Hậu quả Toàn cầu của chiến tranh Israel- Hamas

Lược sử xung đột Ả Rập-Israel qua bản đồ

Đường biên giới của Israel đã thay đổi như thế nào theo thời gian? Tại sao lãnh thổ tự trị của người Palestine lại nằm ở hai khu vực riêng biệt? Các bản đồ sau đây sẽ giúp minh họa một thế kỷ xung đột giữa người Ả Rập và người Do Thái ở Thánh địa. Bắt đầu vào năm 1916 (xem bản đồ trên).

Giữa Thế chiến thứ nhất, nhà ngoại giao người Anh, Sir Mark Sykes, và nhà ngoại giao người Pháp François Georges-Picot, được giao nhiệm vụ phân chia vùng lãnh thổ của Đế chế Ottoman. Cuộc đàm phán chia những vùng đất Ả Rập giữa các cường quốc châu Âu với nhau. Palestine đã được chỉ định là lãnh thổ quốc tế vì ý nghĩa của mảnh đất đối với cả 3 tôn giáo: Kitô giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo. Năm 1917, nước Anh ban hành Tuyên bố Balfour ủng hộ việc thành lập một “quê hương cho người Do Thái” ở Palestine. Lúc bấy giờ, ở Palestine đã bắt đầu hình thành các khu định cư nông nghiệp của người Do Thái, và phong trào phục quốc Do Thái cũng đã nhen nhóm từ khi Theodor Herzl công khai tuyên bố mục tiêu hình thành một quốc gia Do Thái ở Đại hội Phục quốc Do Thái đầu tiên tại Basel vào năm 1897.

Năm 1920, Hội nghị San Remo đã hoàn tất việc phân chia lãnh thổ của Đế chế Ottoman. Anh được giao quản lý các phần của lãnh thổ quốc tế được nêu trong Hiệp định Sykes-Picot. Trong năm sau đó, các phần lãnh thổ này được chia thành Palestine và Transjordan, một vương quốc Ả Rập dưới sự cai trị của Nhà Hashim. Năm 1922, Hội Quốc Liên, tiền thân của Liên Hợp Quốc, đã thông qua chế độ ủy trị này. Hơn nữa, còn tán thành việc thực hiện lời hứa của Tuyên bố Balfour.
Người Ả Rập trong khu vực ngày càng sử dụng vũ lực nhiều hơn để chống lại chính quyền Anh Quốc khi làn sóng di cư của người Do Thái tăng lên, bao gồm cả người Do Thái ở Đức chạy trốn khỏi Đức Quốc xã. Năm 1936, người Ả Rập nổi dậy. Chính quyền Anh nhanh chóng dập tắt cuộc nổi dậy, nhưng đã phải hạn chế sự di cư của người Do Thái để xoa dịu người Ả Rập. Tuy nhiên, các nhóm chiến binh Do Thái đã khởi xướng cuộc nổi dậy của riêng họ. Phong trào này đã lan rộng sau Thế chiến thứ hai. Anh cuối cùng đã từ bỏ và giao vấn đề Palestine lại cho Liên Hợp Quốc.

Sau thảm họa diệt chủng Holocaust do Đức Quốc Xã gây ra, áp lực công nhận quốc tế cho một nhà nước Do Thái ngày càng tăng. Năm 1947, Liên Hợp Quốc đề xuất chia Palestine thành ba phần: một nhà nước Ả Rập, một nhà nước Do Thái và Jerusalem, một thực thể tách biệt được đặt dưới sự quản lý quốc tế. Bạo lực tiếp tục leo thang. Năm 1948, sau khi Anh rút hoàn toàn khỏi Palestine, các nhà lãnh đạo Do Thái đã chính thức tuyên bố thành lập nhà nước Israel. Các quốc gia Ả Rập láng giềng lập tức đem quân xâm lược.

Israel giành chiến thắng trước đội quân Ả Rập. Hiệp định đình chiến năm 1949 đã kẻ ra một đường phân giới (được gọi là “Đường xanh”), đường biên giới trên thực tế giữa Israel và các quốc gia Ả Rập. Các chính phủ Ả Rập vẫn từ chối công nhận Israel. Hơn 700.000 người Ả Rập Palestine đã bỏ chạy hoặc bị trục xuất. Người Palestine gọi sự kiện này là Ngày Thảm họa. Dải Gaza và Bờ Tây lần lượt nằm dưới sự kiểm soát của Ai Cập và Transjordan (sau này đổi tên thành Jordan). Jerusalem bị chia cắt.

Năm 1967, trong cuộc Chiến tranh Sáu Ngày Đêm, Israel lại tiếp tục chiến thắng và chiếm được các vùng lãnh thổ mới, gồm Bờ Tây, Đông Jerusalem, Dải Gaza, Cao nguyên Golan và bán đảo Sinai. Israel đã sáp nhập Đông Jerusalem, cùng với một phần Bờ Tây, và tiến hành xây dựng các khu định cư của người Do Thái tại các khu vực mới bị chiếm đóng.

Tháng 10 năm 1973, vào ngày lễ Yom Kippur của người Do Thái, Ai Cập và Syria đồng loạt tấn công Israel ở Bán đảo Sinai và Cao nguyên Golan. Năm 1978, dưới sự bảo trợ của Mỹ, Israel và Ai Cập đã ký Hiệp ước Trại David và Hiệp ước hòa bình vào năm sau đó. Israel đồng ý trả lại toàn bộ Bán đảo Sinai đổi lại Ai Cập phải công nhận nhà nước Do Thái Israel. Các quốc gia Ả Rập trở nên phẫn nộ đã khai trừ Ai Cập ra khỏi Liên đoàn Ả Rập. Không có tiến triển nào đạt được cho vấn đề quyền tự trị của người Palestine.

Năm 1987, phong trào Intifada đầu tiên nổ ra, khi người Palestine đã tổ chức các cuộc đình công và biểu tình ném đá. Năm 1993, Israel và Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) đã ký Hiệp định Oslo I, vạch ra kỳ hạn 5 năm để người Palestine được tự trị ở Bờ Tây và Dải Gaza dưới một chính phủ, Chính quyền Palestine ¶. Thỏa thuận tạm thời này đã xáo trộn tình hình tại Bờ Tây và Dải Gaza (Quan sát bản đồ): tại Khu A, Chính quyền Palestine toàn quyền kiểm soát dân sự và an ninh; tại Khu B, họ được có một số thẩm quyền về luật pháp và trật tự, nhưng Israel vẫn duy trì quyền kiểm soát an ninh; và ở Khu C, Israel vẫn giữ toàn quyền kiểm soát. Tình trạng cuối cùng của Jerusalem và các khu định cư sẽ được giải quyết sau. Phong trào Intifada lần thứ hai bùng nổ từ năm 2000 đến năm 2005; người Palestine nổi dậy đã sử dụng súng và đánh bom liều chết. Israel phản ứng bằng việc xây dựng hàng rào an ninh ở Bờ Tây và rút quân cùng người định cư khỏi Dải Gaza. Ở Bờ Tây, Israel cũng đã phải sơ tán bốn khu định cư.

Hiện nay, Bờ Tây có gần 3 triệu người Palestine sinh sống, cùng với hơn 450.000 người Israel ở các khu định cư (không bao gồm Đông Jerusalem), một con số đã tăng khoảng bốn lần kể từ khi ký Hiệp định Oslo. Một số người định cư hiện đã sống ở Bờ Tây qua hai thế hệ. Các khu định cư bao quanh khắp Jerusalem. Cuộc sống của người Palestine ở Dải Gaza tồi tệ hơn đáng kể so với người Palestine ở những khu vực khác. Khu vực này đã nằm dưới sự kiểm soát của nhóm chiến binh Hamas kể từ năm 2007. Từ khi Hamas lên nắm quyền, cả Ai Cập và Israel đều thắt chặt phong tỏa khu vực này. Lịch sử của Hamas và Israel đã có 5 lần chạm trán quân sự, nhưng đẫm máu nhất là cuộc xung đột hiện nay.

Hậu quả toàn cầu của chiến tranh Israel- Hamas

Tác động của cuộc chiến Israel-Hamas sẽ vang dội khắp thế giới, gây ra hậu quả cho Trung Đông, Châu Âu, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Mặc dù có những thách thức cụ thể khác nhau nhưng không bên nào mong việc kéo dài hoặc mở rộng cuộc xung đột.

Khắp thế giới đồng cảm với hàng nghìn dân thường tại Palestine đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel. Tuy nhiên, đặt các mối quan hệ, tình cảm sang một bên, đây là một cuộc khủng hoảng địa chính trị, thậm chí có thể còn để lại hậu quả toàn cầu sâu rộng hơn so với cuộc chiến Ukraine.

Tác động tại Trung Đông

Những hậu quả ngay lập tức sẽ được cảm nhận ở Trung Đông. Trong nhiều năm, những “ảo tưởng” của Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu giờ đây đã tan vỡ. Mộng tưởng rằng Israel có thể bình thường hóa quan hệ với thế giới Ả Rập mà không cần giải quyết vấn đề Palestine (điều mà ông dường như tin rằng có thể đơn giản bị loại bỏ) giờ đây đã tan vỡ.

Toàn bộ chiến lược đối với tiến trình hòa bình đang suy yếu ở Trung Đông. Ả Rập Saudi, quốc gia sắp bình thường hóa quan hệ với Israel (cả 2 đều là bạn bè của Mỹ), giờ đây có thể sẽ phari yêu cầu một số nhượng bộ của Israel cho người dân Palestine trước khi tiến tới việc bình thường hóa mối quan hệ, kẻo gây ra sự phẫn nộ của cả thế giới Ả Rập.

Israel có quyền tự vệ không thể chối cãi. Nhưng trong nỗ lực giành lại quyền kiểm soát và bảo toàn vị thế chính trị của mình, ông Netanyahu sẽ tiếp tục thúc đẩy chiến tranh hoặc kích khích leo thang trong khu vực. Với các đồng minh danh nghĩa của mình ở vùng Vịnh đang bị đe dọa, Netanyahu có thể đang nuôi hy vọng khôi phục lại nhóm đồng minh địa chính trị của mình: Israel và các quốc gia Ả Rập theo hệ phái Sunni đối đầu với “trục kháng chiến” của Iran, trong khi người Palestine một lần nữa trở thành cái cớ cho một cuộc chơi địa chính trị- Cuộc đối đầu trên quy mô lớn tại “Trung Tâm của Ba Châu lục”.

Hậu quả bên ngoài Trung Đông

Cuộc xung đột cũng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng ngoài Trung Đông, với một trong những bên được hưởng lợi nhiều nhất là Nga. Người dân Ukraine sẽ phải tiếp tục chịu cảnh bạo lực và đau khổ nhưng dường như mức độ của sự đồng cảm từ thế giới không còn đặc biệt như trước đây nữa. Những hình ảnh được phát đi từ Gaza cũng đau lòng như bất cứ hình ảnh nào được phát ra từ Kharkiv hay Mariupol. Hơn nữa, đối với nhiều người, cuộc chiến ở Gaza khiến chiến tranh tại Ukraine tựa như một cuộc xung đột “địa phương” ở châu Âu. Vì sự sống còn của Ukraine phụ thuộc nhiều vào sự ủng hộ và hỗ trợ liên tục từ cộng đồng quốc tế, bất cứ điều gì làm xao lãng cuộc đấu tranh của họ đều không tốt!

Đối với châu Âu: cuộc khủng hoảng ở Gaza đặt ra một số thách thức. Đầu tiên, nó đã bộc lộ những rạn nứt sâu sắc trong liên minh Châu Âu. Đồng thời, cuộc chiến Israel-Hamas đã gây ra sự chia rẽ giữa các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu khác. Sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine năm ngoái, các nước châu Âu đã thể hiện sự đoàn kết to lớn. Nhưng các nhà lãnh đạo EU hiện đang phân chia mối quan tâm của họ vào Ukraine và cả Gaza.

Nền kinh tế châu Âu vốn đang suy yếu nghiêm trọng. Nếu chiến tranh Israel-Hamas leo thang, với việc Iran tham gia vào cuộc xung đột, tác động lên giá dầu khiến giá dầu và khí neo cao có thể khiến phương Tây phải trả giá đắt hơn. =>Việc duy trì các biện pháp trừng phạt đối với năng lượng của Nga sẽ gặp khó khăn.

Về phía Trung Quốc: không giống như nỗ lực giữ thái độ trung lập sau khi Nga xâm chiếm Ukraine, Trung Quốc nhanh chóng bày tỏ sự ủng hộ đối với người Palestine. Phản ứng của Trung Quốc là một phần trong chiến lược nỗ lực tiếp cận Nam bán cầu của nước này. Và các nhà ngoại giao Trung Quốc chắc chắn đang cố gắng hết sức để nêu bật các tiêu chuẩn kép của phương Tây – Israel so với Nga, Palestine so với Ukraine. Nhưng việc chọn phe có thể gây ra những rắc rối cho Trung Quốc. Rõ ràng nhất, một cuộc đối đầu trong khu vực rộng lớn hơn có thể phá vỡ nền hòa bình mong manh mà Trung Quốc đã cố gắng làm trung gian giữa Iran và Ả Rập Saudi.

Đối với Mỹ: “Ngay khi tôi nghĩ mình đã thoát ra ngoài, họ vẫn kéo tôi quay lại!” Điều này đặc biệt phù hợp ngày nay, vì chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thể hiện kỷ luật và quyết tâm cao hơn nhiều trong việc thúc đẩy chính sách đối ngoại xoay trục từ Trung Đông sang châu Á- Thái Bình Dương so với những người tiền nhiệm của ông, Barack Obama và Donald Trump. Nhưng hiện nay, khu vực này một lần nữa lại đứng đầu trong chương trình nghị sự của các nhà hoạch định chính sách Mỹ.

Cho đến nay, Biden đã làm rất tốt trong việc cân bằng sự ủng hộ dành cho Israel với việc kêu gọi nhà cầm quyền Israel kiềm chế hơn trong phản ứng trước cuộc tấn công của Hamas. Nhưng hiện tại ngân sách Mỹ đang thâm hụt 2.000 tỷ USD, việc tiếp tục viện trợ quân sự hơn 100 tỷ USD cho nước ngoài (phần lớn số tiền này, khoảng 61,4 tỷ USD, được dành cho Ukraine, và 14,3 tỷ USD trang bị vũ khí cho Israel) có khả năng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Quốc hội Mỹ.

Chiến sự tại Ukraine đã khiến Mỹ xao nhãng khỏi ưu tiên hàng đầu của mình: cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, giờ lại tiếp tục là cuộc xung đột tại Trung Đông. Mỹ cần đưa sự hiện diện của mình trở lại mạnh mẻ hơn tại Trung Đông vì Trung Quốc luôn trực chờ nhảy vào hất cẳng Mỹ ra khỏi khu vực này.

Hậu quả đến nền kinh tế toàn cầu: bài này phân tích khá hay về hậu quả kinh tế, nên mình không viết thêm về hậu quả kinh tế nữa.

Tham khảo

Xung đột Israel- Palestine
A short history of the Arab-Israeli conflict
Tuyên bố Balfour
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vẫn chia rẽ về tình hình Gaza
Xung đột Israel-Hamas đe dọa kinh tế châu Âu
Mỹ viện trợ cho Ukraine bất chấp thâm hụt ngân sách tăng

2 Likes

cám ơn ad! Bài viết hơi dài

3 Likes

nhưng ok

4 Likes

Thanks bác nhé!

4 Likes

cám ơn view ad

5 Likes

rắc rối nhỉ

3 Likes

lược sử thôi mà đã phức tạp rồi

3 Likes

Giá dầu hạ nhiệt, chắc là chiến sự dịu bớt nên phản ánh vào giá dầu nhỉ

3 Likes

Dầu khí vẫn là dòng đánh được cho năm sau. Tôi nghĩ hạ nhiệt tý thôi nhưng vẫn quay lại và neo cao

3 Likes

Bài này kén người đọc quá nhỉ. Tính viết thêm về Trung Đông

2 Likes

Chắc người ta lười đọc dài ấy ad. Viết ngắn thôi

1 Likes

A di đà phật!

2 Likes

dạ a di đà phật!

1 Likes

thấy hay nhưng hơi dài

1 Likes

cám ơn góp ý bạn nhé!

Drama biển Đỏ bắt đầu căng rồi anh em

dầu khí với cảng biển ad nhỉ?

1 Likes

cảng biển thì có khả năng tăng cước phí vận tải nhiều hơn. Nhưng mà dầu khí thì mình nghĩ sẽ không biến động nhiều trong 2024 nhé!