HCM-Triển vọng mạnh mẽ từ câu chuyện tăng vốn

Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE:HCM) - Triển vọng mạnh mẽ từ câu chuyện tăng vốn

Ngày 7/12/2023, CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC, mã HCM) đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN). Quyết định này đưa ra trong bối cảnh HSC có kế hoạch phát hành tổng cộng 297,2 triệu đơn vị cổ phiếu, trong đó có 228,6 triệu đơn vị chào bán cho cổ đông hiện hữu và 68,6 triệu đơn vị để trả cổ tức. Nếu kế hoạch này được thực hiện, vốn điều lệ của HSC sẽ tăng lên trên mức 7.500 tỷ đồng.



1.Mục Tiêu Tăng Vốn

Với giá chào bán đặt tại 10.000 đồng/cổ phiếu và tỷ lệ thực hiện quyền 2:1, HSC kỳ vọng sẽ thu được khoảng 2.286 tỷ đồng. Số tiền này dự kiến sẽ được sử dụng để bổ sung vốn cho hoạt động vay giao dịch ký quỹ, với mức 1.786 tỷ đồng, cùng việc bổ sung vốn cho hoạt động tự doanh với số lượng 500 tỷ đồng.

Theo thống kê, dự kiến sẽ có ít nhất năm CTCK thực hiện tăng vốn điều lệ trong thời gian tới với tổng giá trị khoảng 13.400 tỉ đồng. Mục đích sử dụng vốn đa phần là để bổ sung hoạt động cho vay, song song với đầu tư và các mục đích khác.

2.Tầm Nhìn Chiến Lược

Quyết định tăng vốn này không chỉ là một bước quan trọng để củng cố tài chính mà còn đánh dấu sự quay lại của HSC trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang trở nên cạnh tranh khốc liệt. Cùng với việc nâng cao vốn điều lệ, HSC hướng đến mục tiêu gia tăng thị phần và tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh.

3.Thách Thức và Cơ Hội

Thị trường chứng khoán đang phát triển nhanh chóng, và việc tăng vốn là điều kiện cần thiết để không bị tụt lại. Trong quá khứ, HSC từng là một trong những công ty lớn nhất với thị phần môi giới trên 10%. Tuy nhiên, do chậm tăng vốn, HSC đã mất đi một số khách hàng và giảm thị phần xuống dưới 5% tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE). việc tăng vốn khủng thường đi kèm lo ngại pha loãng cổ phần đối với nhiều CTCK trên sàn.

Tuy nhiên, để đánh giá về yếu tố có pha loãng hay không thì cần đánh giá kế hoạch sử dụng vốn sau khi phát hành. Theo tờ trình tăng vốn, đa số các CTCK đều sử dụng số tiền tăng vốn để mở rộng nguồn cung cho vay margin. Trong khi đó, đây lại là mảng kinh doanh tương đối an toàn, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu sử dụng margin của nhà đầu tư vẫn rất lớn

4.Chiến Lược Đối Mặt với Thách Thức

Trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) ngày 8/8/2022, ông Trịnh Hoài Giang - Tổng giám đốc HSC, đã thể hiện sự quan tâm với việc tăng vốn, mô tả nó như là “sống còn” của công ty. Ông chia sẻ với cổ đông rằng không chỉ là một con số về tỷ đồng, mà đó là cơ hội quan trọng để phục hồi và phát triển.

5.Thách Thức từ Cổ Đông Nhà Nước

Một trong những nguyên nhân khiến HSC chậm chân trong việc tăng vốn thời gian qua là do cổ đông Nhà nước HFIC - tổ chức trực thuộc UBND TP HCM có chủ trương thoái vốn nên không muốn bỏ thêm tiền. Trong đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu năm 2021, HFIC đã chuyển tiền mua vào tài khoản phong toả, nhưng việc góp vốn của HFIC phải mất tới 2 năm mới hoàn tất do phải chờ ý kiến chấp thuận của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Để tiếp tục thực hiện đợt phát hành tăng vốn khác thì công ty phải hoàn thành đợt tăng vốn trước.

5.Kết Luận
Ngắn hạn: giá cổ phiếu thường tăng tích cực sau khi các công ty chứng khoán đăng ký chào bán thành công. Ngay thời điểm ra tin sáng 11/12 cổ phiếu đã có diễn biến tích cực mặc cho các cổ phiếu cùng nhóm dịch vụ tài chính và thị trường chung điều chỉnh.

Dài hạn: Bước quyết liệt của HSC trong việc tăng vốn là một dấu hiệu tích cực, mở ra cơ hội mới cho nhà đầu tư. Việc gia tăng vốn sẽ giúp HSC tái thiết, tìm lại vị thế đã bị lấy mất bởi các công ty chứng khoán khác trong giai đoạn khó khăn, phải giải quyết các vấn đề nan giải từ cổ đông nhà nước

1 Likes


Phát súng đầu tiên?

https://www.youtube.com/watch?v=Rdc_arqCbHM&t=1951s gửi các bạn bài phân tích tổng hợp về HCM và câu chuyện 2024 tăng vốn