Giá than đã tăng 300% trong vòng 1 năm và đang là đỉnh của 10 năm trở lại đây. Vậy thì vì lý do gì mà người này người kia nói do cơ chế nên các công ty than ở VN không được hưởng lợi, rồi thì các cổ đông cũng chả ảnh hưởng gì. Xin thưa là chả có cơ chế nào như thế cả, không thể có cái chuyện KTV bán ra 132usd/ tấn mà lại trả cho các công ty than 50 usd, họ cũng là con người, họ cũng đổ mồ hôi nước mắt , thậm chí cả máu để có được nhưng hòn than đấy, vậy nên chả lý do gì họ không được hưởng thành quả khi giá thế giới tăng. Mình nghĩ nôm na như này, chả có ông bố bà mẹ nào ăn ngon, mặc đẹp mà để con mình phải đói rét. Thế nên mình tin tưởng với đà tăng hiện tại của giá than thế giới thì các công ty than sẽ được hưởng phần nào thành quả
kiểu gì cả họ chả tăng
Hôm qua các bác chốt lời sau khi ăn đc 2-3 cây CE. Vol giảm hẳn. :)). Nay lại lầm lũi đi lên.
mỗi ngày lập 1 kỷ lục mới
Quý 1 đây. Chờ quý 2 bùng nổ. Giá mấy con than còn rẻ mạt quá. Bằng 1 gói xôi ae ăn buổi sáng thôi.
Vì sao nó lại tăng nhỉ?
Xuất khẩu than tăng mạnh. Giá gd quốc tế 130usd. Ko lẽ VN mình xuất khẩu với giá 50-60usd hả b? Chơi quả phá giá thế liệu có dám chơi ko?
giá xuất khẩu chắc chắn phải theo giá thế giới . vậy nên các công ty than chuẩn bị hái thành quả
giá sắt thép tăng là 1 trong những nguyên nhân
QNC dài hạn ổn đấy. Tranh thủ giá còn thấp ace nhập ít hy vọng cuối năm có quà.
nay CE không bác chủ
qua có bài này ghê quá, than vẫn hot à
Cổ phiếu bứt tốc nhờ giá than toàn cầu tăng nóng
Cổ phiếu đang có diễn biến tương đối tích cực, nhưng nhìn chung, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp than vẫn chưa có sự chuyển mình rõ ràng. Dù doanh thu nghìn tỷ, lãi ròng đem về của các doanh nghiệp mỗi năm vẫn chỉ vỏn vẹn vài chục tỷ đồng. Do đó, trong suốt thời gian dài, nhà đầu tư dường như “ngó lơ” về tiềm năng tăng trưởng của nhóm cổ phiếu này.
Tuy nhiên, theo như phân tích của các đơn vị nghiên cứu, gần đây là báo cáo của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, cổ phiếu than có chuỗi tăng mạnh thời gian qua do hưởng lợi từ sự tăng giá than trên các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế.
Từ đầu tháng 6/2021, giá than cốc tại Trung Quốc tăng mạnh, có lúc tăng tới 6% do lo ngại nguồn cung than giảm, trong khi nhu cầu từ các nhà máy thép nước này hồi phục trở lại. Kết thúc phiên giao dịch ngày 3/6, giá than cốc kỳ hạn tháng 9 trên sàn Đại Liên tăng 4,5% lên 421,65 USD/tấn.
Trong khi đó, Indonesia - nước cung cấp than số 1 cho Trung Quốc đã giảm xuất khẩu xuống thấp hơn 15% so với trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát do bị ảnh hưởng bởi lượng mưa lớn.
Ngoài ra, nhu cầu điện tăng mạnh trong giai đoạn mùa hè ở các nước châu Á - Thái Bình Dương cũng thúc đẩy giá than ở Nam Phi có thời điểm lên 110 USD/tấn. Giá than nhiệt trung bình hàng tháng tại các cơ sở vận hành ở New South Wales đã tăng 78% kể từ tháng 9/2020.
Ở Australia, giá than nhiệt đã tăng cao kỷ lục trong 3 năm qua do nhu cầu mạnh đối với than chất lượng cao. Giá than đã lên tới 120 USD/tấn tại Thung lũng Hunter - nguồn cung cấp than chính của thế giới với than hàm lượng năng lượng trên 6000 kilocalories.
Ở châu Âu, giá than cũng được dự báo sẽ tăng do thời tiết năm nay lạnh hơn bình thường, nhu cầu về than sẽ tăng trong những tháng cuối năm, trong khi lượng than dự trữ đã sụt giảm.
Theo dự báo của James Stevenson, trưởng nhóm nghiên cứu về than, kim loại và khai khoáng thuộc IHS Markit Ltd. ở Houston, giá than có thể tiếp tục tăng mạnh trong quý IV/2021.