HDB – Q2-2024 AM: Lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ và kiểm soát tốt chất lượng tài sản

KQKD 1H-2024

  • Lũy kế 6T-2024, HDB ghi nhận LNTT đạt 8,2 nghìn tỷ (+49% YoY), hoàn thành 52% KH năm.
  • Tăng trưởng tín dụng hợp nhất 13,0% YTD, trong khi tăng trưởng huy động là 2,2% YTD. Sự chênh lệch lớn giữa tín dụng và huy động trong 1H2024 này là do HDB đã tăng tốc huy động kể từ Q2-Q4/23 và để tăng thanh khoản và đưa LDR về 71% vào cuối năm 2023.
  • Tổng thu nhập hoạt động đạt 16 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 33% YoY, dẫn dắt bởi TN lãi thuần đạt 14,9 nghìn tỷ (+52% YoY) trong khi tổng các thu nhập ngoài lãi đạt 1,2 nghìn tỷ giảm 49% YoY chủ yếu do TN phí thuần giảm 55% YoY

Hoạt động tín dụng

  • Tăng trưởng tín dụng tại Ngân hàng mẹ đạt 13.3%, cao thứ 2 toàn ngành, trong khi dẫn đầu ngành về tăng trưởng tín dụng theo giá trị tuyệt đối (43 nghìn tỷ đồng) với động lực chính từ tín dụng doanh nghiệp.
  • Theo nhóm khách hàng, tín dụng doanh nghiệp (gồm TPDN)/Cá nhân/Tài chính tiêu dùng ghi nhận tăng trưởng đạt 20,3%/3,2%/5,3% với tỷ trọng là 61%/35%/4%.
  • Trong 21 nghìn tỷ cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng thêm trong Q2, HDB tập trung tăng cho vay đối với ba lĩnh vực chính là Thương mại (gần 9 nghìn tỷ), DV tài chính (6 nghìn tỷ), và Xây dựng (gần 5 nghìn tỷ).
  • Đối với hoạt động cho vay KH cá nhân tại Ngân hàng mẹ, HDB chú trọng cho vay hỗ trợ lĩnh vực nông nghiệp và cho vay kinh doanh hơn so với cho vay mua BĐS (chiếm 23,5% cho vay KH cá nhân và giảm 1 nghìn tỷ so với quý trước).
  • HDB tiếp tục theo đuổi chiến lược cho vay theo chuỗi giá trị, trong đó khai thác nhà cung cấp, nhà phân phối, và các KH cá nhân/nhân viên của các khách hàng lõi.

Khả năng sinh lời

  • HDB đứng thứ hai toàn ngành về NIM, đạt 5,65%, và dẫn đầu ngành về ROA 2,2%, ROE 25,7%.
  • NIM (theo quý) cải thiện tích cực 100bps YoY và 30 bps QoQ. So với quý trước, HDB duy trì được lãi suất cho vay bình quân (chỉ giảm 10bps QoQ xuống 10,3%), trong khi tối ưu hóa chi phí vốn (giảm 60 bps QoQ) khi giảm quy mô huy động giấy tờ có giá và tận dụng chi phí huy động tiền gửi ở vùng đáy trong nửa đầu năm.

Chất lượng tài sản

  • Tỷ lệ NPL hợp nhất đã giảm 15 bps QoQ xuống 2,1% trong đó tỷ lệ NPL tại Ngân hàng mẹ giảm 15 bps QoQ xuống 1,85% và tại HD Saison đi ngang so với quý trước ở mức 7,5%.

  • Trước CIC, tỷ lệ NPL hợp nhất là 1,55% và tại Ngân hàng mẹ là 1,28%. Như vậy, NPL của HDB bị ảnh hưởng khoảng 30% bởi CIC.

  • Nợ xấu hình thành ròng hợp nhất đạt 928 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ hình thành NPL là 0,25% giảm mạnh so với tỷ lệ 0,76% quý trước. Nợ xấu hình thành ròng chủ yếu đến từ HD Saison (740 tỷ đồng).

  • Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng nhẹ lên 59% so với 57% cuối Q1-2024, tuy nhiên vẫn thấp hơn khá nhiều so với mức định 93% tại Q2-2022.

HD Saison

  • Tổng thu nhập đạt gần 3.300 tỷ, LNTT đạt 601 tỷ, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ, nhờ (1) NIM (TTM) tăng 200 bps lên 41,5%, (2) tỷ lệ CIR (TTM) cải thiện 5 ppts đạt 38%.
  • Tăng trưởng tín dụng đạt 5,3% YTD tương ứng 850 tỷ dù giải ngân lũy kế là gần 14 nghìn tỷ trong 1H2024 do bị ảnh hưởng bởi KH trả nợ.
  • Tăng trưởng tín dụng theo sản phẩm: cho vay mua điện máy là +9% YTD, cho vay tiền mặt +5% YTD và cho vay mua xe máy giảm 5% YTD.
  • Cho vay tiền mặt là sản phẩm trọng tâm của HD Saison khi chiếm khoảng 53% danh mục, trong khi vay mua trả góp điện máy và xe máy lần lượt chiếm 24%và 19%. HD Saison dẫn đầu thị trường cho vay trả góp mua xe máy với 36% thị phần, theo sau là FE Credit (18%) và Home Credit (16%).
  • NPL đạt 7.5% giảm 10 bps so với thời điểm đầu năm.

Outlook: Kỳ vọng vượt kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm (15,8 nghìn tỷ đồng)

  • Dự kiến tăng trưởng tín dụng hợp nhất khoảng 25% cả năm 2024.
  • NIM dự kiến dao động 5.3 -5.5% nhờ TTTD và lợi suất cho vay ổn định. Chi phí vốn dự kiến tiếp tục hỗ trợ cho triển vọng về NIM, bất chấp xu hướng lãi suất huy động tăng do tỷ lệ LDR còn khá nhiều dư địa cải thiện.
  • CIR mục tiêu duy trì ở dưới 35%.
  • NPL mục tiêu giữ nguyên ở mức dưới 2% dựa trên kỳ vọng tăng trưởng kinh tế khả quan nửa cuối năm giúp cải thiện khả năng trả nợ của nhiều khách hàng.
  • HDB đặt mục tiêu đưa tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên mức 100% trong dài hạn và cho rằng mức 70-80% trong năm nay (Q2- 2024: 59%).
  • HD Saison: Đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 25% (1H: 5,3%) nhờ cải thiện tỷ lệ phê duyệt hồ sơ tín dụng, dự kiến vược KH lợi nhuận 1.000 tỷ đồng.
  • Kế hoạch trả cổ tức: HDB dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 20% trong Q3, 10% cổ tức tiền mặt đã được chia trong tháng 7 vừa qua; Cổ tức 2025: dự kiến chia cổ tức 30%, trong đó tỷ lệ cổ tức tiền mặt ít nhất 15%.

Nhận định

Trong ngắn hạn, HDB cho thấy nhiều động lực tăng trưởng lợi nhuận, khả năng sinh lời dẫn đầu hệ thống trong khi vẫn kiểm soát khá tốt chất lượng tài sản như thể hiện trên báo cáo tài chính. Lợi nhuận có thể tiếp tục tăng trưởng mạnh trong Q3 trước khi bình thường hóa trong Q4, do ảnh hưởng của mức nền thấp của NIM cùng kỳ năm 2023 - hệ quả của việc HDB chủ động tăng cường huy động tiền gửi của khách hàng Q2-Q4/2023 và dẫn đến chênh lệch lớn giữa tín dụng trong năm 2023. Bên cạnh dư địa tối ưu hóa LDR giúp giảm sức ép từ xu hướng tăng của chi phí vốn lên NIM trong 2H-2024, tăng trưởng tín dụng cao hơn ngành nhờ hỗ trợ ngân hàng yếu kém sẽ tiếp tục là động cơ cho tăng trưởng thu nhập lãi thuần cũng như tổng thu nhập hoạt động. Trong khi đó, mục tiêu về bộ đệm dự phòng có thể sẽ không gây áp lực quá nhiều lên chi phí tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới khi tỷ lệ này có thể được hỗ trợ bởi triển vọng giảm nợ xấu khi ban lãnh đạo tin rằng giai đoạn khó khăn nhất của ngành đã qua.

Danh mục & Điểm mua bán chi tiết trong nhóm trong tường cá nhân.
Chia sẻ cách đầu tư chứng khoán hiệu quả