HHV - CTCP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HOSE)
I. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
- Đầu tư vào các dự án hạ tầng giao thông lớn là hoạt động thực hiện các dự án BOT. Đây là dự án đầu tư xây dựng công trình, tổ chức quản lý và kinh doanh có thu phí các dịch vụ sử dụng công trình với thời hạn dự tính thu hồi đủ vốn và thu được lợi nhuận. Sau khi kết thúc thời hạn hợp đồng, các công trình này sẽ được chuyển giao lại cho Nhà nước để tiếp tục quản lý và sử dụng.
- Hoạt động thi công xây lắp, khai thác bảo trì các công trình đường bộ là hoạt động xây lắp các công trình quốc gia lớn như Hầm Hải Vân, hầm Phước Tượng - Phú Gia,…
- Mảng quản lý vận hành: Chủ yếu thực hiện quản lý cho các dự án thuộc công ty con Nhờ công nghệ được chuyển giao từ tập đoàn Đèo Cả, HHV là đơn vị quản lý vận hành hầm đi đầu tại Việt Nam. HHV đang quản lý vận hành và bảo dưỡng thường xuyên cho 410km đường cao tốc và quốc lộ, 30km hầm đường bộ và 15 trạm thu phí BOT trên cả nước. Tuy nhiên, do chủ yếu quản lý vận hành các hầm của công ty con nên doanh thu vận hành chỉ chiếm ~2% trong BCTC hợp nhất.
Cơ cấu doanh thu
Nguồn: FPTS Research
Mảng thu phí BOT vẫn là mảng đóng góp lớn cho doanh thu nhưng các năm gần đây nhờ động lực đẩy mạnh đầu tư công của chính phủ, mảng xây lắp tăng trưởng rất nhanh và ngày càng mở rộng đóng góp cho HHV.
=> Động lực tăng trưởng lớn của HHV đến từ mảng xây lắp
- Mảng thu phí BOT
Doanh nghiệp góp vốn đầu tư với nhà nước để xây dựng các đường hầm. Sau đó, đặt trạm thu phí để thu tiền và khoảng này được ghi nhận vào doanh thu mảng thu phí BOT. Sau 1 khoảng thời gian nhất định từ 10 - 25 năm, HHV hoàn trả trạm lại cho nhà nước.
II. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH & CẬP NHẬT KQKD
- TÀI SẢN - NỢ VAY
Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản thấp hơn nợ ngắn hạn trên tổng tài sản qua các kỳ. Điều này cho thấy doanh nghiệp tiềm ẩn khả năng mất cân bằng tài chính ngắn hạn. Tuy nhiên, tài sản chủ yếu của HHV là các trạm thu phí BOT và nợ vay cao phù hợp với đặc thù doanh nghiệp làm dự án BOT.
- Cập nhật KQKD Q3
CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HOSE: HHV) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 3/2024 với doanh thu thuần gần 795 tỷ đồng, tăng 18% và lãi ròng 104 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ.
Sau 9 tháng, HHV ghi nhận doanh thu thuần hơn 2,298 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 367 tỷ đồng, lần lượt tăng 26% và 19%. Lãi ròng gần 310 tỷ đồng, tăng 15%.
Nguồn thu chính đến từ hoạt động thu phí BOT đạt hơn 1,437 tỷ đồng, tăng 22%, chiếm 63% doanh thu nhờ vận tải hành khách và vận tải hàng hóa đều tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ.
Còn mảng thi công xây lắp cũng đóng góp 34% vào doanh thu với gần 774 tỷ đồng, tăng 29% tại nhiều dự án như Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, đường ven biển nối Cảng Liên Chiểu,…
Năm 2024, HHV lên kế hoạch doanh thu thuần hơn 3,146 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 404 tỷ đồng. So với mục tiêu, Doanh nghiệp đã thực hiện được lần lượt 73% và 91% sau 9 tháng.
Kết quả khả quan trong quý 3 đã giúp tổng tài sản HHV tại thời điểm 30/09/2024 tăng 4% so với đầu năm, lên gần 38,294 tỷ đồng. Phần lớn nguồn vốn tập trung ở dạng tài sản dài hạn chiếm 97%, ở mức 36,960 tỷ đồng; Công ty đang nắm giữ gần 368 tỷ đồng các khoản tiền và tương đương tiền, tăng 24% so với đầu năm.
Nợ phải trả không biến động nhiều còn 28,215 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở vay tài chính dài hạn với gần 18,915 tỷ đồng, giảm 2% so đầu năm.
HHV đã tham gia vào các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm với tổng mức đầu tư hơn 50,000 tỷ đồng gồm dự án chuỗi hầm Đèo Cả - Cổ Mã - Cù Mông - Hải Vân, hầm đường bộ Phước Tượng - Phú Gia, dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Khánh Hoà, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Hữu Nghị - Chi Lăng, Đồng Đăng - Trà Lĩnh…
Với hoạt động thi công xây lắp, HHV đang tổ chức thi công cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, dường ven biển Bình Định đoạn Cát Tiến - Diêm Vân, đường ven biển nối cảng Liên Chiểu - Đà Nẵng,…