chính đến vẫn chưa thể hết sốc khi những tin “bom tấn” cùng được tung ra cùng lúc đó là sự việc Tân Hoàng Minh xin tự huỷ đấu giá bỏ cọc 600 tỷ đồng và Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) huỷ lô 74,8 triệu cổ phiếu “bán chui” của ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC. Đây có thể coi là những sự kiện vô tiền khoáng hậu trong ngành tài chính.

Chia sẻ về hai sự việc này, ông Huỳnh Minh Tuấn - Giám đốc Môi giới Hội sở Công ty Chứng khoán Mirae Asset, nhà sáng lập Sáng lập Công ty tư vấn quản lý tài sản FIDT cho rằng hậu công bố đấu giá, hàng loạt áp lực khoá van tiền tài trợ từ cấp cao đã cho thấy rất khó để Tân Hoàng Minh có thể xoay được dòng tiền hơn 1 tỷ USD cho lô đất kim cương này vì vậy câu chuyện bỏ cọc là điều không quá bất ngờ.

Vị chuyên gia nhấn mạnh, hệ quả sau vụ này là tốt hơn là xấu vì nếu như năng lực tài chính Tân Hoàng Minh không đủ thì đây sẽ là chiêu lấy “mỡ nó rán nó” và tiếp tục bơm lớn quả bom nợ của Tân Hoàng Minh và các sân sau và tiềm ẩn những hệ lụy khôn lường, ngoài ra đâu đó cũng là một đòn “dập lửa” cho cơn sóng hiệu ứng bất động sản gia tăng sau cuộc đấu giá 2,4 tỷ đồng/m2 đã bơm “doping” cho cơn điên của thị trường.

Ông Tuấn kết luận: “Nhất tiễn song điêu và lập lại trật tự là điều tốt hơn là xấu sau vụ “bom hàng thế kỷ” này, dĩ nhiên sẽ có những hệ lụy là gáo nước lạnh cho những câu chuyện ăn theo mà thôi chứ nếu là vàng thật thì sẽ không sợ lửa!”.

Về việc huỷ lô giao dịch “bán chui” cổ phiếu của ông Trịnh Văn Quyết, ông Tuấn cho rằng câu câu chuyện ở đây không mới và nó tái diễn nhiều năm rồi, cũng là một trong những lực cản định tính nhất về quá trình nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam vì hình tượng con voi chui lọt lỗ kim!

Việc huỷ giao dịch và hoàn trả tiền cho khoảng hơn 20.000 nhà đầu tư đối ứng với hơn 74,8 triệu cổ phiếu của ông Quyết là vô tiền khoán hậu và không công bằng vì những hệ quả lan toả và cộng hưởng của nó!

“Không khó để hình dung sau quyết định này thì sự ảnh hưởng về mặt kỳ vọng xấu cho cổ phiếu FLC chắc chắn diễn ra và tiếp diễn trong các phiên tiếp theo. Phiên giao dịch này lên tới hơn 135 triệu cổ phiếu được sang tay thì còn gần 60 triệu cổ còn lại và thiệt hại nếu có sẽ xử lý như thế nào? Vì vậy huỷ giao dịch đối ứng này là một giải pháp chưa hợp lý nhất là trong bối cảnh mà lớp nhà đầu tư F0 gia tăng rất tốt và tạo ra tiền đề phát triển mạnh mẽ cho thị trường chứng khoán nhờ sự thay đổi về cả lượng lẫn chất! Sự nghiêm minh về luật pháp đi kèm với quản trị minh bạch mới là cái nhà đầu tư cần chứ không phải là một giải pháp tình huống”, ông Tuấn nhận định.

Về mặt ảnh hưởng tới thị trường tài chính và chứng khoán của 2 thông tin này, ông Tuấn đánh giá sự kiện Tân Hoàng Minh bỏ cọc sẽ ảnh hưởng tới dòng bất động sản trong ngắn hạn nhưng cũng chỉ tầm 1-2 phiên vì câu chuyện cục bộ tại Thủ Thiêm và nhìn xa hơn thì nó tạo ra sự lành mạnh cho hệ thống ngân hàng đi kèm giảm nhiệt sức nóng của bất động sản, điều này trực tiếp và gián tiếp giúp cho quá trình đầu tư công hay hạ tầng của Chỉnh phủ thêm thuận lợi vì không đội giá làm chậm trễ đền bù dẫn tới chậm trễ tiến độ và gia tăng chi phí đầu vào của dự án!

Việc huỷ lô giao dịch của ông Trịnh Văn Quyết thì ông Tuấn cho rằng sẽ ảnh hưởng tới nhóm đầu cơ là chắn chắn nhưng đây chỉ là ngọn của vấn đề. Trong 2 năm gần đây nhóm nhà đầu tư F0 rất nhiều với những bài học còn chưa ráo mực thì việc xử lý như trên là chưa hợp lý và tạo tiền đề không tốt cho thị trường chứng khoán!

“Thật ra cái hay nhất của thị trường chứng khoán là sự “mau quên” của nhà đầu tư vì vậy cũng sẽ đâu vào đó khi nhiệt dư luận giảm đi nhưng cần nhìn vào những giải pháp căn cơ hơn là tình thế”, ông Tuấn nhận định.

Ông Huỳnh Minh Tuấn cho rằng sự kiện Tân Hoàng Minh bỏ cọc sẽ ảnh hưởng tới dòng bất động sản trong ngắn hạn nhưng cũng chỉ tầm 1-2 phiên

Ông Lynch Phan, Founder Công ty Tư vấn và đầu tư Take Profit Việt Nam cho rằng sự kiện Tân Hoàng Minh xin huỷ đấu giá, ông Trịnh Văn Quyết bị huỷ lô 74,8 triệu cổ phiếu bán “chui” là hồi chuông cảnh báo cho cơn sốt bất động sản, cổ phiếu bất động sản thời gian vừa qua bởi đây là hai “tay to” trong lĩnh vực bất động sản. Nhà đầu tư phải cẩn trọng bởi nhóm cổ phiếu bất động sản thời gian qua đã có đà tăng nóng.

Vị CEO này phân tích, Tân Hoàng Minh huỷ đấu giá bỏ cọc 600 tỷ đồng là sự kiện rúng động giới tài chính, bất động sản bởi số tiền 600 tỷ đồng không phải nhỏ. Trước đó, Tân Hoàng Minh trả giá 2,4 tỷ đồng/m2 cho lô đất ở Thủ Thiêm sau đó tạo nên cơn sốt đất lớn trên cả nước, đặc biệt ở đất xung quanh khu Thủ Thiêm (TP HCM).

“Ngay cả các cán bộ cấp cao của Nhà nước cũng thấy sự bất thường khi giá đất được đẩy lên như vậy. Cơn sốt đất trên cả nước đã được đẩy lên cao trào, tạo nên cơn điên của thị trường trong thời gian qua, 600 tỷ mà đùng cái bỏ cọc”, ông Lynch Phan cho rằng các cổ phiếu đầu cơ đặc biệt nhóm cổ phiếu bất động sản theo phương pháp “đếm cua” cùng với dòng tiền mạnh mẽ tham gia thị trường sẽ chịu ảnh hưởng.

Thời gian qua có rất nhiều cổ phiếu bất động sản được nhà đầu tư định giá theo phương pháp “đếm cua”. Với dòng tiền đầu cơ cực lớn của nhà đầu tư mới, chỉ cần có một người đứng ra hô hào, các mã cổ phiếu sẽ tăng lên vài trăm ngàn/cổ phiếu. Việc “đếm cua” quỹ đất có thể đúng trong dài hạn 5-10 năm nhưng trong ngắn hạn khi cổ phiếu đã tăng quá nóng mà lợi nhuận doanh nghiệp không thể theo kịp trong ngắn hạn có thể sẽ tác động sâu đến giá cổ phiếu. Những cổ phiếu như DIG có quỹ đất lớn bao nhiêu năm nay nhưng sao đến giờ này nó mới tăng bằng lần…

“Tất cả do dòng tiền đầu cơ, do cơn sốt đất, cơn sốt cổ phiếu bất động sản cùng làn sóng gia nhập của các nhà đầu tư F0 gia nhập thị trường đã tạo ra con sóng rất điên đó. Nếu định giá theo phương pháp đếm cua như nhiều nhà đầu tư hiện nay đang làm thì với quỹ đất 16 triệu ha thì VHM sẽ có giá 3-4 triệu đơn vị/cổ phiếu sau khi trừ đi nợ”, ông Lynch Phan nói.

Ông Lynch Phan, Founder Công ty tư vấn và đầu tư Take Profit Việt Nam

Về vụ huỷ lô giao dịch 74,8 triệu cổ phiếu của ông Trịnh Văn Quyết, vị CEO này nhấn mạnh đây là việc chưa có tiền lệ trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam. Chỉ cần 2 phiên giao dịch đã chiếm tới 40% lượng cổ phiếu lưu hành thì đó là vô tiền khoáng hậu. Việc ông Trịnh Văn Quyết bán “chui” cổ phiếu cũng không phải lần đầu.

“Nhà đầu tư thường hỏi tôi về cổ phiếu FLC nhưng thực sự vì trải qua nhiều thăng trầm của thị trường tôi rất ít khi trả lời những câu hỏi ấy. Tập đoàn Tân Hoàng Minh cũng là một tập đoàn lớn, nhưng cũng có lùm xùm. Thị trường tài chính là nơi mọi bài học đều phải trả giá bằng tiền. Mong rằng nhà đầu tư hãy phân biệt rõ chứ đừng đầu cơ mà nghĩ mà mình đang đầu tư”, ông Lynch Phan chia sẻ.

Bạch Huệ

4 Likes

Vẫn kiên trì múc thêm DTD, CTR hôm nay theo HHT nhé :slight_smile:

4 Likes

Tâm lý đám đông trên ttck thú vị thật. Mình nghĩ đánh chứng là một cách để luyện cho tâm của mình vững vàng hơn, tĩnh lặng hơn giữa biển đời giông bão :slight_smile:

4 Likes

Hơn 20 triệu cổ phiếu CII bị “nhốt sàn” sau vụ bỏ cọc lô đất đấu giá ở Thủ Thiêm

Thứ 4, 12/01/2022, 10:56

Lượng cổ phiếu dư bán sàn của CII trong phiên sáng nay lên đến hơn 20 triệu đơn vị, trong khi đó khớp lệnh chỉ vỏn vẹn hơn 900.000 cổ phiếu.

Hơn 20 triệu cổ phiếu CII bị

Thời gian qua, vụ đấu giá rúng động tại Thủ Thiêm đã liên tục phả hơi nóng vào cổ phiếu bất động sản, đặc biệt là cổ phiếu của các doanh nghiệp đang có đất vàng tại khu Thủ Thiêm (TP HCM). Trước kỳ vọng lớn của giới đầu tư, hàng loạt cổ phiếu đều bật tăng bằng lần chỉ sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, tình thế đã hoàn toàn đảo ngược sau cú “quay xe” bất ngờ của Tân Hoàng Minh khi đơn vị này đã xác nhận bỏ cọc lô đất đấu giá tại Thủ Thiêm vào ngày 11/1.

Vụ huỷ cọc rúng động đã tác động mạnh khiến hàng loạt cổ phiếu bất động sản chìm sâu trong sắc đỏ, nhiều mã chính thức “đáp sàn” sau chuỗi ngày tăng nóng. Giảm mạnh nhất là CII và NBB – hai mã từng có tím lịm nhiều phiên liên tục khi được mệnh danh là “trùm đất” Thủ Thiêm.

Cụ thể, CII giảm sàn về mốc 52.700 đồng/cổ phiếu và trắng bên mua. Điều đáng nói, trong khi chỉ khớp lệnh hơn 900.000 đơn vị, nhưng dư bán sàn lên đến hơn 20 triệu cổ phiếu. Trong khi khối lượng giao dịch bình quân trong 10 phiên gần nhất của cổ phiếu này lên đến 13 triệu cổ phiếu. Với lượng dư bán sàn khủng như hiện tại, các nhà đầu tư nắm cổ phiếu CII đang rơi vào cảnh bị "nhốt sàn khi khó bán cổ phiếu, bất lực nhìn tài khoản “bốc hơi” trong phút chốc.

Tương tự, cổ phiếu NBB cũng trong cảnh nằm sàn la liệt, giảm mạnh về mốc 55.600 đồng/cp, khớp lệnh 3,5 triệu đơn vị và khối lượng dư bán sàn lên đến 900.000 cổ phiếu.

Bên cạnh đó, hàng loạt cổ phiếu bất động sản tăng nóng trong thời gian qua cũng bị chốt lời mạnh, QCG, ITA, LDG đồng loạt giảm sàn với số lượng dư bán sàn lên đến hàng triệu đơn vị. Đối với những nhà đầu tư “đua lệnh” những cổ phiếu này trong phiên trước đã chịu mức rủi ro khá nặng nề trong khi cổ phiếu chưa về tài khoản.

Đặc biệt, cú giảm sàn của CII và NBB sau vụ bỏ cọc đất Thủ Thiêm như “gáo nước lạnh” dội vào nhiều nhà đầu tư vô cùng thất vọng. CII đuược kỳ vọng bởi là chủ đầu tư của dự án Thủ Thiêm River Park ngay Khu đô thị mới Thủ Thiêm với vốn đầu tư 400 triệu USD có hợp tác với HongKong Land. Cuối tháng 12/2017, CII và Hongkong Land đã chính thức tiến hành ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư Dự án Thủ Thiêm River Park trên quỹ đất lớn tại bán đảo Thủ Thiêm được thành phố giao cho theo hình thức ổn định lâu dài và cho thuê trong 50 năm. Khuôn viên xây dựng dự án căn hộ Thủ Thiêm River Park quận 2 rộng khoảng 3,5ha, trong đó lô 3 – 15 rộng 15.376m2, cao từ 10 – 15 tầng và lô 3 – 16 rộng 19.881m2, cao 10 – 20 tầng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp này còn có dự án The Riverin tại khu Thủ Thiêm. Cụ thể, UBND TP.HCM đã chấp thuận cho CII triển khai dự án Khu nhà ở chung cư tại lô 3-15 và 3-16 (The Riverin) thuộc Khu chức năng số 3 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2 theo hợp đồng BT. Dự án The Riverin có tổng diên tích 35.259 m2, chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Một thành viên Khu Bắc Thủ Thiêm (công ty con của CII).

Về NBB- công ty có liên quan mật thiết đến CII, tháng 5 vừa qua đã góp 635 tỷ đồng góp vốn với thời hạn 36 tháng để thực hiện các dự án tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức, TP HCM). Tháng 9, NBB tiếp tục rót thêm 490 tỷ đồng để thực hiện hợp đồng hợp tác với Công ty Khu Bắc Thủ Thiêm.

Trước đó, vào ngày 10/1 ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có tâm thư gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước về việc xin bỏ cọc lô đất đấu giá ở Thủ Thiêm và chấp nhận mọi chế tài về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Ông Dũng giải thích, hành động này nhằm đảm bảo một phần sự ổn định thị trường kinh doanh bất động sản. “Sau khi đấu giá trúng, Tập đoàn lắng nghe rất nhiều dư luận xã hội và thấy rằng kết quả trúng đấu giá cao như vậy có thể dẫn đến hệ lụy không tốt. Đặc biệt sau khi tiếp nhận ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại kỳ họp bất thường Quốc hội vừa qua”.

“Chúng tôi xin tự nguyện đơn phương chấm dứt Hợp đồng mua bán đấu giá tài sản ô đất 3-12 khu chức năng số 3 trong khi đô thị Thủ Thiêm và chấp nhận mọi chế tài việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng theo quy định của pháp luật về việc đấu giá tài sản công”, Chủ tịch Tân Hoàng Minh nêu trong tâm thư.

Minh Minh

2 Likes

Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng khuyến nghị nên đầu tư giá trị, cảnh báo “Mua bán theo hô hào của hội nhóm đang rủi ro rất cao!”

Thứ 4, 12/01/2022, 10:36

Bên cạnh đó, trả lời một bình luận dưới bài viết cho rằng “thị trường phải lành mạnh và cần những tiền đề để bảo vệ những nhà đầu tư giá trị”, ông Hưng cho rằng điều này là hoàn toàn chính xác.

Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng khuyến nghị nên đầu tư giá trị, cảnh báo

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang liên tiếp đối mặt với những đợt sóng gió khi những tin tức về vụ giao dịch bán “chui” gần 75 triệu cổ phiếu FLC của Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết chưa kịp lắng xuống thì sự kiện Tân Hoàng Minh chấp nhận mất cọc gần 600 tỷ, rút khỏi lô đất trúng đấu giá 2,4 tỷ đồng/m2 ở Thủ Thiêm như một đòn giáng mạnh vào cổ đông nắm giữ cổ phiếu bất động sản - xây dựng.

Trên thực tế, cổ phiếu bất động sản - xây dựng đang khiến những nhà đầu tư nắm giữ “say” trong men chiến thắng với mức tăng bằng lần chỉ trong một thời gian rất ngắn, thị giá chỉ biết “tím lịm” mà chủ yếu nhờ liều dopping sốt đất, nổi bật là vụ đấu giá Thủ Thiêm. Do đó, khi thông tin hủy đấu giá chính thức được công bố, tâm lý hoang mang lập tức đẩy áp lực bán tháo ra trên thị trường. Ghi nhận ngay trong phiên sáng 12/1, hàng loạt cổ phiếu bất động sản “siêu nóng” như CII, NBB, QCG đều đang chìm trong sắc xanh sàn, lượng dư bán sàn tại cổ phiếu CII đã lên tới hơn 20 triệu đơn vị.

Trên trang Facebook cá nhân, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán SSI vửa cập nhật dòng trạng thái: “Mọi người nên giành phần lớn danh mục của mình theo trường phái đầu tư giá trị. Mua bán theo hô hào của các hội nhóm đang rủi ro rất cao!”.

Bên cạnh đó, trả lời một bình luận dưới bài viết cho rằng "Thị trường phải lành mạnh và cần những tiền đề để bảo vệ những nhà đầu tư giá trị", ông Hưng cho rằng điều này là hoàn toàn chính xác.

Nguồn: Facebook ông Nguyễn Duy Hưng

Thời gian qua, không ít hội nhóm trên Facebook, Za.lo, Te.le.gram… sử dụng luận điểm này, đem mức giá đất trên thị trường nhân với số đất mà các doanh nghiệp đang sở hữu, từ đó đưa ra mức định giá cao ngất ngưởng cho doanh nghiệp và cổ phiếu cũng theo đó được “vẽ” lên những mức kỳ vọng 1xx, 2xx…

Trong khi đó, nhà đầu tư cá nhân hay còn gọi là các F0 – lực lượng hùng hậu nhất của thị trường thời điểm hiện tại đang gần như chỉ quan tâm đến những lời “phím hàng” kèm theo “ba chữ cái” mà không đưa ra phân tích, đánh giá nguyên nhân tăng/giảm giá cổ phiếu.

Trong chương trình "Bí mật đồng tiền”, ông Phạm Lưu Hưng - Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư SSI (SSI Research) đã chỉ ra rằng, “khi giá cổ phiếu có dấu hiệu tăng, các nhà đầu tư đều rất thích. Mà các “lái” thường có khả năng nắm bắt tâm lý rất tốt. Họ sẽ lợi dụng tâm lý chung để đưa nhà đầu tư vào bẫy. Họ sẽ lọc thông tin trong hội nhóm của mình, xây dựng ngay thiên kiến xác nhận cho mọi người xung quanh, từ đó khẳng định suy nghĩ của mọi người theo đúng hướng mà các “lái” đang dẫn dắt. Còn những ai đưa ý kiến trái chiều thì sẽ bị loại bỏ ngay lập tức.”

Ông Hưng đánh giá nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đẩy mạnh đào tạo, hướng dẫn cho các nhà đầu tư. Như vậy, mọi người mới có thể học được theo cách dễ dàng hơn, không thể để đến lúc “thua lỗ cháy tài khoản” rồi mới nhận ra được những bài quá đắt.

Phương Linh

3 Likes

Bạn tự quyết định mua bán nhé. HHT đã chỉ dẫn lâu rồi. Nên đi tiếp hay không là do bạn tự quyết định á :blush:

4 Likes

Bạn có lẽ quá tự tin đấy nhé :blush:

2 Likes

:slight_smile: mình chỉ mua những thứ mình hiểu và tin, và có kế hoạch đi đường dài. Không phải vì bạn chia sẻ mình mới mua, nên yên tâm nhé. Mình có hệ thống và nguyên tắc đầu tư của riêng mình. Thích góp vui theo bạn thôi

2 Likes

ROS “chồng chất” bán sàn gần 13% lượng cổ phần đang lưu hành, loạt cổ phiếu “họ FLC” giảm sàn trắng bên mua

Thứ 4, 12/01/2022, 11:01

Trong hôm nay, các cổ phiếu liên quan đến Tập đoàn FLC đều nằm im không nhúc nhích tại mức giá sàn, dư bán đồng loạt đạt ngưỡng chục triệu đơn vị.

ROS

Sóng gió lại tiếp tục ập đến với thị trường chứng khoán trong phiên 12/1/2022 trong bối cảnh tin tức vụ việc bán chui cổ phiếu FLC của Chủ tịch Trịnh Văn Quyết kích hoạt dòng tiền bán tháo cổ phiếu trong tâm lý hoang mang cực độ của nhà đầu tư.

Ngay từ đầu phiên ATO, cổ phiếu FLC đã lập tức giảm hết biên độ 6,8% về mức 18.550 đồng/cổ phiếu, Ghi nhận đến 10h30 sáng phiên 12/1, dư bán giá sàn tại cổ phiếu này đã lên tới hơn 38,3 triệu đơn vị.

Trước đó, tính chung trong hai phiên giao dịch 10 và 11/1, cổ phiếu FLC đã lập kỷ lục vô tiền khoáng hậu khi có đến 290 triệu cổ phiếu FLC được giao dịch khớp lệnh, chiếm đến 41% lượng cổ phiếu đang lưu hành của Công ty.

Cũng thuộc “họ FLC” nên không tránh khỏi ảnh hưởng, hàng loạt cổ phiếu như ROS, HAI, KLF, AMD đều la liệt “nằm sàn”, dư bán đồng loạt đạt ngưỡng chục triệu đơn vị. Đáng chú ý, cổ phiếu ROS của Xây dựng FLC FAROS ngay trong phiên sáng nay cũng đã ghi nhận mức dư bán sàn kỷ lục với hơn 70,3 triệu cổ phiếu “chồng chất” bán giá sàn 12.950 đồng/cổ phiếu (tính đến 10h40p), tương ứng hơn hơn 12,3% lượng cổ phần đang lưu hành của doanh nghiệp.

Cập nhật đến 10h40 phút phiên 12/1

Tương tự, AMD dư bán sàn hơn 15,8 triệu cổ phiếu; KLF dư bán sàn hơn 19,8 triệu cổ phiếu, HAI dư bán giá sàn hơn 16,5 triệu cổ phiếu; ART dư bán giá sàn gần 7,7 triệu cổ phiếu. Duy nhất GAB đang giảm nhẹ 0,3%, song hầu như không có giao dịch. Đây mới chỉ là thống kê chưa hết phiên sáng, lượng bán sàn đang tăng dần theo đơn vị giây tại nhóm cổ phiếu này.

Ngoài ra, nếu phiên hôm qua 11/1 ghi nhận tình trạng “khá khẩm” hơn khi FLC và ROS có thời điểm đã thoát giảm sàn để vượt lên mức giá xanh tăng giá, lượng cổ phiếu bán giá thấp nhất vẫn có bên hấp thụ nhanh chóng, thì trong hôm nay, các cổ phiếu nằm im không nhúc nhích tại mức giá sàn, tốc độ khớp lệnh cũng chậm hơn đáng kể.

Đồng thời trong sáng 12/1, một số Công ty chứng khoán đã có thông báo đến nhà đầu tư về việc tạm dừng cung ứng dịch vụ ứng trước tiền bán (margin) cho các cổ phiếu có liên quan đến Tập đoàn FLC như trên.

Trước đó, trong tối 11/1, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) đã thông báo sẽ huỷ giao dịch bán gần 75 triệu cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết trong ngày 10/1/2022. Đây chính là giao dịch vi phạm của ông Quyết khi không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch theo khoản 1 Điều 33 Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Đồng thời, ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ra Quyết định số 19/QD-UBCK về việc phong tỏa các tài khoản chứng khoán đứng tên ông Trịnh Văn Quyết. Thời điểm bắt đầu áp dụng biện pháp phong tỏa là kể từ ngày 11/1/2022, thời hạn phong tỏa sẽ kéo dài cho đến khi Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyết định thay thế.

Với số lượng cổ phiếu FLC đăng ký bán lên tới 175 triệu cổ phiếu, trong đó đã thực hiện “bán chui” 74,8 triệu cổ phiếu (tương ứng tổng giá trị đăng ký bán 3.850 tỷ và lượng đã bán khoảng 1.650 tỷ đồng), nhiều khả năng ông Trịnh Văn Quyết sẽ bị phạt ở khung tối đa là 1,5 tỷ đồng. Ngoài ra, ông Trịnh Văn Quyết có thể bị xử phạt bổ sung “Đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán có thời hạn từ 03 tháng đến 05 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 5 Điều 33 Nghị định số 128”.

Phương Linh

4 Likes

Cận cảnh bên trong loạt dự án bị xác minh của Tập đoàn Tân Hoàng Minh

Trong số đó, dự án D’. Jardin Royal của Tân Hoàng Minh tại Đại Cồ Việt đã trải qua 19 năm nhưng vẫn còn dang dở do từng thuộc đối tượng thanh tra, kiểm tra.

Cận cảnh bên trong loạt dự án bị xác minh của Tập đoàn Tân Hoàng Minh

Thông tin từ Cơ quan CSĐT – Bộ Công an cho biết, Bộ này đã đề nghị cung cấp tài liệu liên quan đến việc chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư, quy hoạch xây dựng, cấp phép xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước liên quan đến 11 dự án của Tập đoàn Tân Hoàng Minh tại Hà Nội.

Dưới đây là một số hình ảnh dự án xuất hiện trong danh sách bị xác minh vừa được Bộ Công an công bố:

D’.Le Pont D’ or Hoàng Cầu

Cận cảnh bên trong loạt dự án bị xác minh của Tập đoàn Tân Hoàng Minh - Ảnh 2.

Sảnh chờ D’.Le Pont D’ or Hoàng Cầu như một khách sạn 5 sao.

Chung cư cao cấp D’. Le Pont D’or – Tân Hoàng Minh Hoàng Cầu đang có giá bán từ 40 triệu đồng/m2.

Dự án D’. Palais de Louis - Nguyễn Văn Huyên ra mắt vào năm 2009.

Khi mới ra mắt, Tân Hoàng Minh tuyên bố dự án D’. Palais de Louis - Nguyễn Văn Huyên có chất lượng hạng sang, đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhiều chi tiết dát vàng 24K. Mỗi m2 căn hộ của dự án từng được rao bán với giá trên 145 triệu đồng.

Dự án D’. Le Roi Soleil tọa lạc tại vị trí đẹp nhất quận Tây Hồ với 3 hướng view Hồ Tây và một hướng view sông Hồng.

Quy mô dự án tại Tây Hồ gồm 2 tòa tháp căn hộ cao 25 tầng, 1 tòa tháp dịch vụ 8 tầng, 5 tầng để xe.

Cận cảnh bên trong loạt dự án bị xác minh của Tập đoàn Tân Hoàng Minh - Ảnh 12.

Bên trong đại sảnh được ốp đá cao cấp.

Dự án D’. Jardin Royal của Tân Hoàng Minh tại Đại Cồ Việt đã trải qua 19 năm nhưng vẫn còn dang dở do nhiều nguyên nhân như từng thuộc đối tượng thanh tra, kiểm tra; chủ đầu tư xin điều chỉnh quy mô công trình; dự án nằm trong diện công trình nhà ở cao tầng thuộc khu vực nội thành cần rà soát; chủ đầu tư thiếu phối hợp các cơ quan chức năng trong công tác giải phóng mặt bằng, thực hiện các thủ tục xây dựng.

Theo quy hoạch được phê duyệt, trên dải đất này sẽ được xây dựng 7 tòa nhà cao từ 11 đến 24 tầng với tổng diện tích sàn là 29.000m2 cùng các công trình công cộng, văn phòng làm việc của các cơ quan và các khu dịch vụ dân sinh…

Cận cảnh bên trong loạt dự án bị xác minh của Tập đoàn Tân Hoàng Minh - Ảnh 14.

Dự án xây dựng công trình hỗn hợp, thương mại, văn phòng và nhà ở (có tên thương mại là D’ San Raffles) tại số 22-24 phố Hàng Bài và số 25-27 phố Hai Bà Trưng do Công ty Cổ phần Thời đại mới T&T (công ty thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh) làm chủ đầu tư nhưng hiện đây vẫn là khu đất trống.

Tháng 3/2021, dự án tại “đất kim cương” phố Hàng Bài mới được triển khai, sau cả thập kỷ “đắp chiếu”. Ảnh: Trần Kháng.

Cụ thể, 11 dự án của Tập đoàn Tân Hoàng Minh đang bị Cơ quan CSĐT – Bộ Công an xác minh bao gồm:

D’.Le Pont D’ or Hoàng Cầu; D’. Palais Louis Nguyễn Văn Huyên; D’. Le Roi Soleil Quảng An, Tây Hồ; D’. San Raffles Hàng Bài; Tân Hoàng Minh Đại Cồ Việt – D’. Jardin Royal; D’.El Dorado I (Phú Thượng); D’.El Dorado II (Phú Thanh); D’Capital Trần Duy Hưng; Summit Building Trần Duy Hưng; Tân Hoàng Minh Lò Đúc; Tân Hoàng Minh Hoàng Mai.

(Ảnh: Tổng hợp)

3 Likes

Chúc mừng bạn có hệ thống mua bán riêng lẻ nhé :christmas_tree:

Trúng đấu giá bỏ cọc nhiều lần, cần chế tài hay mặc kệ cho trả giá bạt mạng?

Bỏ cọc nhiều lần, nhưng ở các cuộc đấu giá tiếp theo, chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện thì lại được tiếp tục tham dự. Đây là lỗ hổng lớn cần khắc phục, cần quy định siết chặt việc nộp tiền trúng đấu giá nhưng không thực hiện nghĩa vụ.

Trúng đấu giá bỏ cọc nhiều lần, cần chế tài hay mặc kệ cho trả giá bạt mạng?

Ngày 10/01/2022, thời hạn chót để Tân Hoàng Minh phải nộp 50% số tiền mua tài sản, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn, đã có màn “quay xe” gây sững sờ khi viết “tâm thư” gửi đến các lãnh đạo Đảng và Nhà nước xin được đơn phương hủy kết quả đấu giá vào ngày 10/12/2021 và xin chấp nhận mọi chế tài…

Với việc đơn phương bỏ cọc, ông Đỗ Anh Dũng thêm một lần nữa khiến dư luận nhắc lại sự việc tương tự trước đó, năm 2016 ông chủ Tân Hoàng Minh từng bất ngờ bỏ cọc sau khi đấu giá cặp chóe tứ linh với giá 6,05 tỷ đồng.

Trước đó, vụ Tân Hoàng Minh trúng đấu giá đôi chóe vàng rồi bỏ cọc đã khiến Tổng Giám đốc một công ty đấu giá phải viết “tâm thư” thuyết phục ông Đỗ Anh Dũng đừng bỏ cọc.

Với việc Tân Hoàng Minh bỏ cọc, theo quy định về đấu giá hiện hành, đơn vị trả giá cao thứ hai sẽ trúng đấu giá nếu vẫn có nhu cầu mua lô đất này.

Theo quy chế đấu giá, Tân Hoàng Minh chấm dứt hợp đồng mua lô đất thì sẽ bị mất cọc khoản tiền đặt trước - tương đương 20% so với giá khởi điểm. Như vậy, số tiền Tân Hoàng Minh chấp nhận mất là 600 tỷ đồng.

Cận cảnh lô “đất vàng” ở Thủ Thiêm được bán đấu giá hơn 2,4 tỷ đồng/m2. (Ảnh: Hữu Khoa).

Trao đổi với PV Infonet về vụ việc này, luật sư Hoàng Tùng – Trưởng VPLS Trung Hòa (Hà Nội) cho biết: “Thực tế, việc nhà đầu tư bỏ cọc sau khi đấu giá trúng thời gian qua không phải là chuyện hiếm từ trước tới nay.

Theo quy định tại điều 48 Luật Đấu giá tài sản năm 2016, người trúng đấu giá có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ tiền mua tài sản đấu giá cho người có tài sản đấu giá theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

Theo Khoản 5 Điều 68 Nghị định 43/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các năm 2017-2020, trường hợp người trúng đấu giá không nộp tiền hoặc không nộp đủ tiền theo đúng phương án đấu giá quyền sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Ngoài việc bị hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất thì họ còn mất khoản tiền đặt trước.

“Như vậy, chỉ cần chấp nhận mất tiền cọc thì quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá sẽ được huỷ bỏ.

Luật Đấu giá 2016 không quy định về chế tài xử lý đối với trường hợp “bỏ cọc” đấu giá nhiều lần.

Luật Đấu giá năm 2016 chỉ quy định về thời gian, địa điểm xem tài sản đấu giá, thời gian, địa điểm bán hồ sơ tham gia đấu giá, giá khởi điểm, tiền mua hồ sơ, tiền đặt trước cũng như hình thức, phương thức đấu giá…

Vì vậy, không có cơ sở nói rằng việc Tân Hoàng Minh xin “bỏ cọc” đấu giá, không tiếp tục nộp tiền để sở hữu mảnh đất đã trúng đấu giá là vi phạm pháp luật. Dẫu sao, về bản chất thì đây cũng là quan hệ hợp đồng, một bên chấp nhận mất cọc để không phải thực hiện nghĩa vụ", luật sư phân tích.

“Do luật không quy định chế tài, cũng không có văn bản hướng dẫn chung nên dẫn đến không bảo đảm tính thực thi của quy định, dẫn đến tâm lý coi thường cơ hội tham gia đấu giá, tham gia trả giá một cách “bạt mạng”.

Bỏ cọc nhiều lần, nhưng ở các cuộc đấu giá tiếp theo, chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện tham gia đấu giá, thì tổ chức, cá nhân có nhu cầu lại tiếp tục được tham dự.

Đây là một lỗ hổng lớn cần khắc phục. Các cơ quan có thẩm quyền cần quy định siết chặt việc nộp tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất giá nhưng không thực hiện nghĩa vụ, đồng thời quy định các chế tài đối với các tổ chức không có sự “nghiêm túc” khi tham gia đấu giá, mang tâm thái nhởn nhơ, không thực hiện được thì bỏ; nhằm bảo đảm tính thực thi của quy định, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá khác, trách lãng phí thời gian, tiền bạc Ngân sách nhà nước để tổ chức các cuộc đấu giá công khai”, Trưởng VPLS Trung Hòa nêu quan điểm.

Theo Tiến Dũng

2 Likes

Gói hỗ trợ phục hồi kinh tế sẽ tác động ra sao tới nhóm ngân hàng, cổ phiếu nào hưởng lợi?

Nhiều nhóm ngành sẽ hưởng lợi từ gói hỗ trợ phục hồi kinh tế lớn nhất lịch sử vừa được thông qua. Nhóm ngân hàng được chuyên gia cho rằng sẽ có ảnh hưởng tích cực gián tiếp.

Gói hỗ trợ phục hồi kinh tế sẽ tác động ra sao tới nhóm ngân hàng, cổ phiếu nào hưởng lợi?

Chiều 11/1, Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với 424/426 số ĐHQH tham gia biểu quyết tán thành.

Nghị quyết không đề cập tổng quy mô gói chính sách tài khoá, tiền tệ (gồm các nguồn huy động quỹ ngoài ngân sách). Nhưng theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khi phát biểu bế mạc kỳ họp bất thường lần này, quy mô gói chính sách tài khoá, tiền tệ được Quốc hội thông qua khoảng 350.000 tỷ đồng để chủ động phòng, chống dịch và hỗ trợ kịp thời cho phục hồi và phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Theo Nghị quyết, gói giải pháp tài khoá gồm miễn, giảm thuế phí, đầu tư phát triển và một số chính sách tài khoá khác. Trong đó, riêng chính sách tăng chi cho đầu tư, phát triển (y tế, an sinh xã hội, việc làm, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng…) từ nguồn ngân sách là 176.000 tỷ đồng trong hai năm (2022-2023). Ngoài ra, chính sách tài khoá cũng gồm khoản chi cho miễn giảm thuế, trong đó giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022 với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang có mức thuế suất 10%, trừ lĩnh vực viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng, khai khoáng…

Chính sách tiền tệ sẽ tập trung giải pháp để điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ lãi suất, tiếp tục tiết giảm chi phí quản lý để phấn đấu giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5-1% trong 2 năm; cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi suất vay với các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch. Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ tiếp tục được tái cấp vốn để cho vay trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất.

Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng có một số nhóm ngành và cổ phiếu sẽ được hưởng lợi từ gói hỗ trợ này, trong đó, ngành ngân hàng sẽ được hưởng lợi gián tiếp.

Các nhóm hưởng lợi trực tiếp từ gói đầu tư hạ tầng – giao thông có thể kể đến xây dựng hạ tầng (PC1, TCD, LDG, FCN,…), vật liệu xây dựng (HT1, BCC, HPG, HSG,…). Nhóm hưởng lợi từ gói du lịch - hạ tầng chuyển đổi số ngoài các doanh nghiệp du lịch (SKG, VJC, HVN, VTR,…) còn có công nghệ viễn thông (FPT, CMG, CTR,…)

Ngoài ra, theo Yuanta, các nhóm ảnh hưởng tích cực gián tiếp như: Bất động sản dân cư (KDH, NLG, VHM, HDC, HDG), Bất động sản khu công nghiệp (TIP, SZC, LHG, KBC, D2D) theo xu hướng hạ tầng hoàn thiện; Bán lẻ - hàng tiêu dùng (DGW, MWG, FRT, PET) theo xu hướng việc làm hồi phục kích thích tiêu dùng.

Yuanta cũng cho rằng các ngân hàng (TCB, CTG, VCB, MSB, VIB) cũng được hưởng lợi gián tiếp nhờ gia hạn các quy định về cơ cấu nợ xấu, động lực kích thích tín dụng, giảm chi phí hoạt động.

Trong khi đó, báo cáo mới đây của BSC nhận định, gói hỗ trợ lãi suất 2% cho các khoản vay thương mại của doanh nghiệp thuộc đối tượng thụ hưởng có quy mô 40 nghìn tỷ trong 2 năm, quy mô này sẽ có ảnh hưởng đến khoảng 10% dư nợ tín dụng của nền kinh tế trong 2 năm. Cùng với việc tiết giảm chi phí của các Ngân hàng, gói hỗ trợ này cũng sẽ góp phần giảm chi phí cho vay từ 0,5% - 1% theo định hướng của Chính phủ qua đó hỗ trợ doanh nghiệp thuộc đối tượng vượt qua khó khăn.

Thu Thuỷ

5 Likes

Em nghe nhạc của Nhạc sỹ Phú Quang rất hay và buồn day dứt… Nhớ đến anh Phú Quang nhiều, anh bây giờ bình an trong tay Chúa rồi ạ.:christmas_tree:

4 Likes

ANH ĐÂU PHẢI LÀ CHIỀU MÀ NHUỘM EM ĐẾN TÍM!

4 Likes

TỪNG BÔNG TUYẾT NHẸ RƠI.

6 Likes

Mong mãi bạn Tím :slight_smile:

1 Likes

Chào bạn Thỏ xinh đẹp! Bạn ổn chứ? TT xuống bạn có bị tổn thất gì không? :blush:

2 Likes

Lạm phát đạt tốc độ nhanh nhất trong bốn thập kỷ

Ngày 12 Tháng 1 22, 14:41 GMT

Powell xoa dịu thị trường

Những lo ngại rằng sự mở rộng kinh tế của Mỹ có thể bị đe dọa bởi chính sách tiền tệ thắt chặt hơn đã được giảm bớt, khi Chủ tịch Fed Jerome Powell trấn an các nhà đầu tư rằng ngân hàng trung ương sẽ giảm lạm phát mà không làm trật bánh phục hồi kinh tế Mỹ.

Powell cũng tránh đưa ra bình luận về thời điểm tăng lãi suất và nhấn mạnh rằng vẫn chưa có quyết định nào liên quan đến việc cắt giảm bảng cân đối của Fed. Sau phiên điều trần của ông, không có nhiều thay đổi liên quan đến kỳ vọng của thị trường, với ba lần tăng lãi suất được định giá hoàn toàn vào năm 2022, cùng với xác suất khá cao là một phần tư.

Dữ liệu CPI ‘nóng’; đô la suy yếu

Lạm phát của Hoa Kỳ đã kết thúc năm 2021 gần mức cao nhất kể từ năm 1982, với tỷ lệ CPI tiêu đề dự kiến ​​là 7,0%. Chỉ số CPI cơ bản cho tháng 12 đã tăng từ 4,6% lên 5,5% và tăng 0,6% so với dự báo là 0,5%, điều này có thể củng cố kỳ vọng của thị trường về đợt tăng lãi suất lần thứ tư. Tuy nhiên, lợi tức Kho bạc kỳ hạn 10 năm đã không tận dụng được lợi ích của lạm phát lõi nóng hơn dự kiến, đẩy đồng đô la xuống thấp hơn so với rổ tiền tệ.

Trong phần còn lại của thị trường ngoại hối, đồng đô la Úc và Canada đã nổi lên như những người chiến thắng không thể tranh cãi, tăng cao hơn so với đồng bạc xanh và đồng euro do giá dầu tăng nhanh chóng. Nhìn về phía trước, tháng 1 có thể chứng minh là một tháng tuyệt vời đối với tiền tệ, khi những người tham gia thị trường tỏ ra lạc quan về đợt tăng lãi suất của BoC vào cuối tháng này. Hơn nữa, tâm lý chấp nhận rủi ro tiếp tục phủ bóng lên đồng yên Nhật Bản, đồng tiền này tiếp tục thua lỗ so với đồng euro và đồng đô la.

Chứng khoán Mỹ hướng tới mức tăng mở cửa

Hôm thứ Ba, chứng khoán Mỹ kết thúc phiên giao dịch cao hơn một cách chắc chắn khi các nhà đầu tư cân nhắc các bình luận từ Chủ tịch Fed Jerome Powell. Chỉ số S&P 500 tăng 0,9% sau 5 phiên giảm, trong khi các nhà đầu tư dường như đã mua vào khi các cổ phiếu công nghệ bị áp lực gần đây giảm xuống, đẩy Nasdaq 100 cao hơn 1,4%. Tám trong số mười một lĩnh vực thuộc S&P 500 kết thúc phiên giao dịch trong sắc xanh, với các công ty năng lượng dẫn đầu mức tăng nhờ giá dầu tăng.

Hợp đồng tương lai của các chỉ số chính của Hoa Kỳ đang cho thấy mức mở cửa cao hơn vào thứ Tư khi các nhà đầu tư chuyển sự chú ý của họ sang mùa thu nhập sắp tới. Thu nhập tăng trưởng mạnh có thể cung cấp ‘nhiên liệu’ cần thiết cho thị trường chứng khoán, khiến cổ phiếu Mỹ tăng cao hơn. Hơn nữa, dầu tiếp tục đà tăng, được thúc đẩy bởi nguồn cung thắt chặt và giảm bớt lo ngại về tác động của Omicron đối với sự phục hồi kinh tế.

Tại châu Âu, chỉ số Stoxx 600 đang ở mức tích cực, trong khi chỉ số Hang Seng của Hồng Kông đóng cửa cao hơn 2,79%. Cổ phiếu Trung Quốc tăng mạnh sau khi dữ liệu lạm phát ở nước này được công bố thấp hơn dự kiến, đồng thời gia tăng lời kêu gọi nới lỏng tiền tệ hơn nữa của PBOC để giải tỏa lo ngại suy thoái ngày càng gia tăng ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

4 Likes