HDG - Tiềm năng tăng trưởng trong năm 2024

Tổng quan Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô (HDG)

Tập đoàn Hà Đô, niêm yết trên sàn HOSE với mã cổ phiếu HDG, được thành lập vào năm 1990 và là một tập đoàn đa ngành tại Việt Nam. HDG hoạt động chủ yếu 3 lĩnh vực kinh doanh gồm (1) Bất động sản và Xây lắp, (2) Năng lượng, (3) Quản lý cho thuê văn phòng, khách sạn.

Các mảng kinh doanh cốt lõi của HDG gồm BĐS và Năng lượng, với tỷ trọng đóng góp vào doanh thu năm 2023 lần lượt là 10% và 67%. Trong đó, mảng năng lượng mang về dòng tiền khá ổn định cùng mức biên lợi nhuận gộp cao nhất, quanh 70%.

image

Các mảng kinh doanh chính

1: Bất động sản

HDG chính thức bước chân vào lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản từ năm 1994, phát triển từ một công ty xây dựng. Tính đến nay, HDG đã hoàn thành 15 dự án nhà ở thương mại, tòa văn phòng và khách sạn. Dự án nổi bật nhất là Hado Centrosa tại Q.10 TP.HCM, góp phần rất lớn vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của công ty giai đoạn 2018-2020.

Hiện tại, HDG đang triển khai dự án Charm Villas (trước đây là Hado Dragon City) tại xã An Thượng và Song Thương - huyện Hoài Đức – Hà Nội, với quy mô 30ha và 528 căn biệt thự, liền kề. Dự án đã hoàn thành phần hạ tầng và tiện ích nội khu, với hai đợt mở bán vào tháng 12/2020 và tháng 01/2021, bàn giao toàn bộ các căn từ hai đợt mở bán.

Ngoài Hado Charm Villas, HDG đang nghiên cứu triển khai 6 dự án bất động sản nhà ở khác với tổng quy mô quỹ đất khoản 91ha, gồm Hado Green Lane, Hado Minh Long, Khu hỗn hợp Dịch Vọng, Dự án 62 Phan Đình Giót, Nongtha Central Park và Alia Bảo Đại.

Tổng quan một số dự án BĐS thương mại của HDG

Dự án Hado Charm Villas
image

Dự án Hado Charm Villas tọa lạc tại Đại lộ Thăng Long, An Thượng, Hoài Đức, TP.Hà Nội, trải rộng trên diện tích 30ha. Với mật độ xây dựng chỉ 18,1%, dự án bao gồm 528 căn biệt thự đơn lập, biệt thự song lập, nhà vườn liền kề và nhà phố shophouse. Vị trí thuận lợi, chỉ mất 20 phút để đến các quận trung tâm thành phố, 15 phút để đến Trung tâm Hội nghị Quốc gia, và 35 phút để đến sân bay quốc tế Nội Bài. Sự phát triển của dự án được đánh giá cao khi chỉ cách Vành đai 4 1.5km và tiềm năng tăng giá khi Tuyến đường Vành đai 4 dài 112,8km đã khởi công từ 25/6/2023.

Dự án Hado Green Lane
image

Dự án này có quy mô 2.32 ha, tọa lạc tại 2735 Phạm Thế Hiển, Phường 7, Quận 8, TpHCM. Gồm 03 block cao 18 tầng, tổng cộng 1231 sản phẩm. Vị trí thuận lợi ở trung tâm quận 8, mang lại ưu thế với 4 mặt view sông. Đây là dự án phân khúc trung cấp, dự kiến sẽ thu hút sự quan tâm lớn từ khách hàng do nhu cầu ở tại TP.HCM đang gia tăng.

Dự án Khu hỗn hợp Dịch Vọng
image

Dự án tại Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội có quy mô 22.5ha, bao gồm các hạng mục như chung cư N04B2, Hado Park View, Hado Parkside, biệt thự, và nhà liền kề. HDG đang hoàn thiện pháp lý cho lô HH - Công trình nhà hỗn hợp. Vị trí thuận lợi với nhiều tuyến đường đang và sẽ mở, nhất là đường Vành đai 2,5 – tuyến đường kéo dài từ Phú Thượng, Tây Hồ đến Lĩnh Nam, kết nối Khu đô thị Dịch Vọng với đường Cầu Giấy, Trung Kính. Yếu tố này sẽ đem đến tiềm năng tăng gia cho KĐT trong tương lai.

2: Năng lượng tái tạo

HDG bắt đầu hoạt động trong ngành thủy điện từ năm 2006 bằng việc góp vốn liên doanh thành lập Công ty Za Hưng. Dự án Nhà máy thủy điện Za Hưng ở Đông Giang, Quảng Nam, khởi công từ 2006 và đóng điện từ 2009, có công suất 30MW. Tiếp đó, vào tháng 11/2011, HDG đưa vào vận hành Nhà máy thủy điện Nậm Pông tại Nghệ An, công suất 30MW.

Từ năm 2016, HDG nâng tỷ lệ sở hữu tại Công ty Za Hưng lên 54% và hợp nhất mảng kinh doanh thủy điện. HDG sau đó mở thêm các nhà máy thủy điện khác như Nhạn Hạc - Nghệ An (59MW), Sông Tranh 4 - Quảng Nam (48MW), và Đăk Mi 2 - Quảng Nam (147MW), nâng tổng công suất lên 314MW và sản lượng hàng năm lên 1,007 tỷ kWh, chiếm 74% trong cơ cấu năng lượng của công ty.

Hiện tại, cả 5 nhà máy thủy điện của HDG đều hoạt động ổn định, sản lượng hàng năm đạt khoảng 1,200 tỷ kWh/năm, mang về doanh thu hàng năm khoảng 1,400 tỷ đồng.

image

Từ năm 2018 - 2019, HDG đã đầu tư mạnh vào năng lượng tái tạo, bao gồm 2 nhà máy điện mặt trời và 1 nhà máy điện gió với tổng công suất 148MW. Dự án ĐMT Hồng Phong 4 (48MW) đã đi vào hoạt động thương mại từ tháng 06/2019 với giá FIT là 9.35 UScents/kWh. Các dự án SP Infra 1 (50MW) và Điện gió 7A (50MW) cũng đã được triển khai sau đó, với giá FIT lần lượt là 9.35 và 8.5 UScents/kWh.

image

Hiện tượng thời tiết El Nino hạ nhiệt từ 2H2024 hỗ trợ cho thủy điện phục hồi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng có mưa tương đương với trung bình nhiều năm, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên có thể sẽ có mưa muộn hơn vào tháng 06/2024, với lượng mưa dự kiến giảm từ 5% - 30% so với trung bình. Từ tháng 08 - 10/2024, khi La Nina quay lại, lượng mưa có thể cao hơn trung bình từ 10% - 30%.

Đánh giá từ Trung tâm Dự báo Khí hậu của Mỹ cho thấy El Nino sẽ giảm và chuyển sang trạng thái trung tính vào tháng 5, 6 với xác xuất cao trên 70%, trong khi La Nina có thể bắt đầu từ tháng 07/2024 và diễn ra mạnh mẽ từ tháng 08/2024 với xác suất trên 70%. El Nino thường xuất hiện mỗi 3-4 năm một lần, dự kiến sẽ rơi vào năm 2026-2027.

image

Xu hướng sử dụng năng lượng tái tạo gia tăng, điện gió được ưu tiên phát triển trong QH8

Năng lượng tái tạo đang trở thành xu hướng chính và dự kiến sẽ thay thế nhiên liệu hóa thạch trong tương lai với nhiều lợi ích như giảm lượng khí carbon và ô nhiễm. Biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan đang thúc đẩy nhu cầu chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo.

Đồng thời, Việt Nam đã cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại COP26, khiến phát triển xanh trở thành xu hướng thương mại và đầu tư toàn cầu.

image

Theo đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế, Việt Nam có nguồn năng lượng tái tạo đủ để xây dựng ngành điện quốc gia theo kịch bản phát triển bền vững. Trong Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2045 (QH8), Việt Nam đặt mục tiêu tăng tỷ trọng nguồn điện từ năng lượng tái tạo từ 26.9% năm 2023 lên 30.9 - 39.2% vào năm 2030, và 67.5 – 71.5% vào năm 2050.

Theo Quy hoạch điện VIII, nguồn điện khí và điện gió được ưu tiên phát triển. Điện khí sẽ chiếm 15% công suất nguồn điện vào năm 2030, trong khi điện gió trên bờ và ngoài khơi sẽ chiếm khoảng 18.5% tổng công suất đến 2030 và tăng lên 29.4% vào năm 2050. Điện mặt trời tiếp tục được khuyến khích phát triển, dự kiến chiếm 34.4% tổng công suất nguồn điện vào năm 2050. Mục tiêu loại bỏ nhiệt điện than khỏi cơ cấu nguồn điện và chuyển đổi sang nhiên liệu sinh khối và amoniac cho các nhà máy đã vận hành được 20 năm.

image

Cập nhất KQKD Q1/2024

image

KQKD Q1/24 HDG ghi nhận doanh thu và LNST lần lượt -11% YoY và -26% YoY, hoàn thành 29% và 27% kế hoạch năm 2024.

  • Doanh thu mảng BĐS đạt 315 tỷ đồng, cao hơn mức của cả năm 2023 là 282 tỷ đồng, chủ yếu nhờ bàn giao các căn còn lại từ đợt mở bán GĐ1 & 2 Dự án Hado Charm Villas.

  • Mảng cho thuê BĐS và Khách sạn có mức tăng trưởng khá, doanh thu đạt 80 tỷ đồng và 35 tỷ đồng, lần lượt +6% YoY và 41% YoY, biên LNG đạt 41% và 22%.

  • Doanh thu mảng năng lượng của HDG giảm mạnh 24% so với cùng kỳ năm trước trong quý đầu tiên của năm 2024. Sụt giảm chủ yếu đến từ mảng thủy điện do điều kiện thủy văn không thuận lợi trong Q1/2024, do tác động của hiện tượng thời tiết El Nino. Sản lượng thuỷ điện chỉ đạt 169 triệu kWh, giảm 30% so với cùng kỳ năm trước, làm giảm biên LNG của mảng năng lượng từ 73.2% xuống còn 64.2% trong Q1/2024.

Với kết quả này, lợi nhuận gộp Q1/2024 của HDG chỉ đạt 438 tỷ đồng, -24% YoY. Biên lợi nhuận gộp lùi xuống mức 51.7%, thấp hơn so với cùng kỳ là 60.2%.

Về chi phí: Chi phí SG&A/doanh thu tăng nhẹ từ 3.8% trong Q1/2023 lên 4.0% trong Q1/2024. Chi phí lãi vay giảm mạnh xuống còn 94 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ năm trước nhờ tất toán nợ trái phiếu từ đầu năm 2023. Mặc dù công ty đã nỗ lực kiểm soát chi phí, nhưng kết quả lợi nhuận ròng vẫn giảm đáng kể xuống còn 264 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm trước, do mảng năng lượng không khả quan. Biên LNST cũng giảm từ 31.7% xuống còn 26.1% trong Q1/2024.

image

Tình hình tài chính

Tính đến cuối Q1/2024, tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất 63% trong cơ cấu tổng tài sản, kế đến là các khoản phải thu chiếm 10% và hàng tồn kho chiếm 7%. Trong đó, khoản phải thu chủ yếu là phải thu ngắn hạn của khách hàng, phần lớn từ Công ty Mua bán điện - EVN (EVNEPTC). Giá trị hàng tồn kho phần lớn đến từ các bất động sản đang xây dựng với giá trị khoảng 850 tỷ đồng, -23.5% YoY, chiếm 90% tổng giá trị hàng tồn kho.

Rủi ro tài chính của HDG đang được giảm bớt trong giai đoạn 2018 đến nay, tỷ lệ D/E của công ty sau khi đạt đỉnh 177% đã trở về ngưỡng an toàn, đạt 70.9% sau Q1/2024. Các chỉ số về khả năng thanh toán cũng được cải thiện, hệ số thanh toán ngắn hạn và thanh toán nhanh đạt lần lượt 1.7x và 1.23x sau Q1/2024.

Về dòng tiền, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của HDG trong Q1/2024 cũng tốt hơn so với cùng kỳ. Chúng tôi cho rằng áp lực dòng tiền trong ngắn hạn đối với HDG sẽ không cao nhờ (1) HDG hiện chưa có nhiều dự án mới đang triển khai (2) Nợ vay giảm dần (3) Hoạt động kinh doanh của các nhà máy thủy điện cải thiện.

image

Đánh giá cổ phiếu HDG

Kết thúc phiên ngày 11/6/2024, giá cổ phiếu HDG đóng cửa ở mức 34,700đ/cổ phiếu, tăng 1,76% so với ngày trước đó. Với các lĩnh vực kinh doanh, mảng bất động sản của HDG đã ghi nhận sự trở lại tích cực với doanh thu đột biến từ dự án Charm Villas. Mảng năng lượng tiếp tục là điểm sáng với các dự án thủy điện và điện gió đang và sẽ đóng góp tích cực vào doanh thu của công ty.

Như vậy, với những tiềm năng tăng trưởng cùng với câu chuyện mùa vụ, doanh thu trở lại với mảng điện bởi nhu cầu sử dụng điện tăng cao trong mùa hè, cổ phiếu HDG được đánh giá là một lựa chọn đầu tư tiềm năng.

Khuyến nghị của HanoiStock:

Chúng tôi khuyến nghị MUA & nắm giữ với cổ phiếu HDG ở vùng giá quanh 33,500 – 34,300, mục tiêu ngắn hạn là vùng giá 37. Trong trường hợp cổ phiếu giảm 5% - 10%, nhà đầu tư cần nhanh chóng cắt lỗ để bảo vệ danh mục của mình.

7 Likes

Đua nhau đầu tư vào bất động sản công nghiệp: Cơ hội và tiềm năng lớn

Trên thị trường BĐS Việt Nam, cuộc đua đầu tư vào BĐS công nghiệp đang ngày càng nóng lên với sự tham gia mạnh mẽ của các đại gia như DIC Corp, Phát Đạt, Hà Đô và Khang Điền. Điều này phản ánh xu hướng rõ rệt của các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành, nhằm tận dụng cơ hội và tiềm năng phát triển mạnh mẽ của thị trường.

BĐS công nghiệp đang được đánh giá là lĩnh vực có tiềm năng rất lớn. Dự báo giá thuê BĐS công nghiệp sẽ tiếp tục tăng trong năm nay, khẳng định vai trò quan trọng của lĩnh vực này trong nền kinh tế. Đây cũng là lĩnh vực thu hút sự quan tâm đầu tư từ các nhà đầu tư lớn nhờ vào sự gia tăng nhu cầu từ các doanh nghiệp và nhà sản xuất địa phương cũng như quốc tế.

Các chuyên gia cho rằng, BĐS công nghiệp sẽ là điểm sáng của thị trường BĐS trong thời gian tới. Việc các công ty hàng đầu tiếp tục mở rộng và đầu tư vào các dự án khu công nghiệp không chỉ tạo ra nguồn thu nhập ổn định mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế và hạ tầng quốc gia.

Trong bối cảnh này, việc đầu tư vào BĐS công nghiệp được coi là một lựa chọn đáng đầu tư, mang lại lợi ích dài hạn và ổn định cho các nhà đầu tư. Điều này cũng cho thấy sự chuyển đổi tích cực trong cách nhìn nhận và chiến lược phát triển của các doanh nghiệp trước một thị trường đầy tiềm năng và thách thức.

4 Likes

Rất chi tiết, cám ơn ad!

Thanks bạn!

hay, đăng thêm mã BĐS khác đi bạn

Thanks bạn! Ad có cập nhật về mã PDR & SZC, bạn có thể vào trang theo dõi - Ad sẽ cập nhật tin tức hàng ngày nhé^^

1 Likes

Bài viết phân tích hay và chất lượng,

Ban quản trị F247 đã chuyển tải nội dung bài viết thành định dạng video và đăng trên kênh Tiktok Nhà đầu tư, qua đó giúp lan tỏa giá trị bài viết và tác giả rộng hơn đến các cộng đồng của F247. Link video phần 1phần 2

Hãy cùng nhau tạo ra nhiều bài viết hay và lan tỏa giá trị của cộng đồng F247 nhé.

Xin cảm ơn!

1 Likes

LIDECO BẮT TAY VỚI HÀ ĐÔ, THỰC HIỆN DỰ ÁN THÁP ĐÔI 47 TẦNG CAO NHẤT KHU ĐÔ THỊ MỚI DỊCH VỌNG

Tháng 7/1997, UBND TP Hà Nội đã có văn bản giao cho công ty CP Phát triển Đô thị Từ Liêm (Lideco) làm chủ đầu tư, quy hoạch 1/500 Khu đô thị mới Dịch Vọng trên phạm vi 22,5 ha.

Phần lớn các hạng mục đã hoàn thành, chỉ còn lại một số ít khu đất trống, trong đó có khu đất ký hiệu HH và NO11, có tổng diện tích gần 1,5 ha.

Khu đất HH là đất hỗn hợp và NO11 là đất ở. Theo giới thiệu của chủ đầu tư thì tại khu đất HH sẽ xây dựng hai tòa tháp cao 47 tầng, trong khi tại khu NO11 sẽ xây một tòa nhà cao 32 tầng.

Theo thông tin từ phía Lideco, khu đất HH xây dựng 2 toà tháp 47 tầng sẽ do Hà Đô phụ trách triển khai theo hợp tác giữa 2 bên.

Theo các văn bản của UBND TP Hà Nội thì Khu đô thị mới Dịch Vọng được xây các công trình với chiều cao tối đa là 15 tầng, trừ khu NO10 là 32 tầng. Vì thế, toà tháp đôi 47 tầng khu HH sẽ là công trình cao nhất Khu đô thị mới Dịch Vọng.

-Theo BCTC quý I của Lideco, Tập đoàn Hà Đô đang có khoản 144,9 tỷ đồng góp vốn để triển khai đầu tư lô đất HH và kinh phí thực hiện công tác giải phóng mặt bằng Khu đô thị mới Dịch Vọng.

2 Likes

HDG có mảng điện nữa, không biết quý 3 này có hưởng lợi được gì ko AD

Sắp tới nhóm điện HDG sẽ có nhiều thông tin tốt, kể cả thủy - mặt trời hay tái tạo bác á

HDG - Bứt phá mảng năng lượng tái tạo

Thủy điện: Với tổng công suất 314 MW gồm các thủy điện như Dakmi 2 - 147 MW; Nhạn hạc 59 MW; Sông Tranh 4 - 48MW… Đây có thể coi là kênh cho HDG dòng tiền tốt nhất, biên lợi nhuận cao nhất. Với dự phóng sớm kết thúc Elnino trong quý 1/2024, muộn nhất là cuối T4/2024 sau đó chuyển sang pha thời tiết Lanina trong 2 năm tiếp theo, khiến sản lượng thủy điện cải thiện đáng kể (15%).

Về điện mặt trời: HDG đang có 2 NM là Hồng Phong 4 - 48MW và Infa 1 - 50MW đang hoạt động, đem về dòng tiền thuần cho HDG mỗi năm 150-170 tỷ (LNST - 2024-2028).

Về Điện gió: HDG đang vận hành dự án điện gió 7A Thuận Nam - 50 MW, dự kiến 2024 đem về cho HDG 140 tỷ ln ròng. 2025-2028: 180 - 190 tỷ. Ngoài ra còn các dự án Eahleo 1+2: 57 MW - 2025 80-100 tỷ ln/năm; Hướng phùnng: 30MW - 2026 - 50-60 tỷ; Phước Hữu 50MW 2025 70-80 tỷ ; Sóc Trăng 40 MW 2026 - 30-40 tỷ; An Phong 300 MW 2027 - 80-110 tỷ.

3 Likes

Tiêu thụ điện dự kiến tăng mạnh vào tháng 7/2024: Đạt mức 920,5 triệu kWh/ngày, tăng 10,15% so với cùng kỳ năm trước

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã báo cáo về tình hình cung ứng điện trong bối cảnh nhu cầu tăng cao liên tục. Công ty cho biết rằng, mặc dù nhu cầu điện tăng mạnh, việc cung cấp điện vẫn được đảm bảo an toàn và ổn định, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của người dân.

Tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu của toàn hệ thống trong 6 tháng này đạt 151,74 tỷ kWh, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, mức tiêu thụ điện cao nhất được ghi nhận vào tháng 6/2024, với ngày tiêu thụ điện lớn nhất đạt 1,02 tỷ kWh (ngày 14/6/2024) và công suất lớn nhất đạt 49.533 MW (ngày 19/6/2024), tương ứng tăng 11,05% và 7,87% so với cùng kỳ 6 tháng năm trước.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, EVN ghi nhận sản lượng điện truyền tải đạt 121,47 tỷ kWh, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023. Công suất và sản lượng truyền tải điện từ khu vực miền Trung và miền Nam ra miền Bắc được duy trì ở mức cao nhằm tăng cường cung cấp điện cho miền Bắc.

Sản lượng điện thương phẩm của EVN tính đến cuối 6 tháng năm 2024 đạt 135,64 tỷ kWh, tăng 14,3% so với cùng kỳ. Chi tiết, điện năng cung cấp cho sinh hoạt tăng 16,07%, cho công nghiệp - xây dựng tăng 12,8%, cho thương mại - dịch vụ tăng 16,58%, và cho nông nghiệp tăng 14,02% so với 6 tháng năm 2023.

EVN đã đạt những tiến bộ đáng kể trong công tác đầu tư xây dựng vào 6 tháng năm 2024, với khối lượng đầu tư tăng 35% so với cùng kỳ năm 2023. Các dự án nguồn điện trọng điểm như dự án mở rộng Thủy điện Ialy và các nhà máy điện mặt trời Phước Thái 2, 3 đều đang thi công tích cực, với kế hoạch hoàn thành và phát điện vào cuối năm 2024 hoặc trong quý 3/2024.


Thi công đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.

EVN và các đơn vị liên quan đã tích cực triển khai các công trình lưới điện trong 6 tháng đầu năm 2024. Cụ thể, đã khởi công 47 công trình và hoàn thành đưa vào vận hành 57 công trình lưới điện từ 110 kV đến 500 kV. Đặc biệt, đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối được đặc biệt chú trọng, với EVN và các đơn vị nỗ lực cao nhất để đảm bảo tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Các dự án quan trọng như trạm biến áp 500 kV Thanh Hóa và đường dây 500 kV Nam Định 1 - Thanh Hóa đã hoàn thành đóng điện, đồng thời tiếp tục triển khai các bước kiểm tra, nghiệm thu kỹ thuật để đảm bảo hoàn thành các công tác còn lại một cách hiệu quả.

EVN và các đơn vị đã hoàn thành và đưa vào vận hành đường dây 220 kV Nha Trang - Tháp Chàm (2 mạch), cùng với các trạm biến áp 220 kV Vĩnh Hảo, Vĩnh Châu, Phố Cao. Đồng thời, công tác nâng công suất trạm biến áp 220 kV Thái Thụy cũng đã được hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2024.

Về tình hình cung ứng điện trong tháng 7/2024, EVN dự báo công suất cực đại toàn hệ thống có thể đạt trên 52.000 MW, trong đó riêng miền Bắc có thể đạt trên 27.000 MW. Sản lượng tiêu thụ điện bình quân ngày toàn hệ thống dự kiến khoảng 920,5 triệu kWh/ngày, tăng 10,15% so với cùng kỳ năm 2023.

Để đảm bảo cung ứng điện ổn định và tin cậy, EVN tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện 38/CĐ-TTg và các chỉ đạo từ Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Trước tháng 7/2024, EVN đã tăng cường chỉ đạo các đơn vị để tập trung lực lượng tại các công trường và đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án nguồn và lưới điện trọng điểm. Đặc biệt, EVN đang phối hợp mọi nguồn lực để hoàn thành toàn bộ công trình đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Các công trình lưới điện đang thi công để đấu nối nguồn điện, giải tỏa nguồn thủy điện và nhập khẩu điện cũng được EVN tập trung làm việc với các địa phương để giải quyết các vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đồng thời đôn đốc các nhà thầu để đẩy nhanh tiến độ.

Ngoài ra, EVN cũng đang tăng tốc chuẩn bị đầu tư để khởi công dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo trong năm 2024.

=> Trong bối cảnh EVN và các đơn vị liên quan đang tập trung đẩy mạnh các dự án nguồn và lưới điện trọng điểm, HDG có thể hưởng lợi từ việc tăng cường hợp tác và tham gia vào các dự án hạ tầng năng lượng lớn. Đặc biệt, việc EVN đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị và khởi công dự án cấp điện cho huyện Côn Đảo mở ra một cơ hội đáng chú ý cho HDG trong việc đầu tư và phát triển hạ tầng năng lượng tại khu vực này.

Bên cạnh đó, các dự án mở rộng và nâng cấp lưới điện 220 kV và 500 kV cũng tạo ra nhu cầu lớn về các giải pháp và công nghệ hiện đại trong lĩnh vực năng lượng, mà HDG có thể tận dụng để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp.

Những nỗ lực của EVN trong việc đảm bảo cung ứng điện ổn định và tin cậy cũng tạo ra môi trường thuận lợi cho HDG để tăng cường đầu tư và mở rộng hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp điện nước tại Việt Nam.

3 Likes

HDG quá tiềm năng, tks bài phân tích của AD

1 Likes

tuần sau lên 35.x nào

CTCK Asean (Aseansc) khuyến nghị mua cổ phiếu HDG với giá mục tiêu 34,036 đồng/cp

Aseansc cho biết HDG dự kiến sẽ mở bán giai đoạn 3 của dự án Hado Charm Villas vào nửa cuối năm 2024, với khoảng 108 căn còn lại trên diện tích ước tính khoảng 13,000 m2. Với giá bán trung bình giả định khoảng 100 triệu đồng/m2, HDG có thể thu về khoảng 1,300 tỷ đồng từ đợt mở bán này. Trong năm 2024, Aseansc kỳ vọng doanh nghiệp sẽ bàn giao khoảng 80 căn của dự án này, mang lại doanh thu khoảng 950 tỷ đồng, hoàn thành 95% kế hoạch của HDG.

Tuy nhiên, hai dự án Hado Minh Long và Hado Green Lane đang gặp khó khăn về pháp lý liên quan đến chuyển mục đích sử dụng đất ở. Luật Đất đai hiện hành và Luật Đất đai sửa đổi năm 2024 (có hiệu lực từ 01/01/2025) yêu cầu nhà đầu tư phải có quyền sử dụng đất ở đối với một phần hoặc toàn bộ diện tích đất dự án. Do không đáp ứng được điều kiện này, HDG dự kiến hoàn thành pháp lý cho các dự án trên vào năm 2025 và mở bán vào năm 2026. Aseansc kỳ vọng doanh thu từ các dự án này sẽ đóng góp vào giai đoạn 2027 - 2029.

Đối với các dự án khác như Dịch Vọng Complex, 30 Tạ Quang Bửu và 62 Phan Đình Giót, Aseansc sử dụng phương pháp so sánh để định giá dự án Dịch Vọng Complex do dự án này đã được phê duyệt quy hoạch 1/500 nhưng chưa có thời gian mở bán rõ ràng. Hai dự án còn lại được định giá theo phương pháp Book Value do chưa có quy hoạch cụ thể.

Ngoài ra, từ năm 2023, HDG đã bắt đầu khảo sát các khu vực công nghiệp tiềm năng tại Hưng Yên, Thái Bình, Long An, Cần Thơ và Ninh Thuận với tổng diện tích khoảng 1,000 ha. Trong đó, HDG đã được phê duyệt nghiên cứu quy hoạch tại huyện Ân Thi (Hưng Yên) với diện tích 450 ha và huyện Bến Lức (Long An) với diện tích 265 ha.

Từ năm 2024, HDG kỳ vọng sẽ đẩy mạnh đầu tư vào mảng công nghiệp, đặc biệt tại các tỉnh phía Bắc như Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định và Quảng Ninh. Đầu năm 2024, HDG đã trình Sở Công Thương Ninh Thuận đề xuất chấp thuận đầu tư cho các cụm công nghiệp Phước Nam 1 và Phước Nam 2, mỗi cụm khoảng 50 ha. Tuy nhiên, Aseansc chưa đưa mảng này vào mô hình định giá do các dự án bất động sản KCN này chưa xuất hiện trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Trong lĩnh vực thủy điện, HDG dự kiến dự án thủy điện Sơn Linh và Sơn Nham sẽ đi vào hoạt động trong giai đoạn 2025-2026. Theo HDG, hai dự án khả thi nhất hiện nay là dự án 7A mở rộng và Phước Hữu, vì chúng đã được đưa vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII. So với Phước Hữu, dự án nhà máy điện gió 7A mở rộng có thể phát triển nhanh hơn do tận dụng được cơ sở hạ tầng hiện có của nhà máy điện gió 7A của HDG. Tuy nhiên, Aseansc chưa đưa các dự án điện mới vào mô hình định giá do chưa có khung giá mới cho các dự án điện tái tạo mới.

Aseansc định giá HDG dựa trên phương pháp định giá từng phần (SOTP). Trong đó, mảng năng lượng sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền cho các dự án đã triển khai và phương pháp Book Value cho dự án thủy điện Sơn Linh - Sơn Nham. Đối với mảng bất động sản, Aseansc áp dụng phương pháp đánh giá lại tài sản (RNAV) cho các dự án có pháp lý và thời gian mở bán rõ ràng. Do đó, Aseansc khuyến nghị mua cổ phiếu HDG với giá mục tiêu 34,036 đồng/cp.

5 Likes

BCTC Q2.2024 mình thấy HDG không tốt mấy nhỉ

giờ vào trễ ko nhễ