Sau đêm qua cụm từ IPEF đã trở thành phổ biến, cơ hội lớn hơn cho VIỆT NAM đặc biệt các doanh nghiệp xuất khẩu vào Mỹ !
Qua em bắt có 100 tôm nay nó bay luôn
Sau khi thay máu thuỷ sản trở lại rực rỡ luôn. Thiên thời không khác được =))
Ps: tôm mới bắt đầu khởi động sóng thần thôi, ace nhỡ sóng cá tra thì canh MPC FMC CMX…giá tốt mà chiến nhé
Vua cá tra VHC đã lập đỉnh mới, Kỳ vọng vua tôm MPC sẽ trở lại và tận dụng cơ hội lớn của năm nay để trở lại đỉnh vinh quanh và cổ phiếu phá đỉnh lịch sử
Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương
ủa phải múc húc xúc mới kéo được NAV chứ 100 tôm thì ăn thua gì
Tuy nhiên, nhập khẩu từ Việt Nam và Thái Lan tăng mạnh lần lượt 225% và 24% so với tháng 3 lên 5.400 tấn và 1.100 tấn.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết Trung Quốc là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 4 của cả nước. Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng mạnh 128% đạt 81 triệu USD. Lũy kế 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt hơn 187 triệu USD, tăng 91% so với cùng kỳ.
COVID-19 bùng phát mạnh tại Trung Quốc và chính sách “zero COVID” khiến cho xuất khẩu tôm sang thị trường này gặp nhiều ách tắc. Tuy nhiên, vì nhiều nhà máy tại Trung Quốc bị đóng cửa, sản xuất bị đình trệ, nên thị trường này cũng thiếu hụt nguồn cung tôm cho tiêu thụ nội địa và chế biến xuất khẩu.
Do vậy, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này ghi nhận tăng trưởng bất chấp những thách thức trên. Dự kiến, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc các tháng tiếp theo vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Ngoài ra, lượng nhập khẩu từ Arab Saudi cũng ghi nhận mức tăng mạnh tới 339% lên 1.500 tấn.
Tính chung trong 4 tháng đầu năm, nhập khẩu tôm của Trung Quốc vẫn ghi nhận mức tăng trưởng khả tốt với 224 nghìn tấn trị giá 1,45 tỷ USD tăng 26% về lượng và 51% về giá trị.
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn tăng trước nhiều thách thức
Trong 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 4,5 tỷ USD, tăng hơn 44,5% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng cá tra và tôm đạt khoảng 2,8 tỷ USD.
Hồng Nhung (TTXVN/Vietnam+) 27/05/2022 12:10 GMT+7
Chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Đối diện với những biến động lớn của thế giới như căng thẳng giữa Nga-Ukraine; sự tăng giá không ngừng của xăng dầu, vận chuyển logictics và gần đây nhất là Thành phố Hồ Chí Minh thu phí hạ tầng cảng biển… nhưng ngành thủy sản Việt Nam vẫn nỗ lực không ngừng để phát triển, tìm cơ hội trong những tình huống nguy khó.
Tăng trưởng trong khó khăn
Sau gần 2 năm khó khăn vì dịch COVID-19, nhu cầu tại các thị trường hồi phục và bùng nổ mạnh, nguồn cung không đủ đáp ứng, lạm phát cũng gia tăng.
Căng thẳng giữa Nga và Ukraine càng làm cho nguồn cung thủy sản toàn cầu thêm bất ổn, nhất là sản phẩm cá thịt trắng. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã chớp được những cơ hội vàng để gia tăng xuất khẩu và chốt được những hợp đồng giá cao hơn nhiều so với năm 2021.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 4,5 tỷ USD, tăng hơn 44,5% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng cá tra và tôm đạt khoảng 2,8 tỷ USD.
Để có được kết quả này, các doanh nghiệp chế biến và suất khẩu thủy sản đã tận dụng nhiều lợi thế từ sự lạm phát cao của thị trường Mỹ, chính sách Zero COVID tại thị trường Trung Quốc, sự phục hồi mạnh mẽ tại thị trường châu Âu…
Đáng chú ý, tại thị trường Mỹ, xuất khẩu tôm, cá tra và các mặt hàng chủ lực khác đều ghi nhận tăng trưởng cao vọt so với năm 2021, nhất là mặt hàng cá tra. Sản lượng cá da trơn của Mỹ giảm, lạm phát cao, thuế chống bán phá giá giai đoạn POR17 có lợi cho nhiều doanh nghiệp cá tra. Số doanh nghiệp cá tra được phép xuất khẩu sang Mỹ tăng, giá xuất khẩu cá tra trung bình sang Mỹ đạt đỉnh mới.
Còn tại thị trường Trung Quốc, nhờ nhu cầu gia tăng nên vẫn thu hút nhiều doanh nghiệp Việt Nam bất chấp thách thức trên để xuất khẩu sang thị trường này. Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đến cuối tháng 5/2022 ước đạt hơn 700 triệu USD, tăng 94% so với cùng kỳ. Riêng mặt hàng cá tra chiếm 53% xuất khẩu thủy sản.
[Nhiều tín hiệu tích cực trong hoạt động chế biến và xuất khẩu cá tra]
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP chia sẻ, trong năm 2022, ngành thủy sản đề ra mục tiêu đạt gần 9 tỷ USD cho kim ngạch xuất khẩu. Để đạt mục tiêu này, các doanh nghiệp xuất khẩu phải tuân thủ quy định bắt buộc của thị trường cũng như đáp ứng mọi nhu cầu bổ sung đối với những thị trường riêng lẻ trong khối, dán nhãn chính xác sản phẩm.
Đồng thời, doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội gia tăng thị phần cá tra trước sự thiếu hụt nguồn cung cá thịt trắng tại các quốc gia châu Âu, nghiên cứu khả năng vận dụng tốt lợi thế của Hiệp định Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-châu Âu. Thời gian tới, còn nhiều dư địa để phát triển nên cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm để giữ uy tín thương hiệu thủy sản Việt chung trong khối.
Hiện các doanh nghiệp thủy sản đang gặp khó khăn khi Thành phố Hồ Chí Minh thu phí sử dụng hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển đối với hàng hóa vận tải bằng đường thủy nội địa và quy định kiểm dịch hàng thủy sản đông lạnh đối với những nguyên liệu nhập khẩu dùng làm thực phẩm chế biến xuất khẩu… Đó là chưa kể nhưng khó khăn khách quan còn tồn đọng chưa thể xử lý.
Do đó, doanh nghiệp cần có hướng dẫn sát sao hơn từ cơ quan có thẩm quyền và tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần bám sát tình hình kinh tế, chính trị và đại dịch COVID-19 để có những dự đoán và giải pháp thích ứng, kịp thời, linh hoạt.
Đồng loạt tăng tốc
Với nỗ lực không ngừng, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã vượt qua những khó khăn trước mắt, từ việc tính toán chi phí vận chuyển logictics, chi phí đầu vào tăng cao do biến động xăng dầu liên tục trong hơn nửa năm qua, hầu hết đều đồng là tăng tốc để đạt được chỉ tiêu đã đề ra ngay từ đầu năm 2022.
Ảnh minh họa. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Điển hình như Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang, sau quý I/2022 hồi sinh mạnh mẽ. Mới đây, Công ty này đã trình cổ đông kế hoạch kinh doanh 2022 với chỉ tiêu đồng loạt tăng tốc. Theo đó, doanh thu thuần dự kiến đạt 1.450 tỷ đồng, tăng 20% và lãi trước thuế đạt 200 tỷ đồng, gấp bốn lần năm trước.
Tương tự, Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (FMC) hay Vĩnh Hoàn cũng lên kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng hai chữ số. Báo cáo sơ bộ hai tháng đầu năm của các doanh nghiệp này cũng chỉ ra nhiều mảng màu tích cực.
Bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn cho biết, hiện công suất của các nhà máy đã trở lại như trước khi dịch COVID-19 bùng phát. Bên cạnh đó, công ty chưa nhìn thấy có bất kỳ nguy cơ rủi ro nào khiến hoạt động sản xuất bị ngưng trệ do tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 tại các nhà máy khá cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội về thị trường, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng gặp một số thách thức. Hiện giá cước vận tải biển ở nhiều tuyến còn cao hơn mức đỉnh của năm ngoái và dự kiến còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Việc đặt được chỗ trên tàu để xuất khẩu hàng hiện nay là đáng lo nhất. Các hãng tàu cho biết là đang thiếu container, thiếu chỗ trên tàu. Điều này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến những nỗ lực của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam hiện nay.
Theo ông Trương Đình Hòe, hơn 85% lượng hàng xuất khẩu của doanh nghiệp hiện nay phụ thuộc vào các cảng Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu, lượng còn lại đi qua cửa khẩu miền Bắc và miền Trung.
Theo tính toán của doanh nghiệp thủy sản, một năm họ thực hiện khoảng 120.000 tờ khai hải quan xuất khẩu. Với số lượng hàng thủy sản xuất khẩu lớn tại Đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh khâu hậu cần, khó khăn lớn nhất hiện nay của doanh nghiệp là chi phí vận chuyển hàng xuất khẩu.
Ngoài chi phí logictics, doanh nghiệp mong muốn có giải pháp hữu hiệu để giảm chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đến cảng xuất khẩu. Hàng thủy sản hầu hết là đông lạnh, việc vận chuyển phải đảm bảo thời gian, có được hóa đơn xuất khẩu nhanh chóng. Nếu có được hệ thống cảng tốt, đón được tàu container sẽ giúp giảm chi phí đáng kể cho doanh nghiệp.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thủy sản của các thị trường đang rất cao, doanh nghiệp nhận được nhiều đơn hàng. Do đó, ngành nông nghiệp đang chỉ đạo các địa phương phải giữ được nguồn cung nguyên liệu thủy sản cho chế biến, xuất khẩu trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Nhờ lợi thế là có sản lượng khai thác và nuôi trồng rất lớn, khi các thị trường thiếu hụt nguồn cung thì Việt Nam hoàn toàn chủ động hàng hóa để xuất khẩu, nhất là vào thị trường châu Âu, Mỹ và Nga. Về phía chi phí logictics, Bộ Công Thương và Bộ Giao thông Vận tải cũng đã nhiều lần đàm phán với các đơn vị vận tải nhưng chưa thể gỡ nút thắt này trước biến động giá xăng dầu toàn cầu hiện nay./.
Xuất khẩu tôm Việt Nam tháng 4/2022 đạt hơn 442 triệu USD, tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 4 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 1,4 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu tôm 4 tháng đầu năm nay đạt kỷ lục so với cùng kỳ các năm trước đó.
Top 5 thị trường NK tôm chính của Việt Nam gồm Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc ghi nhận tăng trưởng từ 15%-91% trong 4 tháng đầu năm nay.
XK tôm vẫn giữ ổn định tăng trưởng trong 4 tháng đầu năm nay nhờ nhu cầu thị trường cao và giá XK tốt.
Nhu cầu tại các thị trường hồi phục sau giai đoạn căng thẳng nhất của dịch bệnh COVID-19, nguồn cung tại các thị trường không đủ đáp ứng, lạm phát giá gia tăng. Xung đột Nga và Ukraine góp phần làm xáo trộn nguồn cung thủy sản trong đó có tôm trên toàn cầu.
Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp XK tôm của Việt Nam đã lên kế hoạch sản xuất, tận dụng cơ hội từ thị trường.
Theo nhận được của một số DN, nhu cầu cũng như sự quan tâm của khách hàng quốc tế đối với tôm Việt Nam trong thời điểm hiện tại cũng tăng lên rõ rệt, thể hiện qua các hội chợ thủy sản quốc tế như Hội chợ Triển lãm Thủy sản Bắc Mỹ diễn ra vào tháng 3/2022 và Triển lãm Thuỷ sản Toàn cầu diễn ra vào cuối tháng 4/2022.
Mỹ là thị trường đơn lẻ nhập khẩu nhiều tôm nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 16%. 4 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt trên 291 triệu USD, tăng 47% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng tốt trong cả 4 tháng đầu năm. Thị trường này cần nguồn thực phẩm cung ứng cho mùa hè và nguồn hàng dự trữ cho mùa thu.
Tôm là sản phẩm thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất ở Mỹ nhờ dễ chế biến tại nhà và được ưa chuộng trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm. Mức tiêu thụ tôm trung bình của người Mỹ đạt khoảng 5 pao/người trong năm 2020.
Tuy nhiên lạm phát tại Mỹ tăng cao, tồn kho nhiều sau khi nhập số lượng lớn những tháng đầu năm, có thể khiến nhập khẩu tôm của Mỹ trong tháng 4 và 5 chững lại.
Trong tháng 3/2022, Mỹ nhập khẩu 76.626 tấn tôm, trị giá trên 729 triệu USD, tăng 22% về khối lượng và tăng 39% về giá trị so với tháng 3/2021. Giá trung bình NK tôm vào Mỹ trong tháng 3/2022 đạt 9,52 USD/kg, tăng so với 8,36 USD/kg của tháng 3/2021.
Trung Quốc là thị trường NK tôm lớn thứ 4 của Việt Nam. Tháng 4, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng mạnh 128% đạt 81 triệu USD. Lũy kế 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt hơn 187 triệu USD, tăng 91% so với cùng kỳ.
COVID bùng phát mạnh tại Trung Quốc và chính sách “zero COVID” khiến cho xuất khẩu tôm sang thị trường này gặp nhiều ách tắc. Tuy nhiên, vì nhiều nhà máy tại Trung Quốc bị đóng cửa, sản xuất bị đình trệ, nên thị trường này cũng thiếu hụt nguồn cung tôm cho tiêu thụ nội địa và chế biến xuất khẩu.
Do vậy, XK tôm Việt Nam sang thị trường này ghi nhận tăng trưởng bất chấp những thách thức trên. Dự kiến, XK tôm sang Trung Quốc các tháng tiếp theo vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Tuy kết quả xuất khẩu đạt khá, nhưng thời tiết bất thường làm ảnh hưởng tới nguồn cung tôm nguyên liệu, chi phí đầu vào như xăng dầu, vật tư sản xuất, tôm giống liên tục tăng, làm bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp. Quý II năm nay, kim ngạch xuất khẩu tôm dự báo tiếp tục tăng khoảng 12% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 1,2 tỷ USD.
Vừa qua rất nhiều NĐT ghen tỵ với thuỷ sản nói chung và cá tra nói riêng. Đơn giản lãi 1 tháng của các DN xuất khẩu thuỷ sản bằng 1 quý thậm chí bằng 1 năm rất nhiều DN
Sau VHC thì ANV tiếp tục cho thấy lãi kinh khủng
Hiệp định RCEP tạo hiệu ứng tích cực cho xuất khẩu thủy sản VN
28/05/2022 07:05
Theo các chuyên gia, hiệp định RCEP sẽ mang lại lợi ích cho các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đặc biệt là ngành thủy sản khi xuất khẩu đến các đối tác thương mại hàng đầu của khu vực.
Dây chuyền chế biến tôm xuất khẩu. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN).
Tại Phiên tư vấn xuất khẩu thủy sản sang thị trường RCEP diễn ra ngày 27/5, đại diện Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho hay với các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, đơn giản các thủ tục hải quan và thiết lập quy tắc xuất xứ tạo thuận lợi cho thương mại, giảm thiểu các rào cản thương mại, RCEP sẽ mang lại lợi ích cho các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đặc biệt là ngành thủy sản khi xuất khẩu đến các đối tác thương mại hàng đầu của khu vực.
Với thị trường Trung Quốc, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này 4 tháng đầu năm nay có sự khởi sắc đáng kể, đạt hơn 530 triệu USD, tăng 100% so với cùng kỳ năm trước.
Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu gồm cá tra, cá basa, tôm đông lạnh. Với quy mô thị trường lớn, nhu cầu tiêu dùng đa dạng, Việt Nam có đường biên giới với Trung Quốc nên còn nhiều dư địa cũng như thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường tỷ dân này.
Ông Nông Đức Lai, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc, cho biết sản lượng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt trong nước của Trung Quốc hiện đạt 64 triệu tấn/năm nhưng nhu cầu tiêu dùng lên tới 67,3 triệu tấn/năm và đây là cơ hội cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Tuy vậy, để tận dụng hết các cơ hội thị trường, đại diện Thương vụ Việt Nam tại thị trường ngoài nước lưu ý các doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm là khuyến cáo được đưa ra cho doanh nghiệp thuỷ sản trong nước để thâm nhập an toàn, bền vững vào thị trường khối RCEP.
“Các cơ quan chức năng trong nước giám sát chặt chẽ chất lượng thuỷ sản xuất khẩu. Nếu không kiểm soát được, hàng hoá sẽ bị trả về hoặc tiêu huỷ, chi phí phát sinh là rất lớn,” ông Nông Đức Lai nói.
Cũng theo ông Lai, công tác phổ biến, cập nhật thông tin về quy định an toàn vệ sinh thực phẩm của Trung Quốc cần được đẩy mạnh. Ngoài hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp nên chủ động có cán bộ chuyên trách biết ngôn ngữ nước sở tại theo dõi và cập nhật kịp thời thông tin thị trường.
Trong khi đó, với thị trường Singapore, ông Cao Xuân Thắng, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Singapore khuyến cáo các doanh nghiệp khi xuất khẩu mặt hàng thực phẩm vào thị trường này nên xác định danh mục thực phẩm; xin cấp phép/đăng ký với SFA; tuân thủ các quy định liên quan đến thực phẩm, nhãn mác; xin phép nhập khẩu; đặt lịch kiểm định chất lượng để nhập khẩu.
Ngày 15/11/2020, 15 nước thành viên RCEP (trừ Ấn Độ) đã ký kết RCEP. Đến ngày 2/11/2021, đã có 6 nước ASEAN (Brunei, Campuchia, Lào, Singapore, Thái Lan, Việt Nam) và 4 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt/phê chuẩn Hiệp định RCEP của mình cho Tổng Thư ký ASEAN.
Hiệp định RCEP đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 với các nước này. Tiếp sau đó, RCEP lần lượt có hiệu lực với Hàn Quốc vào ngày 1/2/2022 và có hiệu lực với Malaysia từ 18/3/2022.
Tôm Thái Lan chật vật cạnh tranh với Việt Nam và các đối thủ châu Á tại thị trường Mỹ
MINH PHU SEAFOOD CORP: Mục tiêu đến năm 2045 giành 25% thị phần tôm thế giới
08:08 30/05/2022
(vasep.com.vn) Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy Hải sản Minh Phú (MINH PHU SEAFOOD CORP) cho biết, công ty phấn đấu và có chiến lược đến năm 2045 sẽ đạt 25% thị phần tôm thế giới. Mục tiêu này được Minh Phú thực hiện thông qua các chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, đặc biệt là chiến lược 5 năm 2021 - 2025 mới nhất với nội dung chính là xây dựng chuỗi giá trị tôm Việt Nam xanh, sạch, bền vững có giá thành cạnh tranh so với Ấn Độ, Indonesia và Ecuador. Nâng cao năng suất chế biến và giảm giá vốn hàng bán.
Theo kế hoạch, MINH PHU SEAFOOD CORP sẽ khởi công và đẩy nhanh xây dựng chuỗi dự án nhà máy chế biến thủy sản Minh Phú tại Khu công nghiệp Khánh An (Cà Mau), nhằm hướng mục tiêu cạnh tranh về công nghệ chế biến tôm, xuất khẩu tôm trên thị trường thế giới, bao gồm: Chuỗi dự án được xây dựng bao gồm hệ thống xử lý nước tập trung 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn với công suất xử lý 2.700 m3/ngày đêm và có diện tích 24,5 ha. Tất cả các dự án đều ứng dụng công nghệ tái sử dụng nước thải, xử lý nước mưa và nước mặt cho chế biến tôm xuất khẩu.
Trong dự án được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, máy móc chế biến hiện đại và còn đầu tư khu nhà ở xã hội, chăm lo nhà ở và phúc lợi cho công nhân viên của Tập đoàn.
Quy mô chuỗi dự án bao gồm 4 dự án: Nhà máy chế biến Thủy sản Minh Phát, Nhà máy chế biến Thủy sản Minh Quí, Nhà máy chế biến Thủy sản Minh Phú, cùng có công suất 18.000 tấn/năm; Nhà máy bao bì Quang Minh, công suất 5.000 tấn/năm. Dự án được triển khai theo kinh tế tuần hoàn và cân bằng Cacbon trong cả chuỗi giá trị tôm Minh Phú.
MINH PHU SEAFOOD CORP đề ra kế hoạch năm 2022 sẽ đạt doanh thu trên 21 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.413 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 1.286 tỷ đồng. Năm nay, công ty đặt kế hoạch chế biến 71,8 nghìn tấn tôm phục vụ cho kinh doanh và XK.
Bộ Công Thương tổ chức xét chọn “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2021
Uyên Hương/BNEWS/TTXVN 18:17’ - 27/05/2022
BNEWS Theo Bộ Công Thương, năm 2021, dù tiếp tục chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, hoạt động xuất khẩu Việt Nam vẫn đạt tăng trưởng ấn tượng so với năm 2020, kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 336,3 tỷ USD.
Với mục tiêu ghi nhận đóng góp tích cực của các doanh nghiệp trong tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời góp phần giới thiệu, quảng bá các doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín của Việt Nam với đối tác nước ngoài, Bộ Công Thương triển khai tổ chức xét chọn “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2021.
Theo Bộ Công Thương, năm 2021, dù tiếp tục chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, hoạt động xuất khẩu Việt Nam vẫn đạt tăng trưởng ấn tượng so với năm 2020, kim ngạch xuất khẩu cả năm 2021 đạt 336,3 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.
Đạt được kết quả này, bên cạnh sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt và linh hoạt của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, còn là sự nỗ lực và quyết tâm cao của cộng đồng doanh nghiệp.
Với mục tiêu ghi nhận đóng góp tích cực của các doanh nghiệp trong tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời góp phần giới thiệu, quảng bá các doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín của Việt Nam với đối tác nước ngoài, Bộ Công Thương triển khai tổ chức xét chọn “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2021.
Bộ Công Thương lưu ý doanh nghiệp, để biết thông tin chi tiết về chương trình “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2021 có thể tham khảo tại công văn số 2840/BCT-XNK ngày 26 tháng 5 năm 2022 của Bộ Công Thương về xét chọn “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2021; Quyết định số 911/QĐ-BCT ngày 12 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành Quy chế xét chọn Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín; Quyết định số 910/QĐ-BCT ngày 12 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về một số hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu uy tín của Bộ Công Thương./.
tôm cá trở lại ko ta, thiên thời thì khó có thể khác được nhể
P/s:LÂU lâu làm tý tết thiếu nhi HID ace có thể tham gia được đó nhé
Nông nghiệp xuất siêu gần 5,1 tỷ USD, gấp 3 lần cùng kỳ năm trước
5 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp đã đóng góp vào nền kinh tế 9 sản phẩm/nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD, gồm: Cà phê, cao su, gạo, điều, nhóm rau quả, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ và nhóm đầu vào phục vụ sản xuất.
Một số mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ, như: Cà phê, đạt gần 2 tỉ USD (tăng 54,0%); cao su đạt trên 1 tỉ USD (tăng 12,0%); hồ tiêu khoảng 476 triệu USD (tăng 25,7%); sắn và sản phẩm sắn đạt 636 triệu USD (tăng 20,3%), cá tra đạt khoảng 1,2 triệu USD (tăng 91,2%), tôm đạt trên 1,9 tỉ USD (tăng 42,7%), gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 7,2 tỉ USD (tăng 6,9%); mây, tre, cói thảm đạt 426 triệu USD (tăng 19,1%).
Dã man thế. LN 1 tháng gần bằng cả năm 2021.
tím hết đi nào VHC ACL đã tím FMC MPC ơi đâu rồi =))
P.s: còn e cá tra giá rẻ lãi 1 quý bằng cả năm CCA ace liệu mà chén nhé
Thủy sản Caseamex báo lãi quý kỷ lục
Nhờ nhu cầu tiêu dùng cá tra phục hồi mạnh ở các thị trường nhập khẩu và giá bán tốt đã góp phần giúp lãi ròng quý đầu năm 2022 của CTCP Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Cần Thơ (Caseamex, UPCoM: CCA) tăng vọt từ hơn 1 tỷ đồng cùng kỳ lên gần 27 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh quý 1/2022 của CCA. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance
Theo BCTC quý 1/2022, CCA ghi nhận doanh thu thuần hơn 452 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ. Trong khi đó, giá vốn chỉ tăng 85% giúp biên lãi gộp của doanh nghiệp chuyên xuất khẩu cá tra này tăng mạnh từ 16% lên 27%.
Trong kỳ, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh, lần lượt gấp gần 3 lần và 9 lần so với cùng kỳ.
Kết quả, CCA thu về gần 27 tỷ đồng lãi ròng trong khi cùng kỳ con số này chỉ ở mức hơn 1 tỷ đồng. Đây cũng là con số lợi nhuận quý cao nhất kể từ khi đơn vị đi vào hoạt động.
Theo giải trình của Công ty, do hoạt động sản xuất kinh doanh trở về trạng thái ổn định trong môi trường bình thường mới. Các thị trường gần như đã thích nghi với bối cảnh sống chung với COVID-19, nhu cầu tiêu dùng cá tra phục hồi mạnh ở các thị trường nhập khẩu, nên doanh thu xuất khẩu tăng và giá bán tốt đã giúp lợi nhuận tăng mạnh trong quý đầu năm.
Tính đến 31/03/2022, tổng tài sản của đơn vị ghi nhận hơn 870 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn hơn 379 tỷ đồng, tăng 38%. Nợ phải trả thời điểm này cũng tăng 11%, lên gần 612 tỷ đồng.
Ngược lại, giá trị hàng tồn kho giảm 18%, xuống còn 202 tỷ đồng. Trong đó, chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang chiếm 64% tổng giá trị hàng tồn kho và thành phẩm chiếm 31%.
Tôm và cá tra sẽ liên tục bơm tin về xk kỷ lục :))
Doanh số Thực phẩm Sao Ta đạt gần 100 triệu USD sau 5 tháng, tăng 31%
Doanh số tiêu thụ chung tháng 5 đạt 22,2 triệu USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận quý II ước đạt ít nhất 98 tỷ đồng, tăng 20%.
Tường Như Thứ tư, 1/6/2022, 14:47 (GMT+7)
Thực phẩm Sao Ta (Fimex, HoSE: FMC) – đơn vị thành viên Tập đoàn PAN (HoSE: PAN) thông báo sản lượng sản xuất tôm thành phẩm tháng 5 đạt 2.000 tấn, giảm 7 tấn so cùng kỳ năm 2021. Sản xuất nông sản đạt 317 tấn, gấp 2,7 lần cùng kỳ. Doanh số tiêu thụ chung ghi nhận 22,2 triệu USD (~ 510 tỷ đồng), tăng trưởng 35%.
Lũy kế 5 tháng, doanh số tiêu thụ chung đạt gần 100 triệu USD (~ 2.295 tỷ đồng), tăng 31% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp cho biết đang tiến hành thu hoạch tôm, dự kiến hoàn tất trong tháng 6, sau đó sẽ tiến hành thả nuôi vụ II. Tình hình nuôi tôm năm nay gặp khó khăn do dịch bệnh, nhưng kết quả khá khả quan góp phần làm giảm giá thành và tăng lợi nhuận ở quý II. Khu nuôi mới đang làm ao, có chậm trễ do mưa nhiều, dự kiến sẽ hoàn tất và thả giống cho vụ II.
Theo chia sẻ của ông Phạm Hoàng Việt, Tổng giám đốc, hoạt động chế biến xuất khẩu và nuôi tôm đều diễn ra thuận lợi với nhiều tín hiệu tốt, khả năng quý II sẽ vượt mức lợi nhuận ít nhất 20% so với cùng kỳ năm trước.
Quý II/2021, doanh nghiệp tôm ghi nhận 1.165 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt 81 và 82 tỷ đồng. Như vậy, ước quý II lợi nhuận hơn 98 tỷ đồng.