1."Tầm nhìn phát triển Việt Nam cường thịnh: Chúng ta tiếp tục theo đuổi mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển hàng đầu thế giới. Chính phủ đặt mục tiêu đầy tham vọng với tăng trưởng GDP đạt 8%. Mục tiêu này rất cao, bởi bối cảnh thế giới còn nhiều biến động khó lường. Giai đoạn này sẽ quyết định liệu Việt Nam có thể trở thành “rồng châu Á” tiếp theo, sánh vai cùng Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, hay sẽ dừng lại ở mức “hổ thu nhập trung bình” như Thái Lan, Indonesia, Malaysia.
Tiếp tục đẩy mạnh các dự án hạ tầng quan trọng như cao tốc đường bộ, sân bay Long Thành, và các tuyến vành đai Hà Nội, TP.HCM.”
- Tiềm năng của HHV
- Hoạt động thu phí BOT duy trì triển vọng tích cực: KQKD năm 2024 mảng thu phí BOT
của HHV được hỗ trợ tích cực nhờ điều chỉnh giá thu phí tại ba trạm: Đèo Cả, An Dân
và Cù Mông. Về dài hạn, mảng BOT sẽ tiếp tục đem lại dòng tiền bền vững cho doanh nghiệp, hưởng lợi từ xu hướng tăng trưởng lưu lượng giao thông
- Áp lực chi phí tài chính giảm nhẹ nhờ nhận được khoản hỗ trợ từ NSNN: (1) Ghi nhận
khoản hỗ trợ 1.180 tỷ đồng đối với dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả trong nửa cuối
năm 2024, (2) kỳ vọng tiếp tục ghi nhận khoản 2.280 tỷ đồng và 4.600 tỷ đồng hỗ trợ
cho việc sụt giảm doanh thu tại trạm Bắc Hải Vân và dự án Bắc Giang – Lạng Sơn
- Mảng xây lắp đem lại nguồn việc ổn định nhờ: (1) Các gói thầu quan trọng bắt đầu vào
giai đoạn thi công hạng mục chính, (2) Biên lợi nhuận gộp cải thiện. Trong dài hạn,
mảng xây lắp của HHV còn nhiều dư địa tăng trưởng xét đến: (1) Gia tăng khả năng
trúng thầu nhờ vào việc liên danh với tập đoàn Đèo Cả, (2) HHV thể hiện được năng
lực chuyên môn trong lĩnh vực thi công các công trình hầm qua núi với địa hình phức
tạp.
- Cổ phiếu hưởng lợi từ dự án đường cao tốc Bắc Nam. Vào cuối tháng 11, Quốc hội đã
thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam. Dự án có chiều
dài 1.541 km, tổng vốn sơ bộ hơn 1,7 triệu tỷ đồng (tương đương 67 tỷ USD) và dự
kiến hoàn thành năm 2035. HHV là 1 trong số những nhà thầu đã nhận hỗ trợ 1.180
tỷ đồng trong q4/2024 và kỳ vọng tiếp tục nhận gần 2.200 tỷ đồng trong giao đoạn tới.
- Tin rằng mức tăng trưởng lũy kế hằng năm CAGR 13,8%/năm trong giai
đoạn 2020-2024 sẽ duy trì trong giai đoạn 2025 – 2030 nhờ ba yếu tố chính. Thứ nhất,
dòng vốn FDI tăng trưởng mạnh mẽ đã tạo động lực lớn cho làn sóng chuyển dịch
chuỗi cung ứng về Việt Nam. Thứ hai, ngành du lịch phục hồi ấn tượng với lượng khách
quốc tế tăng 41% so với cùng kỳ, đạt 15,8 triệu lượt trong 11 tháng năm 2024. Thứ ba,
nguồn thu mới từ trạm thu phí Cam Lâm - Vĩnh Hảo đóng vai trò quan trọng trong việc
gia tăng doanh thu dài hạn.
- Năm 2025 là năm cuối cùng trong giai đoạn 2021-2025, tiến độ triển khai các dự án
đầu tư công đang được thúc đẩy mạnh mẽ, đặc biệt là đẩy mạnh giải ngân đầu tư công
với mục tiêu hoàn thành 3.000km đường cao tốc trước cuối năm 2025. Theo đó, kỳ
vọng Đèo Cả nghiệm thu xong dự án cao tốc Quãng Ngãi - Hoài Nhơn, ghép nối tuyến
cao tốc Bắc Nam trước nửa đầu năm; khởi công dự án Đồng Đăng - Trà Lĩnh và thúc
đẩy tiến độ tại dự án đường vành đai biển Bình Định. Trong khi, mảng thu phí BOT dự
kiến duy trì đà tăng trưởng CAGR 14%/năm. Nhờ vậy, doanh thu và lợi nhuận công ty
có thể lên mức kỷ lục mới.
- Mặt khác, HHV đang đẩy mạnh nghiên cứu và đầu tư vào các dự án quy mô lớn với
tổng vốn đầu tư lên đến hơn 100.000 tỷ đồng như cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, cao
tốc Tân Phú – Bảo Lộc, cao tốc TP.HCM – Chơn Thành, Vành đai 4 qua Bình Dương, cao
tốc TP.HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận (GĐ 2).
- Dài hạn: Hưởng lợi từ dự án Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh được thực hiện theo hình
thức PPP do liên danh Tập đoàn Đèo Cả - HHV – CTCP Xây dựng Công trình 568 làm
chủ đầu tư. Đây là tuyến cao tốc nối hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng, có tổng chiều dài
121km với vốn đầu tư hơn 23.000 tỷ đồng, chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 (dài
93,35km) dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025, với tổng vốn đầu tư 14.300 tỷ đồng.
Sau khi hoàn thành (dự kiến cuối năm 2026), tuyến cao tốc này sẽ rút ngắn thời gian
di chuyển từ Cao Bằng đến Hà Nội và ngược lại từ 6 - 7 giờ xuống còn khoảng 3,5 giờ.
Về tiến độ thi công, tính đến cuối tháng 10/2024, toàn dự án đã huy động hơn 1.000
nhân sự và 350 máy móc thiết bị, triển khai trên 26 mũi thi công, thực hiện các hạng
mục cầu, hầm, cống, với sản lượng thực hiện đạt khoảng 400 tỷ đồng.
Cùng với đó, xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đã biến Việt Nam thành
điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách gia
tăng mạnh mẽ, tạo cơ hội để HHV tối ưu hóa doanh thu từ các trạm thu phí BOT, đảm
bảo nguồn thu ổn định và bền vững trong dài hạn.
- Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ khác của chính phủ sắp tới sẽ giúp HHV gỡ bỏ được
nhiều khó khăn…