***** Hanoi. Merry Christmas And Happy New Year!*****

Mỹ: Lạm phát kết thúc vào năm 2021, gần mức cao nhất trong 40 năm

Ngày 12 Tháng 1 22, 14:21 GMT

Giá tiêu dùng đã tăng 0,5% so với tháng trước trong tháng 12, chậm hơn một chút so với mức tăng 0,8% của tháng 11, nhưng cao hơn 1/10 so với kỳ vọng của thị trường. Điều đó đã đưa tốc độ lạm phát so với cùng kỳ năm trước lên 7% - tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1982.

Trong một sự thay đổi quan trọng, giá năng lượng đã giảm trong tháng 12 (-0,4% so với tháng trước), nhưng vẫn tăng 29,3% so với một năm trước. Giá lương thực tiếp tục tăng ở mức ổn định, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lạm phát cơ bản (ví dụ: lương thực và năng lượng) nóng hơn dự kiến, tăng 0,6% so với tháng trước. Kết quả là tỷ lệ lạm phát cơ bản hàng năm đã tăng lên 5,5%, từ mức 4,9% vào tháng 11 và là tốc độ nhanh nhất trong hơn 30 năm.

Các động lực lớn nhất của lạm phát cơ bản là nơi trú ẩn (+ 0,4% so với tháng trước) và giá xe đã qua sử dụng (+ 3,5% so với tháng trước). Giá cao hơn trong khu trú ẩn - tiền thuê nhà và tiền thuê tương đương của chủ sở hữu - đều tăng 0,4% so với tháng trước, phù hợp với tốc độ của tháng 11. Giá các mặt hàng khác cũng tăng mạnh, bao gồm đồ đạc và đồ dùng gia đình (+ 1,1% hàng tháng), quần áo (+ 1,7% hàng tháng), xe mới (+ 1,0% hàng tháng).

Nhìn chung trong lạm phát cơ bản, giá hàng hóa đóng góp nhiều nhất vào mức tăng bất ngờ của lạm phát cơ bản (+ 1,2% / tháng). Dịch vụ chính tăng 0,3% so với tháng trước, hạ nhiệt từ tháng 10 và tháng 11.

Bạn đã phải rất khó khăn để tìm ra sự sụt giảm giá trong dữ liệu của tháng 11. Bảo hiểm xe ô tô lại giảm (-1,5% hàng tháng), và hoạt động giải trí lại giảm 0,2% hàng tháng.

Hàm ý chính

Thắt dây an toàn. Sau khi đạt mức cao mới, lạm phát cơ bản có khả năng tăng cao hơn nữa trong quý đầu tiên của năm 2022 trên cơ sở hàng năm do mức giá được so sánh với mức suy yếu tương đối vào đầu năm 2021. Các chỉ số cao liên tục của lạm phát đã thu hút sự chú ý của Liên bang. Dự trữ, đã tăng tốc giảm bớt các biện pháp kích thích bất thường vào tháng 12. Như đã nêu trong dự báo mới nhất của chúng tôi, chúng tôi kỳ vọng việc tăng lãi suất sẽ không còn xa nữa.

Chúng tôi cũng kỳ vọng áp lực giá sẽ giảm bớt phần nào trong năm nay so với mức cao hiện tại, nhưng việc duy trì trên vùng thoải mái của Fed đủ lâu để dẫn đến nhiều đợt tăng lãi suất trong năm.

5 Likes

UBCKNN mời ông Trịnh Văn Quyết lên ký biên bản và sau 5 ngày sẽ ban hành quyết định xử phạt

Thứ 4, 12/01/2022, 20:04

Lãnh đạo UBCKNN cho hay, theo trình tự thủ tục xử lý vi phạm, trong trước mắt, cơ quan thanh tra của UBCKNN sẽ yêu cầu cá nhân vi phạm tới ký biên bản và sau 5 ngày sẽ ban hành quyết định xử phạt hành chính theo đúng quy định, đúng thẩm quyền.

UBCKNN mời ông Trịnh Văn Quyết lên ký biên bản và sau 5 ngày sẽ ban hành quyết định xử phạt

Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC

Thông tin từ đai diện lãnh đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, sau khi quyết định hủy bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC ngày 10/1/2022 của ông Trịnh Văn Quyết, cơ quan quản lý đã khẩn trương tiến hành các công việc tiếp theo để xử lý vi phạm đối với sai phạm này.

Lãnh đạo UBCKNN cho hay, theo trình tự thủ tục xử lý vi phạm, trước mắt, cơ quan thanh tra của UBCKNN sẽ yêu cầu cá nhân vi phạm tới ký biên bản và sau 5 ngày sẽ ban hành quyết định xử phạt hành chính theo đúng quy định, đúng thẩm quyền.

“Mặc dù hạn chế triển khai đoàn thanh kiểm tra định kỳ trong thời gian qua do tình hình dịch Covid-19 nhưng đối với các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhất là giao dịch có dấu hiệu thao túng, UBCKNN đã tăng cường triển khai các đoàn kiểm tra đột xuất giao dịch bất thường trong thời gian qua”, đại diện UBCKNN cho biết thêm.

Trong năm 2022 và các năm tới, UBCKNN sẽ tiếp tục tăng cường mạnh mẽ hơn nữa công tác giám sát giao dịch, chủ động, kịp thời phát hiện các dấu hiệu giao dịch bất thường, giao dịch nội bộ, thao túng giá chứng khoán. Đồng thời, đẩy mạnh phối hợp giữa Sở giao dịch chứng khoán trong giám sát, phát hiện vi phạm, dấu hiệu vi phạm trên thị trường, kịp thời tổ chức các đoàn kiểm tra đột xuất, theo chuyên đề và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Song song với đó, UBCKNN tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong điều tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm, phối hợp xác minh làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán; phối hợp với cơ quan quản lý trong giám sát việc tuân thủ pháp luật của các thành viên thị trường.

Trước đó, ngày 10/1/2022, UBCKNN đã ra Quyết định số 19/QĐ-UBCK về việc phong tỏa tài khoản chứng khoán. Theo đó, UBCKNN đã phong tỏa tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC.

Quyết định cũng nêu rõ, biện pháp phong tỏa tài khoản chứng khoán là cần thiết nhằm ngăn chặn cá nhân tiếp tục thực hiện vi phạm, theo quy định tại khoản 4 Điều 306 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.

Các tài khoản chứng khoán bị phong tỏa là các tài khoán chứng khoán đứng tên ông Trịnh Văn Quyết. Thời hạn áp dụng và thời điểm bắt đầu áp dụng biện pháp phong tỏa kể từ ngày 11/1/2022 cho đến khi Chủ tịch UBCKNN có quyết định thay thế.

Lãnh đạo UBCKNN cho biết, trên cơ sở báo cáo từ Sở GDCK TP HCM (HOSE) khẳng định việc ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, giao dịch bán cổ phiếu FLC mà không báo cáo, không công bố thông tin theo quy định, UBCKNN đã nhanh chóng phối hợp cùng các cơ quan liên quan để đưa ra giải pháp xử lý. Trên thực tế, trong tối 10/1, UBCKNN cũng đã có quyết định phong tỏa tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết, nhằm ngăn ngừa, ngăn chặn các hành vi tiếp theo không đúng quy định" – đại diện Lãnh đạo UBCKNN thông tin.

Chiều ngày 11/1/2022, UBCKNN đã có văn bản chỉ đạo HOSE thực hiện hủy bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC ngày 10/1/2022 của ông Trịnh Văn Quyết. HOSE hủy bỏ giao dịch này là do ông Trịnh Văn Quyết không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Lãnh đạo UBCKNN khẳng định đây là biện pháp chưa có tiền lệ trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng trên tinh thần vì sự minh bạch, lành mạnh của thị trường, cơ quan quản lý và các cơ quan liên quan đã rất khẩn trương khai triển nhiều giải pháp để ra quyết định như trên.

Lãnh đạo UBCKNN cũng đã chỉ đạo HOSE, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD và các công ty chứng khoán phối hợp rà soát các giao dịch đối ứng giao dịch bán từ tài khoản của ông Trịnh Văn Quyết để hủy giao dịch. Việc rà soát và xác định các giao dịch đối ứng này sẽ mất nhiều công sức và thời gian, tuy nhiên, UBCKNN và các đơn vị quyết tâm thực hiện hoàn tất trong thời gian sớm nhất, nhằm đảm bảo kỷ cương trên thị trường.

Được biết, trong ngày 12/1, hàng loạt các công ty chứng khoán đã thông báo đến nhà đầu tư mua đối ứng lô cổ phiếu 74,8 triệu đơn vị từ tài khoản của ông Trịnh Văn Quyết về việc huỷ giao dịch và hoàn trả lại tiền.

Bạch Huệ

5 Likes

Top 15 cổ phiếu lập công giúp VN-Index bứt phá hơn 18 điểm trong phiên 12/1, có tới 10 mã ngân hàng

Thứ 4, 12/01/2022, 17:31

Xét theo mức độ đóng góp, cổ phiếu ngân hàng BID bất ngờ tăng kịch trần 7% lên mức 42.150 đồng/cp đã trở thành “công thần” lớn nhất đóng góp 3,59 điểm tăng của VN-Index

Top 15 cổ phiếu lập công giúp VN-Index bứt phá hơn 18 điểm trong phiên 12/1, có tới 10 mã ngân hàng

Thị trường chứng khoán phiên 12/1 ghi nhận những diễn biến khá giằng co với những sắc thái đối lập hoàn toàn. Hiệu ứng mang tên Tân Hoàng Minh hủy cọc đấu giá đất Thủ Thiêm trở thành đòn mạnh giáng xuống nhóm cổ phiếu bất động sản khiến hàng loạt mã nằm sàn la liệt. Ngược lại, cổ đông dầu khí và ngân hàng có một phiên giao dịch đầy phấn khởi khi dòng tiền chảy vào giúp nhiều mã tăng điểm tích cực.

Đáng chú ý, càng về cuối phiên, cú đảo chiều rồi bứt tốc của nhóm vốn hóa lớn trong đó dẫn đầu là các cổ phiếu nhà băng đã khiến thị trường nhanh chóng từ đỏ sang xanh, VN-Index tăng mạnh để kết phiên tại mức điểm cao nhất 1.510,51 điểm, tương ứng tăng hơn 18 điểm. Trong khi đó, sàn HNX và UPCoM vẫn chịu áp lực bán tháo mạnh mẽ tại nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, tiếp tục có một phiên điều chỉnh.

Diễn biến các chỉ số trong phiên 12/1/2022

Xét theo mức độ đóng góp, cổ phiếu ngân hàng BID bất ngờ tăng kịch trần 7% lên mức 42.150 đồng/cp đã trở thành “công thần” lớn nhất đóng góp 3,59 điểm tăng của VN-Index. Xét riêng trong top 15 cổ phiếu có mức đóng góp tích cực nhất cho chỉ số chính hôm nay, 10/15 mã là cổ phiếu nhà băng. Theo đó, TCB tăng 4,02% đóng góp 1,77 điểm tăng; CTG tăng 3,48% đóng góp 1,43 điểm tăng; MBB tăng 4,66% đóng góp 1,27 điểm tăng; VPB tăng 3,21% đóng góp 1,26 điểm tăng cho VN-Index…

Trong toàn ngành, sắc xanh bao trùm khi 24/27 cổ phiếu ngân hàng đồng loạt “xanh giá” trong đó TPB, BID và STB tăng hết biên độ; chỉ có BAB đứng tham chiếu và PGB; NVB giảm hơn 1%. Nhóm chứng khoán hôm nay cũng thu hút được dòng tiền, nhiều mã tiêu biểu như SSI, HCM, VND, SHS, AGR, BSI, MBS, PSI, VCI… tăng tốt. Tính chung, cả nhóm tài chính - ngân hàng ghi nhận diễn biến tích cực nhất, chỉ số ngành tăng tới 3,8%.

Bên cạnh đó, cổ đông nhóm dầu khí cũng có một ngày giao dịch hân hoan khi dòng tiền chảy mạnh vào giúp nhiều cổ phiếu tăng điểm bứt phá. GAS đóng góp 2,23 điểm tăng cho VN-Index khi tăng 4,55%; PVD, PPY, PSH kết phiên trong sắc tím còn PVC, POS, OIL, PVS đồng loạt tăng trên 3,6%. Nhờ đà tăng tốt, chỉ số nhóm năng lượng cũng tăng ấn tượng 3,67% trong phiên hôm nay. Diễn biến leo thang của giá dầu Brent trên thị trường quốc tế đang là liều dopping hiệu quả thổi vào giá các cổ phiếu dầu khí.

Nhóm thép hôm nay chứng kiến “ông lớn” HPG tăng điểm tốt 2,4% lên mức 46.200 đồng/cp, qua đó đóng góp 1,27 điểm tăng cho chỉ số chính của thị trường. Một số cổ phiếu thép cũng có mức tăng tích cực khác như HSG, NKG, TLH, TVN…

Phía ngược lại, cổ phiếu bất động sản DIG và GEX giảm hết biên độ trở thành tội đồ khiến VN-Index giảm tổng cộng gần 2,5 điểm, tác động tiêu cực thêm còn ghi nhận đến từ sự giảm mạnh của các bluechips như VIC, NVL, PDR. Những midcaps như TCH, HNG, FLC, CII, DXG, SCR giảm mạnh thậm chí nằm sàn cũng tạo thêm sức đè lên chỉ số chính của thị trường. Cổ phiếu FLC giảm sàn phiên thứ 2 liên tiếp cũng trong danh sách những cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index.

Đưa ra nhận định từ cuối tuần trước, ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Agriseco đã cho rằng VN-Index có thể tiếp tục tăng nhẹ vào đầu tuần trước khi bước vào điều chỉnh giảm trong ngắn hạn khi chỉ báo RSI đang có dấu hiệu phân kỳ, báo hiệu xu hướng đảo chiều có thể diễn ra. Ông Khoa đánh giá nhóm ngành bất động sản, xây dựng sẽ điều chỉnh dưới áp lực chốt lời kèm theo một vài tin tức liên quan đến đấu giá tại khu đô thị Thủ Thiêm, Bộ tài nguyên-môi trường thanh tra về tính pháp lý của một số khu đất công nghiệp,…

Trong khi đó, đối với cổ phiếu ngân hàng, Báo cáo triển vọng thị trường năm 2022 của SSI Research ước tính tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng có thể cao hơn mức trung bình thị trường, đạt 21% so với cùng kỳ trong năm 2022 nhờ tăng trưởng tín dụng ước tính ở mức 14%. Bên cạnh đó, triển vọng nguồn thu từ phí khả quan hơn khi tăng 20% so với cùng kỳ trong khi chi phí tín dụng sẽ được kiểm soát nhờ kinh tế dần hồi phục và bộ đệm rủi ro tín dụng được tăng cường tại các ngân hàng có tiềm lực.

SSI Research dự kiến lợi nhuận của ngành ngân hàng sẽ phân hóa trong năm, trong đó đà tăng trưởng sẽ mạnh hơn vào nửa cuối năm; kỳ vọng kế hoạch tăng vốn của một số ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu sẽ hoàn thành trong nửa cuối năm 2022.

Phương Linh

5 Likes

3 lần chơi ngông “trót thắng” đấu giá của ông chủ Tân Hoàng Minh: “Trong bối cảnh các đại gia ngồi với nhau, ai cũng có chút bốc đồng dẫn đến quá đà”

Thứ 4, 12/01/2022, 06:34

“Là một cuộc đấu giá… trót thắng. Thực tế trong bối cảnh các đại gia ngồi với nhau, ai cũng có chút bốc đồng dẫn đến quá đà”, Chủ tịch Tân Hoàng Minh từng nói.

3 lần chơi ngông

Chiều 11/1/2022, chia sẻ với VnExpress, đại diện Tân Hoàng Minh cho biết, Chủ tịch Đỗ Anh Dũng đã có tâm thư gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước về việc xin bỏ cọc lô đất đấu giá ở Thủ Thiêm.

Thông tin này ngay lập tức khiến dư luận xôn xao. Một tháng trước, Tập đoàn này cũng đã gây sốt dư luận khi lập kỷ lục đấu giá vô tiền khoáng hậu. Cụ thể, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt - thành viên Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã đấu giá thành công lô đất kí hiệu 3-12 rộng hơn 10.000m2 trong KĐT Thủ Thiêm với giá 24.500 tỉ đồng (khoảng 1,1 tỷ USD). Bình quân mỗi mét vuông đất thô đã có giá 2,4 tỷ đồng/m2, mức giá ngang ngửa giá đất ở các siêu đô thị trên thế giới như Hong Kong, New York.

Trước nhiều hoài nghi của dư luận thời điểm đó, cuối tháng 12. Chủ tịch Đỗ Anh Dũng thậm chí đã khẳng định “chắc như đinh đóng cột” trong cuộc phỏng vấn với báo Dân sinh: “Tân Hoàng Minh là một doanh nghiệp lớn, không bao giờ ‘mua danh ba vạn, bán danh ba đồng’ một cách thô thiển như vậy!”.

Với việc đơn phương hủy hợp đồng này, Tân Hoàng Minh sẽ phải mất tiền cọc trị giá 20% giá khởi điểm, tương đương khoảng 600 tỷ đồng.

Trong một lần trả lời phỏng vấn hồi năm 2017, ông Dũng cũng từng nói về mức giá hợp lý trong đấu giá: "Là một nhà kinh doanh, tôi cho rằng giá bán cao hơn giá khởi điểm khoảng 10-20% là hợp lý. Bởi một dự án bất động sản, ngoài chi phí đất đai và xây dựng còn có chi phí tài chính như lãi vay trong suốt thời gian phát triển dự án. Và đây là khoản chi phí rất lớn nên chỉ cần vài chục phần trăm hàng tồn là mất lãi, thậm chí lỗ ngay".

Đây không phải là lần đầu tiên ông chủ Tân Hoàng Minh trong phút bốc đồng “trót thắng”, rồi sau đó phải chi núi tiền, gồm cả tiền cọc hoặc tiền trúng đấu giá quá cao.

Năm 2016, ông Đỗ Anh Dũng từng đấu giá thành công đôi choé Tứ Linh giá 6 tỷ đồng rồi bất ngờ từ chối mua.

Theo VnExpress, trong phiên đấu giá ngày 28/5/2016, cặp choé này được đề xuất giá khởi điểm là 900 triệu (sản phẩm giá đấu cao nhất). Cuộc đấu giá sau khi trải qua 29 lần đấu giá qua lại giữa hai đại gia bất động sản của Việt Nam là ông Đỗ Anh Dũng và ông Đỗ Quý Hải, người thắng là ông chủ Tân Hoàng Minh với mức giá chốt là 6 tỷ 50 triệu đồng.

3 lần chơi ngông trót thắng đấu giá của ông chủ Tân Hoàng Minh: Trong bối cảnh các đại gia ngồi với nhau, ai cũng có chút bốc đồng dẫn đến quá đà - Ảnh 1.

Đôi choé mà Tân Hoàng Minh từng đấu giá rồi bỏ ngang.

Tuy nhiên chỉ 10 ngày sau, ngày 6/6, ông Vũ Mạnh Hùng - người đại diện trả giá thay ông Đỗ Anh Dũng đã phản hồi Lạc Việt về việc từ chối mua tài sản nói trên.

Đại diện Tân Hoàng Minh cho biết, ông Đỗ Anh Dũng chỉ ủy quyền cho ông Hùng đi đấu giá với giới hạn tối đa 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, có thể trong quá trình đấu giá, ông Hùng do “hưng phấn” nên đã trả giá cao hơn so với mức đã được giao.

Với quyết định hủy ngang này, Tân Hoàng Minh chấp nhận bỏ cọc 50 triệu đồng và tài sản Cặp chóe Tứ Linh sẽ được bán cho người trả giá liền kề.

Tháng 6/2015, Tập đoàn Tân Hoàng Minh từng tham gia đấu giá khu đất vàng diện tích 3.000 m2 tại số 23 Lê Duẩn, quận 1, TP Hồ Chí Minh. Lần đấu giá đó, ông Đỗ Anh Dũng đã vượt mặt 12 đại gia bất động sản khác, gồm cả vua hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn và ông Nguyễn Bá Dương, và cuối cùng trúng với giá đấu cao nhất 1.430 tỷ đồng.

Tuy nhiên 5 tháng sau, Tập đoàn gửi đơn đề nghị hủy kết quả đấu giá lên chính quyền TP Hồ Chí minh, với lý do “phương án đấu giá có sai phạm về bước giá”.

Vụ việc dùng dằng một thời gian thì đến tháng 6/2016, Tân Hoàng Minh lại đổi ý đề nghị được tiếp tục mua lô đất trên. Tuy nhiên, do quá thời gian quy định, nên ngoài số tiền trúng đấu giá tập đoàn này phải nộp thêm hơn 260 tỉ đồng tiền phạt trễ hạn để được mua lô đất.

"Đây là cuộc đấu giá thất bại vì giá thắng cuộc quá cao. Khu đất này khởi điểm 550 tỷ và giờ chúng tôi phải trả tới 1.430 tỷ đồng - gấp 2,6 lần để sở hữu nó.

Là một cuộc đấu giá… trót thắng. Thực tế trong bối cảnh các đại gia ngồi với nhau, ai cũng có chút bốc đồng dẫn đến quá đà", Chủ tịch Tân Hoàng Minh từng chia sẻ trong cuộc phỏng vấn hồi năm 2017 với Vietnamnet

Sau khi đóng tiền và được giao đất, Tân Hoàng Minh cho rào chắn xung quanh, phá dỡ toà nhà cũ của Công ty xổ số kiến thiết. Theo kế hoạch ban đầu khu đất vàng này sẽ được xây dựng thành một khu phức hợp đẳng cấp, một công trình kiến trúc mang điểm nhấn cho khu vực trung tâm thành phố.

Tuy nhiên sau đó khu đất nằm bất động suốt thời gian dài. Đến năm 2019, nhiều thông tin cho biết khu đất đã được sang tay chủ mới. Tân Hoàng Minh sau đó đã chuyển nhượng khu đất lại cho Techcombank để nhà băng này xây trụ sở tại TP.HCM.

Theo MỸ ANH

5 Likes

Nợ xấu, chứng khoán, bất động sản: Những lưu ý cho năm 2022

Thứ 4, 12/01/2022, 07:45

Theo chuyên gia, nguy cơ bong bóng bất động sản đang hình thành, tác động tiêu cực đến nợ xấu của ngân hàng, trong khi đây là thị trường làm tài sản đảm bảo cho 10 triệu tỷ đồng tín dụng.

Kinh tế khó dự báo

Khi đánh giá khái quát về kinh tế Việt Nam trong suốt 2 năm đại dịch vừa qua, TS. Võ Trí Thành, Chuyên gia kinh tế cho rằng: Thứ nhất, Việt Nam không phải ngoại lệ trong “trận cuồng phong” của đại dịch COVID-19, gây ra khủng hoảng kép cho toàn cầu, mà trước tiên là khủng hoảng y tế, kéo theo khủng hoảng kinh tế xã hội.

Năm 2022, việc dự báo kinh tế là không dễ, trong khi thế giới còn nhiều bất định, trắc trở và có những cú sốc khó lường (ảnh minh hoạ)

Thứ hai, nếu nhìn cả hai năm 2020 – 2021, bức tranh của kinh tế Việt Nam cũng có những điểm nhấn nhá khác với tình hình chung của kinh tế thế giới. Đây là hai năm tăng trưởng kinh tế Việt Nam thấp nhất trong lịch sử 35 năm đổi mới đất nước, một năm tăng 2,9%, một năm tăng 2,6% (làm tròn). Riêng năm 2020 mặc dù tăng trưởng rất thấp, nhưng lại được coi như là điểm khá trong bức tranh xám xịt của kinh tế thế giới đang suy thoái nặng nề. Còn năm 2021, Việt Nam tăng trưởng thấp, nhưng trong một bức tranh khác của kinh tế thế giới, đó là khi đà phục hồi đã mạnh mẽ, mà theo IMF dự tính là gần 6%. Đó là điều khác biệt của Việt Nam so với toàn cầu.

Thứ ba, năm 2021, chúng ta chịu tác động hết sức nghiêm trọng của đại dịch và trong một chừng mực nào đó, cách ứng xử, phản ứng đối với dịch bệnh, cũng như đối với nền kinh tế có những điều tiếc nuối như: Một là đã để cho vaccine về chậm. Mặc dù từ tháng 8/2021 đến nay, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tiêm chủng nhanh nhất và độ phụ ở trong top 10 của thế giới. Hai là, các gói hỗ trợ không được ráo riết, quyết liệt triển khai. Cho đến bây giờ, Chính phủ mới đang bàn về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội thì sẽ là bị chậm.

Như vậy, cùng với ứng xử với dịch bệnh trong việc tiêm vaccine, rồi xử lý biến thể mới, các gói hỗ trợ hai năm qua tương đối nhỏ so với nhiều nước và việc thực thi chưa thật hiệu quả, tỷ lệ người dân, doanh nghiệp tiếp cận được với các gói hỗ trợ thấp, khiến chúng ta rút ra rất nhiều bài học.

Ngược lại với những điều tiếc nuối đó, có một số điểm tích cực rất rõ ràng như, kinh tế vĩ mô khá ổn định, lạm phát thấp, ngân sách Nhà nước không bị quá căng thẳng về thâm hụt, thu ngân sách vẫn vượt đôi chút so với kế hoạch, hệ thống tài chính ngân hàng vẫn giữ được mức lành mạnh dù nợ xấu có dềnh lên.

Cùng với đó, khi nhìn lại kinh tế Việt Nam, dù một số thời điểm, có những hiệp hội nước ngoài nói rằng, chúng tôi có thể phải chuyển 20% đơn đặt hàng sang những nước khác, nhưng nếu nhìn những con số cam kết của FDI hay con số giải ngân thì vẫn khá và FDI cam kết vẫn tăng 9-10 %, còn giải ngân đâu đó vẫn như năm 2020 trong bối cảnh giãn cách xã hội, đứt gãy nguồn cung, nguyên, nhiên liệu tăng cao”, TS. Võ Trí Thành nói.

Cũng theo vị chuyên gia, năm 2022, việc dự báo là không dễ, trong khi thế giới còn nhiều bất định, trắc trở và có những cú sốc khó lường, ngay cả những nhà khoa học hàng đầu cũng không thể nói được dịch bệnh bao giờ chấm dứt.

Một cái khó nữa, nếu nhìn sâu vào nền kinh tế Việt Nam, tăng trưởng không hoàn toàn chỉ phụ thuộc vào Việt Nam muốn gì, hay có thể làm được gì, mà đó là biến số của thế giới. Nhiều nhà nghiên cứu đều cho rằng, năm 2022 kinh tế thế giới hay kinh tế Việt Nam nói riêng phụ thuộc vào cách nhìn nhận tích cực hay tiêu cực.

Về dịch bệnh, điểm trừ đầu tiên là không lường được dịch này đến đâu, nhưng điểm cộng là năng lực y tế đã tốt hơn. Đây không chỉ nói đến tốc độ tiêm phủ vaccine, mà là khả năng tạo ra những loại thuốc mới, vaccine mới để có thể ứng phó với biến thể mới tốt hơn.

Đồng thời, chúng ta đã sống một cách bình tĩnh hơn với đại dịch, đã hiểu nó rõ hơn, nhất là thông điệp từ Nghị quyết 128 của Chính phủ, là sống chung hoàn toàn với dịch. Khi chúng ta sống được như vậy, kinh tế sẽ bắt đầu nhúc nhích dần lên và có sự khởi sắc.

Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm soát nguy cơ xảy ra bong bóng bất động sản

Nguy cơ bong bóng bất động sản

TS. Võ Trí Thành cũng nhấn mạnh, tất cả các dự báo cho đến thời điểm này chỉ là dự báo, dù kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi, nhưng tốc độ tăng trưởng bắt đầu chậm lại vì hai lý do: Thứ nhất, nền tảng kinh tế năm 2021 đã cao hơn, phục hồi mạnh mẽ hơn; Thứ hai, nhiều nước bắt đầu giảm dần các gói kích thích kinh tế và các gói hỗ trợ để phòng chống nguy cơ lạm phát. Như vậy, lãi suất sẽ tăng, đồng USD cũng tăng ít nhiều, cả việc dịch chuyển dòng vốn có thể làm khó cho các nước, đặc biệt là những nước đang phát triển hay mới nổi, dẫn đến đà tăng trưởng chững lại.

Nợ xấu, chứng khoán, bất động sản: Những lưu ý cho năm 2022 - Ảnh 2.

Chuyên gia ánh giá thị trường đang có dấu hiệu hình thành bong bóng trong tương lai, cộng với cuộc đấu thầu Thủ Thiêm vừa qua đã kích hoạt toàn bộ thị trường bất động sản tăng lên một cách đáng ngờ (ảnh minh hoạ)

Về cách thức hỗ trợ của Chính phủ, hiện nay đang nói rất nhiều về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội 2022-2023. Chương trình này chắc chắn sẽ được thông qua với tổng số tiền khoảng trên dưới 350.000 tỷ, chia cho các lĩnh vực như y tế, an sinh xã hội, việc làm, người lao động và doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh,… và thúc đẩy thêm về phát triển hạ tầng. Điểm cộng của chương trình này là có sự đánh giá tác động các cơ quan, tổ chức nghiên cứu. Nếu thực hiện tốt, đúng, trúng, quyết liệt, thì đâu đó sẽ góp phần tăng trưởng của Việt Nam lên từ 1- 1,5 điểm phần trăm.

Ngoài ra, chúng ta có hy vọng trong chương trình này là trụ cột “thực thi”, có đánh giá tác động tích cực, tiêu cực, áp lực lên lạm phát, làm tăng thâm hụt ngân sách, tăng nợ công,… Có nhiều cơ chế bàn thảo để làm cho nhanh, nhưng vẫn đảm bảo giải trình, tính minh bạch và chống lợi ích nhóm. Với sự quyết liệt, dám làm của bộ máy Nhà nước sẽ tránh được những điểm yếu kém rút ra từ các gói hỗ trợ lần trước để thực hiện tốt hơn.

Tôi rất hy vọng, chương trình phục hồi này không chỉ là vượt khó phục hồi, mà còn tạo được đà cho phát triển bền vững, gắn với cải cách và tái cấu trúc nền kinh tế”, TS, Võ Trí Thành bày tỏ.

Về những điểm cần lưu ý cho năm nay, TS. Lê Xuân Nghĩa - Nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia, đã nêu ra 3 vấn đề lớn cần được quan tâm, đó là:

Thứ nhất, là nợ xấu của ngân hàng, theo các chuyên gia ngân hàng dự đoán, nợ xấu tiềm ẩn vào khoảng trên 8,7%, cũng có những chuyên gia nước ngoài nghiên cứu nói rằng phải trên 10%. Như vậy đâu đó, mức độ nợ xấu sẽ ở giữa hai con số này và là vấn đề rất lớn.

Thứ hai, việc xử lý nợ xấu lại phụ thuộc nhiều vào thị trường bất động sản, trong khi đây là thị trường làm tài sản đảm bảo cho 10 triệu tỷ tín dụng. Vấn đề là thị trường này hiện đang rất khó lường, vì đã có khu vực đất nền tăng 2-3 lần trong vòng một năm qua.

Đặc biệt, số dự án được cấp phép rất ít, hay nói cách khác, nguồn cung rất khan hiếm, cộng với tâm lý đầu cơ, ngay cả ở dự án và đầu cơ thứ cấp rất nặng nề. Giao dịch yếu, nhưng giá trên trời, nghĩa là đường cung đường cầu gần như song song chứ không còn cắt nhau nữa.

Vì thế chúng tôi đánh giá thị trường đang có dấu hiệu hình thành bong bóng trong tương lai, cộng với cuộc đấu thầu Thủ Thiêm vừa qua đã kích hoạt toàn bộ thị trường bất động sản tăng lên một cách đáng ngờ. Tất cả các tỉnh đình lại các cuộc đấu giá bất động sản, vì sợ nó xảy ra giống như Thủ Thiêm, hoặc có những biến đổi nào đó mà mình phải chịu trách nhiệm…

Tại các thành phố phía Nam cũng bắt đầu có hiện tượng giá đất tăng lên, nhất là giá đền bù giải phóng mặt bằng tăng rất nhanh. Các nhà đầu tư bất động sản mới chập chững bước vào thị trường đã gặp ngay một đòn “búa bổ” vì gặp phải giá đền bù theo cơ chế thỏa thuận, nhưng ngay cả những công trình cơ sở hạ tầng của Chính phủ cũng đang đứng trước nguy cơ sẽ bị giá đền bù cao hơn, hoặc tâm lý người tiêu dùng đòi giá cao hơn.

Khi chập hai vấn đề lại: Nợ xấu của ngân hàng trong điều kiện thị trường bất động sản đang có những dấu hiệu kể trên sẽ rất đáng lo ngại trong tương lai và vài năm tới. Nếu bong bóng bất động sản nổ, sau đó xẹp xuống sẽ đóng băng toàn thị trường và giá bất động sản xuống rất thấp, dẫn đến toàn bộ tài sản thế chấp trong ngân hàng cũng sụt giảm, khiến một đống nợ xấu không có tài sản nào bổ sung đủ để đảm bảo”, TS. Lê Xuân Nghĩa phân tích.

Thứ ba, là thị trường chứng khoán không lên xuống theo quan hệ cung - cầu, mà đang biến động theo quan hệ lòng tham và nỗi sợ hãi. Hay nói cách khác, thị trường chứng khoán đang đứng trước vấn đề rất đáng lo ngại, là có hàng triệu nhà đầu tư nhảy vào thị trường mà không hiểu biết gì, không có thông tin và đầu tư theo số đông.

Chúng ta cũng nhìn thấy hiện tượng mặc dù nước ngoài đã rút vốn ra khỏi thị trường trong năm vừa rồi khoảng 3 tỷ USD, thì các nhà đầu tư Việt Nam không chỉ bù được 3 tỷ đô đó, mà còn đẩy lên cao hơn, như vậy để biết sức nóng của thị trường như thế nào. Nhưng vấn đề là các nhà đầu tư nghe thấy người đi trước nói rằng đầu tư lãi, nên họ lao vào, mà đến giờ, số lượng các nhà đầu tư có lãi bắt đầu giảm xuống, còn những tiếng than về lỗ bắt đầu tăng lên. Vì thế, nếu chúng ta không cẩn thận thì thị trường chứng khoán có thể sẽ có những cú sốc lớn khi đám đông rút vốn ồ ạt.

Chúng tôi cũng đề nghị với các cơ quan quản lý phải có biện pháp cụ thể hơn nữa để cảnh báo cho thị trường, giữ vững thị trường, mặc dù có những dấu hiệu như vậy nhưng ảnh hưởng để dẫn đến sụp đổ thì chưa xuất hiện”, TS. Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh.

Theo Diễm Ngọc

5 Likes

Chúc c Tím ngày mới an nhiên🍎

2 Likes

Cảm ơn bạn Tím, mình ổn.
Tổn thất chút vì bị vạ lây. A híc.
Bạn Tím đi chơi xuân hơi bị lâu, mong bạn mãi. :smiley:

1 Likes

Dòng tiền đổ mạnh vào cổ phiếu ngân hàng, toàn bộ 27 mã tăng giá, KLB tăng hơn 12%, BID tiếp tục tăng kịch trần

Các cổ phiếu khác như CTG, MBB, LPB cũng tăng mạnh trong sáng nay (13/1), có lúc gần tăng trần.

Dòng tiền đổ mạnh vào cổ phiếu ngân hàng, toàn bộ 27 mã tăng giá, KLB tăng hơn 12%, BID tiếp tục tăng kịch trần

Phiên giao dịch sáng 13/1/2022, cổ phiếu ngân hàng tiếp tục diễn biến tích cực khi toàn bộ 27 mã đều tăng giá.

KLB là cổ phiếu tăng mạnh nhất, đến 10h30 đã tăng 12% lên 28.000 đồng/cp. BID cũng tiếp tục tăng kịch trần (7%). Hàng loạt cổ phiếu khác cũng tăng mạnh như CTG tăng 5,4%, MBB tăng 5%, LPB tăng 4,1%,…

Dòng tiền đổ mạnh vào nhóm ngân hàng 2 phiên liên tiếp và khối lượng giao dịch đồng loạt tăng vọt. Trong đó MBB đứng đầu về thanh khoản với hơn 23,5 triệu cp được khớp lệnh đến 10h30, CTG đạt hơn 22 triệu cp, STB hơn 21 triệu cp,….

Khối ngoại cũng có động thái chủ yếu mua ròng cổ phiếu ngân hàng trong sáng nay. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 600.000 cổ phiếu CTG, gần 400.000 cổ phiếu BID, gần 300.000 cổ phiếu SHB,…

Trước đó, trong phiên 12/1, cổ phiếu ngân hàng cũng là động lực đưa VNIndex đảo chiều và tăng 18 điểm, bất chấp nhóm cổ phiếu bất động sản nằm sàn.

Thu Thủy

4 Likes

Thanks bạn!:apple::christmas_tree:

1 Likes

HHT vi vu khắp nơi. Lúc nào cũng nhớ đến bạn Thỏ xinh đẹp và cả nhà mình ,:blush::apple::evergreen_tree:

7 Likes

:christmas_tree:HHT Nhắc lại để đây: Hai bình thông nhau đó ạ.:christmas_tree::apple:
Phó Thống đốc NHNN có đến một NH nói chuyện mà NH đó các nhà đầu tư đang thích thú ôm nhiều giá từ 20.x: Có nhấn mạnh Quý I /2022 Bank là mũi nhọn :christmas_tree::apple:
Mà các Bank lợi nhuận tốt.
Nhưng toàn giấu nên chúng ta nên thì là mà nhé á…:christmas_tree::apple:
Đừng chống lại ý chỉ…Hãy thuận theo sẽ có lộc hái nhé :blush::apple::christmas_tree:

7 Likes

Ai theo HHT lăn chốt SHB: CP thưởng và CP mua 12 về TK lãi kha khá rồi nhỉ :blush::christmas_tree::apple:

8 Likes
5 Likes
6 Likes

VN-Index tiếp đà bứt phá, tâm điểm cổ phiếu ngân hàng

Thứ 5, 13/01/2022, 00:02

Với diễn biến tích cực của thị trường trong phiên 12/1, các Công ty chứng khoán đã đưa ra quan điểm tích cực về xu hướng thị trường và cho rằng VN-Index có thể sẽ tiếp đà hồi phục.

Góc nhìn CTCK: VN-Index tiếp đà bứt phá, tâm điểm cổ phiếu ngân hàng

Phiên giao dịch 12/1 diễn ra với những rung lắc mạnh sau thông tin rút lui khỏi cuộc đấu giá đất Thủ Thiêm cũng như thương vụ “bán chui” của ông Trịnh Văn Quyết với cổ phiếu FLC. Chỉ số VN-Index có lúc mất gần 28 điểm nhưng đến cuối phiên bất ngờ đảo chiều ngoạn mục, tăng hơn 18 điểm và vượt mốc 1.510 điểm.

Các cổ phiếu bất động sản tăng “nóng” đã bị bán mạnh, trong khi dòng tiền có xu hướng trở lại các cổ phiếu Bluechips, nổi bật là nhóm ngân hàng.

Một điểm tích cực nữa được ghi nhận sau phiên giao dịch là việc khối ngoại có phiên mua ròng thứ 2 liên tiếp trên sàn HoSE với giá trị 433 tỷ đồng.

Với diễn biến tích cực của thị trường trong phiên 12/1, các Công ty chứng khoán đã đưa ra quan điểm tích cực về xu hướng thị trường và cho rằng VN-Index có thể sẽ tiếp đà hồi phục.

Theo Chứng khoán Agriseco, trái với diễn biến của nhóm BĐS, các cổ phiếu ngành ngân hàng sau một thời gian dài đi ngang đã quay đầu tăng trở lại, nhiều mã ngân hàng trong rổ VN30 đã đạt trần như STB, BID, TPB. Ngoài nhóm ngành ngân hàng, nhóm ngành dầu khí cũng chứng kiến tín hiệu tăng giá tích cực nhờ hậu thuẫn từ giá dầu thế giới.

Việc VN-Index sau khi chạm vùng hỗ trợ ngắn hạn đã bật tăng trở lại, cùng với sự trở lại của nhóm cổ phiếu trụ cột, Agriseco kỳ vọng chỉ số sẽ tiếp tục duy trì sự phục hồi đến hết tuần này. Khuyến nghị nhà đầu tư nên tận dụng những mức hỗ trợ của thị trường để gia tăng tỷ trọng danh mục với những mã cổ phiếu tiềm năng, hạn chế “bắt đáy” một số mã cổ phiếu đầu cơ trong thời điểm này.

Cũng với quan điểm tích cực, Chứng khoán MBS cho biết về kỹ thuật, chỉ số VN-Index đã kiểm định thành công ngưỡng MA50 trên nền thanh khoản cao, cho thấy khả năng tiệm cận và vượt đỉnh trở nên khả quan hơn khi nhóm cổ phiếu ngân hàng đã có phiên trở lại ấn tượng.

Tuy một phiên chưa đủ dấu hiệu kết luận về xu hướng của dòng tiền nhưng khả năng nhóm cổ phiếu bluchips tiếp tục hút được dòng tiền dễ xảy ra hơn khi nhóm midcap và smallcap đã giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp. Do vậy, MBS cho rằng, nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, dầu khí,…sẽ tiếp tục phục hồi trong các phiên tới.

Tương tự, Chứng khoán SHS đánh giá việc lấy lại ngưỡng 1.500 điểm sẽ giúp cho tâm lý nhà đầu tư trở nên tích cực hơn và xu hướng có khả năng sẽ tiếp diễn trong thời gian tới để hướng đến các vùng kháng cự tiếp theo. Tất nhiên, những rung lắc có thể diễn ra khi VN-Index tiến vào vùng kháng cự.

SHS dự báo, trong phiên giao dịch tiếp theo 13/1, VN-Index có thể sẽ tiếp tục hồi phục để hướng đến vùng kháng cự trong khoảng 1.530-1.550 điểm. Nhà đầu tư nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức vừa phải đã gia tăng tỷ trọng cổ phiếu lên mức cao khi tham gia bắt đáy trong phiên hôm nay có thể tiếp tục nắm giữ để tận dụng xu hướng tăng của thị trường.

Trong khi đó, Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết, dựa trên phân tích kỹ thuật, chỉ số VN-Index có thể coi như kiểm tra thành công ngưỡng MA20 - ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn của thị trường. BSC dự báo chỉ số sẽ có lẽ sẽ tiếp tục có vài phiên tích luỹ và kiểm tra quanh ngưỡng MA20 - tương ứng với vùng 1.495 - 1.505 trước khi có đủ lực vươn lên những mục tiêu tiếp theo.

Chứng khoán SSI đánh giá chỉ số VN-Index đã hồi phục trở lại từ vùng hỗ trợ mạnh 1.470 điểm, là đường xu hướng tăng hình thành từ tháng 07/2021 cho đến nay. Do đó, nhiều khả năng chỉ số VN-Index đã quay trở lại xu hướng tăng hướng đến vùng giá mục tiêu tiếp theo nằm tại 1.550 điểm.

Bảo Sơn

7 Likes

cảm ơn bác thông tin rất hữu ích

2 Likes

HOA NỞ VỀ ĐÊM!

5 Likes

MÙI NƯỚC HOA LẠ!

2 Likes

chúc c Tím ngày mới vui vẻ

1 Likes

Chào bạn! Cảm ơn bạn rất nhiều. Chúc bạn mạnh khỏe và bình an nhé :apple::christmas_tree::blush:

2 Likes