HBC: Ông Phú “lật kèo” và vết nhơ trong sự nghiệp?

Đăng lại bài viết trên trang web cá nhân của Hoàng Tùng Thiện ngày 7/1/2023, có chứa nhận định về ông Phú … Tại thời điểm đó đang diễn ra cuộc “nội chiến” căng thẳng trong Tập đoàn Hoà Bình. Bài viết cũng đã được đăng, và thảo luận căng thẳng trên một số group facebook có lượng thành viên lớn và cũng đã được trên trang vietnambusinessinsider.vn.

Tôi có may mắn đã từng làm việc tại hai công ty là Apave và Hoà Bình. Tại Apave, nơi ông Phú từng làm Tổng giám đốc, tôi làm việc ở vị trí Kế toán trưởng tập sự vào khoảng năm 2005. Tại Hoà Bình, tôi làm việc ở vị trí Trưởng ban kiểm soát, từ năm 2014 đến năm 2017. Ban đầu, tôi cũng không để ý lắm đến những thứ gọi là “tranh giành quyền lực tại Tập đoàn Hoà Bình”.

Nếu nói về cảm nhận cá nhân, tôi chưa từng gặp vị lãnh đạo nào đáng gặp như ông Hải. Ông Phú thì tôi ít tiếp xúc do thời gian làm việc khá ngắn ngủi. Tuy nhiên, điều đó không hề ảnh hưởng đến quan điểm trong bài viết.

Từ một phát ngôn của ông Phú

Đây là phát ngôn của ông: “Hiện nay trong các tài khoản của Hoà Bình chỉ còn 23 tỷ đồng khả dụng”.

Bạn có thể thấy chúng trên báo, trên mạng xã hội, các diễn đàn, group, … Nói tóm lại là rất có thể, bạn cũng liên tục bị “đập vào mắt”. Và tôi cũng dần để ý.

Trích nguyên văn phát ngôn

Tôi tìm đọc phát ngôn đầy đủ của ông Phú, và trích nguyên văn như dưới đây:

(Có ngắt lại câu nhưng giữ nguyên nghĩa):

“Hiện nay trong các tài khoản của Hoà Bình chỉ còn 23 tỷ đồng khả dụng. Một nơi mà một năm làm khoảng 15.000 tỷ mà chỉ còn 23 tỷ khả dụng là một chuyện kinh khủng. Lúc đó HĐQT phải cùng với ban Tổng giám đốc đi kiểm định xem 23 tỷ khả dụng là như thế nào. Nghĩa là không trả được lương. Nói như thế để nói rằng, luôn hướng đến đồng thuận cao nhất có thể, nhưng trong cuộc đời, có ai có đồng thuận 100% không? Nếu làm việc với nhau thực sự thì đừng đem cái tinh thần đồng thuận trở thành áp đặt. Không thể dùng việc đồng thuận như một biểu quyết, rằng mình không đồng ý thì bên kia cũng không được làm gì”.

Dư tiền khả dụng trên Báo cáo tài chính

Bạn có thể quan sát trên Báo cáo tài chính riêng của Tập đoàn Hoà Bình. Bao gồm trên Báo cáo bán niên 2022 và Báo cáo Quý III năm 2022. Chúng ta xem số dư tương ứng của khoản mục “Tiền”, gồm tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn:

– Tại ngày 31 tháng 12 năm 2021: Số dư là 100 tỷ;

– Tại ngày 30 tháng 6 năm 2022: Số dư là 603 tỷ;

– Tại ngày 30 tháng 9 năm 2022: Số dư là 161 tỷ.

Cần lưu ý, báo cáo bán niên đã soát xét bởi Kiểm toán Earnst & Young. Hơn thế, rất dễ xác minh số dư, nên gần như không thể có sự sai lệch.

Số dư nêu trên chắc chắn khả dụng, trừ khi có sự kiện bị phong toả tài khoản ngân hàng. Nhưng không có thông tin bị phong toả tài khoản nào được tìm thấy. Đó là chưa kể khoản tiền gửi có kỳ hạn. Chẳng hạn 336 tỷ ở thời điểm 30 tháng 9 năm 2022. Nếu khoản tiền này cũng không bị phong toả hoặc thế chấp, hay vì bất kỳ lý do nào khác, nó cũng khả dụng.

“Khả dụng” theo ông Phú là gì?

Nếu dựa trên đoạn trích dẫn trên, không ai biết nghĩa của “khả dụng” là gì. Trừ khi ông và lãnh đạo Hoà Bình đã có thống nhất. Còn nếu hiểu nguyên theo trích dẫn nêu trên thì bản thân ông Phú cũng không biết.

Ngoài ra, ông Phú nói số dư khả dụng đó là ở thời điểm nào? Và những phần không khả dụng thì khi nào nó khả dụng? Nghĩa là số tiền không khả dụng là bao nhiêu và khi nào Tập đoàn được toàn quyền sử dụng chúng?

Ít nhất, người ta thấy ông Hải đang tố cáo ông Phú “cố tình diễn giải những thông tin, tài liệu sai lệch với bản chất”.

Nên có phát ngôn trách nhiệm hơn

Hậu quả của phát ngôn trên là nó có thể gây hoảng loạn bán tháo của nhà đầu tư. Nó cũng có thể gây hoảng loạn cho cả nhà cung cấp, nhà thầu, và nhân viên công ty.

Ông Phú từng là Tổng giám đốc của Apave. Có lẽ ông nên ý thức hơn về phát ngôn của mình.

Hầu hết phát ngôn của ông Phú thiếu căn cứ

Tôi cũng đã đọc nhiều các bài viết khác. Nhưng hầu hết phát ngôn của ông Phú rất thiếu căn cứ và có vấn đề trong suy luận.

Chẳng hạn, khi ông nói ông Hải đang sai luật, hoặc không đúng luật. Ông nên chỉ ra sai theo khoản nào, điều nào, văn bản pháp luật nào. Còn nếu dựa nguyên trên các bài báo và lời nói của ông, tôi không thấy ông Hải sai hay không đúng luật.

Chúng ta cần lưu ý rằng khi nói đến luật, phải trích dẫn đầy đủ. Tôi cũng đã nhiều lần va chạm về luật, bao gồm luật sư. Nhất là khi họ nói rằng “theo luật …”, “… là sai luật”, “… không đúng luật”. Tôi thường hỏi cụ thể là điều nào, khoản nào, văn bản nào. Nhưng cuối cùng mới vỡ lẽ là họ … không hiểu gì về luật.

Bạn đã thấy trong tất cả các bài viết trên trang web này. Một khi đã nói đến đúng hay sai luật, luôn có điều, khoản, văn bản pháp luật được trích dẫn đầy đủ.

Ông Phú đang “lật kèo”?

Trong phát ngôn của ông Phú đã nêu, chúng ta còn thấy ông nói:

“Không thể dùng việc đồng thuận như một biểu quyết, rằng mình không đồng ý thì bên kia cũng không được làm gì”.

Xem thêm trên trang vnexpress, chúng ta biết rằng ông Phú đã đồng ý sẽ điều hành Tập đoàn trên nguyên tắc đồng thuận. Nghĩa là đồng thuận giữa Hội đồng sáng lập và Hội đồng thành viên. Về mặt pháp lý (Điều 137, Luật doanh nghiệp), Hội đồng sáng lập không có trong cơ cấu tổ chức quản lý công ty.

Nhưng ông Phú đã nói thì phải giữ lấy lời. Nếu theo lập luận trên, ông đang lấy luật để huỷ bỏ cam kết với ông Hải. Cụ thể hơn, nếu ông Hải không đồng ý thì làm hay không là quyền của ông Phú. Điều này chẳng khác gì ông đang muốn “lật kèo” vậy. Ngoài ra, từ phát ngôn trên, nếu suy đoán, dường như ông Phú đã làm gì đó vi phạm cam kết với ông Hải.

Một vết nhơ trong sự nghiệp?

Chúng ta không biết ai sẽ giành quyền làm chủ tịch. Bởi vì còn tuỳ thuộc vào trình tự các cuộc họp do ông Hải chủ trì có diễn ra theo đúng quy định của pháp luật hay không. Hiện tại, các luồng thông tin đang trái chiều.

Rất khó được bỏ qua

Ngay cả khi giành được chức chủ tịch đi nữa, ông Phú khó mà trụ lâu được. Phần vì ông “lật kèo” nên mất đi sự tín nhiệm. Phần vì đây là công ty đối vốn. Nghĩa là quyền lực thực tế và lớn nhất trong tay người sở hữu vốn. Trong khi ông Phú không định mua cổ phần tại Hoà Bình.

Quyền của cổ đông lớn (theo mức 5% và 10% trở lên) đã được luật hoá tại Điều 115, Luật doanh nghiệp. Tỷ lệ sở hữu của cá nhân ông Hải và gia đình được chi tiết trên Tạp chí Tiền phong. Chỉ riêng ông Hải đã sở hữu vốn tới 17,14%. Còn tổng cả gia đình ông Hải sở hữu tới 21%. Đó là chưa kể đến những người có quan hệ thân thiết, hoặc được ông Hải nâng đỡ khác.

Chúng ta lưu ý rằng ông Hải xem Hoà Bình như một “đứa con” vậy. Nên một khi không tin ông Phú do “lật kèo”, ông Hải sẽ làm mọi thứ có thể. Và với những thông tin hiện tại, khả năng cao là ông Hải sẽ tìm mọi biện pháp. Người ta biết rằng ông Hải chuẩn bị cả phương án tố giác hình sự.

Hoặc ông Phú sẽ bị thay thế sớm

Đó là bản chất của công ty đối vốn, như đã đề cập ở trên. Chắc chắn sẽ có một hoặc một nhóm cá nhân giành quyền kiểm soát qua sở hữu vốn. Hiện tại nhóm này thuộc ông Lê Viết Hải. Nhưng giả định một nhóm khác đi nữa thì chức chủ tịch thường rơi vào nhóm có vốn kiểm soát. Ông Phú có lập luận đâu đó rằng trên thế giới không mua cổ phiếu vẫn làm chủ tịch. Nhưng thường là rất ít. Hơn nữa, đây là Việt Nam.

Có vẻ rất khó hiểu không biết ông Phú đang cố gắng để làm gì?

Với lập luận trên, không chỉ “lật kèo”, dường như ông Phú sẽ chẳng có gì. Nghĩa là ông sẽ phải rời Tập đoàn Hoà Bình. Thậm chí, ông Phú khả năng cao còn để lại một vết nhơ trong sự nghiệp.

p là ng thẳng thắn.hbc không múc.1k cũng thế. :laughing:

Theo bạn thì tại sao “p là ng thẳng thắn”? Và tại sao nói hbc không “múc” dù 1k?

Chắc bạn phải có lý do nào đó nói rằng tôi “lải nhải” và “tâm thần”?

Chú lại lên thể hiện à? :grin::grin::grin::yawning_face::yawning_face::yawning_face:

công ty gia đình thì bỏ đi, số phận như nhau cả thôi hbc về cp trà đá sớm

Thể hiện cái gì ạ? Chỉ là một bài nhận định trước đây trên trang web Hoàng Tùng Thiện, đã đúng về ông Phú, không có cơ hội đăng ở đây, và giờ đăng lại thôi.

Có thể bạn đúng. Theo bạn thì tại sao lại về “cp trà đá sớm”? Thanks!

Doanh thu lớn, lợi nhuận khi lãi suất nhỏ không nhiều, như vậy khi lãi suất cao các DN dạng HBC sẽ bắt đầu Ngấm Đòn. Khi tỷ suất sinh lời kém hơn lãi suất Bank ắt giá cp sẽ bị suy giảm. Khi cp về dạng Trà đá thì khó lòng mà xuống nữa (trừ khi giải thể) nên lúc đó mới là nền mua gom và cầu may công ty không bị hủy niêm yết trong vài năm (xác xuất hủy hbc gần như rất bé 1%). Hãy hình con số biết nói. Doanh thu Vốn mang 3 đồng đi kinh doanh thì mất 1 đồng vốn còn 2. đấy là chỉ 1 quý 4.2023. Đòn nó sẽ ngấm đến khi trả hết phần vốn đi vay lãi cao (em đoán 3 4 quý)
2323
Nợ/Vốn CSH của HBC là 5-6 lần. không Sấp Mặt mới lạ. Chuyện ông Hải và ông Phú cãi nhau chỉ là BÀI ĐỂ NHỎ LẺ NẮM CỤC THAN HỒNG thôi cụ (em đoán)

Cám ơn về bài viết của bạn! Theo bạn, có cách nào khắc phục nhanh khoản lỗ hơn nghìn tỷ mà không phải cần đến 10 năm?

ngồi ngay ngắn nghe ““chiên da”” chém :smiley:

Ai mà biết được, có thể bạn đúng. Nhưng có vẻ bạn muốn dề xuất thêm giải pháp?

Tôi chỉ đăng đăng lại một nhận định. Hoặc bạn có cơ sở nói rằng tôi đang “chém”?

Cũng có thể bạn đúng. Nhưng cơ sở là gì vậy? Thanks!

Tôi cũng đã đọc bình luận của bạn. Tiếc là nó đã bị xoá. Thanks! Có gì phải ngại đâu nhỉ :slight_smile: Sự đa dạng trong ý kiến là cần thiết. Đó là chưa kể đến việc tôi cũng rất cần biết có những thứ mình chưa hoàn thiện!

1 Likes