Xuất khẩu tôm sang thị trường Canada tăng trưởng ấn tượng
5 tháng, xuất khẩu của doanh nghiệp thủy sản trên sàn tăng trưởng kinh ngạc
Xuất khẩu thủy sản tháng 5 chững lại vẫn chạm mốc tỷ đô
Dữ liệu Tổng Cục Hải quan cho thấy, sau khi đạt kỷ lục trên 1,1 tỷ USD trong tháng 4/2022 với mức tăng trưởng trên 50%, bước sang tháng 5/2022, xuất thuỷ sản không duy trì được mức tăng trưởng nóng, nhưng vẫn chạm mốc 1 tỷ USD, tăng trưởng 34,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Luỹ kế 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thuỷ sản của cả nước mang về kim ngạch trên 4,7 tỷ USD, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu thuỷ sản tháng 5/2022 chững lại một chút so với tháng 4 chủ yếu do xuất khẩu tôm. Trong tháng 5, xuất khẩu tôm đạt 457 triệu USD, tăng 30,9%, sau khi tăng nóng 47% trong tháng 4. Tính đến hết tháng 5, xuất khẩu tôm đạt gần 1,9 tỷ USD, tăng 41,4% và chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản.
Luỹ kế 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thuỷ sản của cả nước mang về kim ngạch trên 4,7 tỷ USD, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo một số doanh nghiệp, xuất khẩu tôm 4 tháng đầu năm nay tăng đột phá vì 5 lý do: nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường hồi phục mạnh, doanh nghiệp có sẵn nguồn nguyên liệu dự trữ và tồn kho từ năm 2021, nhiều doanh nghiệp ký được hợp đồng từ cuối năm ngoái với mức giá cao trong bối cảnh Covid căng thẳng, tình trạng lạm phát giá trên toàn cầu cũng tác động giá tôm tăng, sự trở lại của doanh nghiệp Việt Nam với các hội chợ thuỷ sản quốc tế tại Mỹ, EU…
Tuy nhiên, từ đầu tháng 5, thời tiết có chiều hướng bất lợi cho tôm nuôi, mưa đầu mùa sớm hơn mọi năm, ảnh hưởng đến sản lượng tôm, do vậy nguồn nguyên liệu tôm không được khả quan như 4 tháng đầu năm. Do vậy, tháng 5 và vài tháng tới, có khả năng nguyên liệu tôm sẽ thiếu hụt hơn. Bên cạnh đó, nhu cầu tôm của một số thị trường NK chính có xu hướng chững lại sau khi tăng mạnh từ cuối năm 2021 tới nay. Do vậy, xuất khẩu tôm quý II dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại so với quý I.
Xuất khẩu cá tra trong tháng 5 tăng 66,7% đạt 247,6 triệu USD, cũng tăng trưởng thấp hơn so với tháng 4. Tuy nhiên, luỹ kế 5 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra vẫn giữ được tăng trưởng cao gần 90% đạt trên 1,2 tỷ USD.
Năm nay, lạm phát giá thực phẩm và thuỷ sản cao kỷ lục trên thế giới là một lợi thế cho mặt hàng cá tra xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu cá tra sang các thị trường tăng mạnh, nhất là thị trường Mỹ, EU và Trung Quốc.
Xuất khẩu cá ngừ vẫn giữ được tăng trưởng cao 43,3%% trong tháng 5/2022 đạt trên 94,6 triệu USD. Tính đến hết tháng 5/2022, xuất khẩu cá ngừ đạt 462,4 triệu USD, tăng 58,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu các mặt hàng hải sản khác như mực, bạch tuộc, cua ghẹ, nhuyễn thể có vỏ, tuy vẫn tăng so với cùng kỳ nhưng mức tăng đều thấp hơn so với tháng 4.
Doanh nghiệp thủy sản trên sàn có gì đáng chú ý?
Doanh thu xuất khẩu thủy sản của tất các các doanh nghiệp niêm yết đều có mức tăng trưởng ấn tượng.
Về thứ hạng, 5 tháng đầu năm, “nữ hoàng cá tra” Vĩnh Hoàn (VHC) đã vươn lên đứng đầu bảng xếp hạng với doanh thu đạt gần 201 triệu USD, tăng trưởng hơn 93% so với cùng kỳ năm 2021.
Tiếp đến là “vua tôm” Minh Phú (MPC), trong khi năm ngoái, Minh Phú đứng số 1 thì năm nay tụt xuống thứ 3 với doanh thu đạt 148 triệu USD, tăng trưởng 17,5%.
Công ty thực phẩm Sao Ta (Fimex, FMC) cũng đạt mức tăng trưởng ấn tượng 32% lên 71,8 triệu USD.
Đáng chú ý, trong top 10 năm nay xuất hiện I.D.I Corp (IDI) với doanh thu đạt 61 triệu USD, tăng trưởng hơn 100%, trong khi năm trước doanh nghiệp này xếp thứ 18 trong bảng xếp hạng.
Các doanh nghiệp khác như đại gia thủy sản Navico (ANV), Thuận Phước (THP), Camimex Corp (CMX) có các mức tăng trưởng lần lượt 38%, 22% và 57%.
Nguồn Số liệu Tổng cục Hải quan. Đồ họa: Ong Lý
Trên thị trường chứng khoán, khoảng cuối tháng 5, đầu tháng 6/2022, nhóm cổ phiếu ngành thủy sản luôn là tâm điểm của thị trường khi liên tục tăng trần. Các mã như ANV, IDI, ACL liên tục bất phá với mức tăng từ 17-25%.
Đáng chú ý, trên sàn thuộc Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE), danh sách top 10 cổ phiếu tăng mạnh bậc nhất tuần trước đó đã có tới 3 gương mặt ngành thủy sản.
Các mã thủy sản khác cũng nằm trong top 10 tăng giá sàn này có IDI của Đầu tư và PT Đa Quốc Gia (HoSE: IDI), ACL của Thủy sản Cửu Long An Giang (HoSE: ACL) với mức tăng lần lượt 21,4% và 17%.
Một tuần trở lại đây, thị trường chứng khoán tiếp tục lao dốc. Cổ phiếu ngành thủy sản cũng cùng đà giảm nhưng mức giảm khá nhẹ.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/6, một số cố phiếu thủy sản vẫn giữ được sắc xanh như cổ phiếu ANV tăng 2,08%, MPC tăng nhẹ 0,62%; ABT tăng 1,49%, IDI tăng 1,91%, FMC tăng 1%. Các mã như VHC, ACL, CAT, CMX chuyển sang màu đỏ, một số mã khác như ASM, PAN đều nằm sàn.
Doanh nghiệp thủy sản ‘đón sóng’ tăng trưởng lớn
TTXVN - Bản tin | Hôm qua lúc 09:00
Chia sẻĐăng lạiBình luận (66)
Nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu ổn định là động lực tăng trưởng cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Ngành thủy sản được cho là đang đối diện với khó khăn từ dịch bệnh COVID-19 và xung đột địa chính trị giữa Nga - Ukraine gây ra gián đoạn vận chuyển toàn cầu, cùng đó là việc tuân thủ các quy định chống đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Tuy nhiên, giới phân tích nhận định, những tác động tiêu cực chỉ là tạm thời và cơ hội đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản đang rộng mở.
Chế biến cá tra xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn Sao Mai (tỉnh Đồng Tháp). Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Động lực cho tăng trưởng
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán KIS (Việt Nam), nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu ổn định là động lực tăng trưởng cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc (FAO) cho biết, nguồn cung cá toàn cầu sẽ tăng 32% trong giai đoạn 2011-2030, đạt 204 triệu tấn, tương đương với mức tăng trưởng hằng năm kép (CAGR) đạt 2,3%. Theo tổ chức này, đến năm 2030, sản lượng cá đánh bắt sẽ bị hạn chế và giảm từ 10%, thay vào đó sẽ được thay thế bằng cá nuôi trồng. Qua đó, dự báo sản lượng nuôi trồng đạt 109 triệu tấn, tăng 32% so với năm 2018 trong khi sản lượng đánh bắt đạt 95 triệu tấn, tương đương năm 2018. Đặc biệt, các sản phẩm chủ lực thúc đẩy tốc độ tăng trưởng là cá rô phi, cá chép, cá tra và tôm.
Theo Ngân hàng Thế giới, dân số toàn cầu và GDP toàn cầu tăng lần lượt là 20,2% và 17,4% trong giai đoạn 2010 - 2030, có khả năng làm tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm cá bình quân. Sản lượng tiêu thụ cá bình quân đầu người hằng năm dự kiến sẽ tăng từ 17,2 kg lên 18,2 kg trong giai đoạn 2010-2030.
Nhận thấy tiềm năng tăng trưởng tốt của tiêu thụ thủy sản, Chính phủ Việt Nam mong muốn duy trì vị trí dẫn đầu trong kế hoạch phát triển chiến lược đến năm 2030. Theo đó, sản lượng thủy sản Việt Nam dự kiến đạt 9,8 triệu tấn, đóng góp bởi 7 triệu tấn sản lượng nuôi trồng và 2,8 triệu tấn sản lượng đánh bắt. Mục tiêu tăng trưởng đạt 14 tỷ USD vào năm 2030 cao hơn nhiều so với mức 8,9 tỷ USD vào năm 2021.
Từ năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1408/QĐ-TTg phê duyệt phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản cho giai đoạn 10 năm tới. Đặc biệt, hình thành một số tập đoàn, doanh nghiệp chế biến thủy sản hiện đại, hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu với trình độ quản lý ngang tầm thế giới. Khi đó, nguồn cung bền vững sẽ gia tăng nhờ các cơ sở nuôi và kỹ thuật nuôi tôm cạnh tranh.
“Đây là thời điểm vàng để Chính phủ chuyển sang tập trung vào phương pháp tiếp cận định hướng giá trị bằng cách nâng cao giá trị trên mỗi sản phẩm”, chuyên gia KIS Việt Nam nhận định.
Theo KIS Việt Nam, Hiệp định Thương mại tự do (FTA) cũng tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho ngành thủy sản. Đến năm 2020, Việt Nam đã có 14 FTA có hiệu lực, mang lại cơ hội rất lớn để tăng kim ngạch xuất khẩu và đưa ra những sản phẩm cạnh tranh hơn.
KIS Việt Nam tin rằng, lợi thế có được từ việc cắt giảm thuế quan sẽ giúp tăng sức cạnh tranh cho thủy sản Việt Nam đối với thị hiếu của người tiêu dùng nước ngoài.
Tận dụng tối đa lợi thế về thuế từ các FTA, Chính phủ Việt Nam đang tăng cường mở rộng các FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA).
Các FTA này chắc chắn sẽ tạo ra một thị trường tiêu thụ mới, nhưng rất lớn cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của thủy sản Việt Nam.
Ngành thủy sản đang đứng trước cơ hội lớn, nhưng KIS Việt Nam cho rằng vẫn có những rủi ro mà doanh nghiệp ngành này phải đối diện. Cụ thể là dịch COVID-19 và xung đột địa chính trị giữa Nga - Ukraine gây ra gián đoạn vận chuyển toàn cầu.
Xung đột địa chính trị giữa Nga - Ukraine có thể làm tăng giá nhiên liệu. Theo KIS Việt Nam dự đoán giá nguyên liệu năm 2022 sẽ tăng khoảng 50% so với năm 2021. Điều này sẽ làm chi phí vận chuyển gia tăng hoặc duy trì ở mức cao, có thể gây tổn hại cho các nhà xuất khẩu với các sản phẩm vận chuyển theo phương thức CIF (điều kiện giao hàng tại cảng dỡ hàng hay cảng đến, khi tàu cập bến, người bán hết trách nhiệm và chuyển giao cho người mua).
Đặc biệt, đối với các nhà xuất khẩu tôm, chi phí vận chuyển tăng cao sẽ không được hiện thực hóa vào giá bán bình quân do giá bán bình quân của tôm đã ở mức cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh như Ecuador, Ấn Độ và Indonesia.
Bên cạnh đó là việc tuân thủ quy định chống đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Việt Nam sau 4 năm nhận “thẻ vàng” cảnh khiến sản lượng xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU giảm 3% CAGR cho giai đoạn 2017-2021.
Trong năm 2022, Chính phủ sẽ đưa ra các giải pháp phù hợp và hiệu quả để nhanh chóng khắc phục tình trạng bị phạt “thẻ vàng”. Khi đó, Việt Nam có thể tránh được nguy cơ nhận “thẻ đỏ” và được hưởng các ưu đãi về thuế quan, thay đổi thể chế từ EVFTA.
Nếu việc thực hiện các khuyến nghị không được cải thiện, Ủy ban châu Âu (EC) khó có thể gỡ “thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam. Trường hợp xấu nhất là Việt Nam có thể bị đánh giá là không hợp tác và sẽ bị áp dụng “thẻ đỏ”.
Điều này đồng nghĩa với việc thủy sản của Việt Nam sẽ bị cấm xuất khẩu vào EU, gây thiệt hại khoảng nửa tỷ USD mỗi năm theo tính toán các cơ quan chức năng của Việt Nam. Khi đó, không chỉ EU mà các thị trường khác cũng có thể áp dụng các biện pháp tương tự.
Lợi nhuận tăng mạnh
Thực tế, dù vẫn còn nhiều rủi ro và khó khăn phải giải quyết, nhất là giá nhiên liệu tăng cao làm tăng chi phí vận chuyển, nhưng lợi nhuận các doanh nghiệp thủy sản trong quý I/2022 tăng rất mạnh, thậm chí nhiều doanh nghiệp ghi nhận mức tăng kỷ lục.
Có thể kể đến trường hợp của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) đạt hơn 550 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý I/2022, tăng đến 4,2 lần so với cùng kỳ. Đây là mức lợi nhuận quý cao nhất kể từ quý III/2018 đến nay.
Vĩnh Hoàn mới đây cũng cho biết, doanh thu tháng 4 tăng 98% so với cùng kỳ năm trước và tăng 20% so với tháng trước. Lũy kế 4 tháng, doanh nghiệp cá tra báo cáo tổng doanh thu 4.924 tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ năm trước.
Quý I/2021, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang (ACL) cũng báo lãi 63 tỷ đồng, gấp 5,7 lần so với cùng kỳ. Đây cũng là mức cao nhất trong một quý tính từ quý IV/2018 đến nay.
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đa quốc gia (IDI) có lãi sau thuế hơn 200 tỷ đồng, là mốc kỷ lục lợi nhuận quý. Công ty cổ phần Nam Việt (Navico, mã chứng khoán: ANV) công bố lợi nhuận trước thuế đạt 238 tỷ đồng, tăng 3,2 lần cùng kỳ năm trước.
Dù cước vận chuyển tăng “chóng mặt”, nhưng năm nay Navico vẫn đặt kế hoạch doanh thu đạt 4.900 tỷ đồng doanh thu, tăng 40% và 720 tỷ đồng lãi trước thuế, gấp 4,8 lần năm 2021.
Công ty cổ phần Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) kỳ vọng nhóm doanh nghiệp thủy sản sẽ đạt kết quả kinh doanh tốt vượt trội trong năm 2022. Công ty này đánh giá, quý II/2022, doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản sẽ “thăng hoa”.
Tuy nhiên, Mirae Asset (Việt Nam) lưu ý xu hướng này sẽ giảm dần vào hai quý còn lại của năm do lượng tồn kho giá rẻ 2021 đã tiêu thụ hết và vụ thu hoạch mới với nguồn cung tăng giá sẽ bắt đầu vào cuối quý III/2022.
Theo ông Lực, năm 2022, có khá nhiều trang trại nuôi ở nhiều tỉnh đang vất vả vì dịch bệnh trên tôm nuôi, thậm chí có trang trại phải đóng cửa. Tuy nhiên, ông cho rằng càng “khó khăn thì nuôi tôm càng có tỉ suất lợi nhuận tốt hơn”
“Khu nuôi Sao Ta tôm cũng bị dịch bệnh. Tuy nhiên, do công tác an toàn sinh học ở đây được thực thi khá triệt để nên dịch bệnh tác hại trong phạm vi kiểm soát được. Sao Ta tự tin quy trình nuôi của mình có nhiều ưu điểm và nhất là kiểm soát rủi ro khá tốt nên không ngại khó khăn. Càng khó khăn thì nuôi tôm càng có tỉ suất lợi nhuận tốt hơn!”, Chủ tịch Sao Ta nói.
Sao Ta đang ứng dụng kỹ quy trình nuôi tôm bằng vi sinh (probiotics) với 2 loại vi sinh. Loại thứ nhất sẽ chiếm lĩnh dưới đáy ao, đóng vai trò như “lính gác” không cho những vi khuẩn gây hại chiếm chỗ. Để làm được điều đó, phải tính toán làm sao chất bẩn và các vi khuẩn gây hại khác làm nguồn thức ăn cho loại vi sinh “lính gác” này.
Còn loại thứ hai là lợi khuẩn, kích thích tiêu hoá cho tôm. Nếu như loại vi sinh đầu tiên có thể đổ trực tiếp xuống ao thì loại vi sinh này phải phối trộn thức ăn phù hợp.
Hiện tại, Sao Ta là công ty duy nhất có thể sản xuất và ứng dụng 2 loại vi sinh này.
Mặc dù vậy, vị này cũng thừa nhận quy trình nuôi tôm của công ty có thể bị sao chép cơ bản nếu có nền tảng tương đồng và người đi sao chép phải biết linh hoạt xử lý tình huống vì bài toán nuôi tôm có nhiều biến số.
“Cũng giống như một người nấu phở ngon, truyền nghề cho người ở vùng khác. Nếu áp dụng cùng công thức thì nồi phở chưa chắc đã ngon vì không hợp với khẩu vị người bản địa. Thay vào đó phải điều chỉnh gia vị và điều này phụ thuộc rất nhiều khả năng biến tấu của người nấu”, ông Lực nói.
Vùng nuôi của Vĩnh Thuận hình thành từ năm 2002, được đầu tư bài bản và có chứng chỉ nuôi quốc tế ASC và BAP sớm nhất Sóc Trăng. Tuy nhiên, giai đoạn tôm bị bệnh trầm trọng 2010 - 2015 khiến khu nuôi tôm này thiệt hại lớn và Vĩnh Thuận hết vốn nuôi, không thể phục hồi kịp thời nên đành phải chuyển nhượng vì còn nợ khá lớn.
Sau khi mở rộng, dự kiến đến năm 2024, Sao Ta sẽ phủ kín vùng nuôi 520 ha đất do mình quản lý nâng mức độ tự chủ nguyên liệu lên 30 - 40%, tuỳ thuộc vào việc nuôi tôm có thuận lợi hay không.
Cứ đà này tôm Việt lại kinh hoàng rồi. FMC MPC bay tiếp nhỉ
Tôm nuôi ở miền nam Trung Quốc bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng
… Không chỉ người nuôi tôm chân trắng đối mặt với nguy cơ mất trắng vụ nuôi, nông dân nuôi tôm sú cũng không mấy lạc quan về vụ thu hoạch năm nay.
Quý 1 ACL lợi nhuận gấp hơn 6 lần cùng kỳ,với đà này quý 2 còn kinh khủng nữa nhể.Nhất là trong bối cảnh giá cá tra tăng cao và chi phí cước tàu Cont giảm mạnh
Cá tra Việt Nam hứa hẹn chu kỳ phát triển
Hồng Nhung/TTXVN 17:17’ - 20/06/2022
BNEWS Sau khi phục hồi sản xuất trở về trạng thái bình thường mới, các nhà máy chế biến cá tra tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã hoạt động hết công suất để chạy các đơn hàng đã ký kết trước đó.
Nông dận tại huyện Châu Thành (An Giang) thu hoạch cá tra. Ảnh: Công Mạo - TTXVN
Trong 6 tháng đầu năm 2022, ngành cá tra dự báo kết quả xuất khẩu tăng trưởng 90% so với cùng kỳ năm 2021.
Các thị trường đều tăng hai con số
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong suốt gần 6 tháng qua, các nhà máy chế biến cá tra đã chạy hết công suất để phục vụ đơn hàng xuất khẩu.
Tính đến cuối tháng 6/2022, kim ngạch xuất khẩu cá tra ước đạt 1,4 tỷ USD, tăng 90% so với cùng kỳ năm 2021.
Lý giải cho sự tăng trưởng này, VASEP cho rằng, hiện có 117 thị trường nhập khẩu các sản phẩm cá tra Việt Nam, tăng 5 thị trường so với quý I/2021.
Trong tổng các sản phẩm xuất khẩu thì cá tra phi lê đông lạnh tiếp tục chiếm tỷ lệ cao nhất 88%, đạt doanh thu 576 triệu đô la Mỹ (USD). Ngoài ra, các sản phẩm khác như cá tra tươi hoặc đông lạnh nguyên con chiếm 11%…
Theo VASEP, sự tăng trưởng này đồng đều ở hầu hết tất cả các thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam như Trung Quốc, Hongkong (Trung Quốc)…
Tính đến cuối tháng 6/2022, tổng trị giá xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt hơn 380 triệu USD, tăng 124% so với cùng kỳ năm 2021.
Cuộc chạy đua ngăn COVID-19 tại một số điểm nóng; trong đó, có Thượng Hải khi mà các cảng hàng hóa lớn và nhà máy phải đóng cửa đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới chuỗi cung ứng toàn cầu, chuỗi hàng hóa của nội bộ của các quốc gia này.
Vì vậy, quý 1/2022, nhập khẩu cá thịt trắng của Trung Quốc giảm mạnh; trong đó, khối lượng nhập khẩu cá minh thái từ Nga giảm 60%.
Nhưng cho tới hết tháng 6/2022, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc) vẫn tăng trưởng dương liên tiếp ba con số.
Đối với thị trường Mỹ, trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt khoảng 370 triệu USD, tăng 131%.
Hồi giữa tháng 5/2022, Cơ quan Thanh tra và An toàn Thực phẩm Hoa Kỳ (FSIS) - Bộ Nông nghiệp Mỹ đã ra thông báo công nhận thêm 6 nhà máy chế biến cá tra Việt Nam được phép chế biến, xuất khẩu sản phẩm cá tra sang thị trường Mỹ nâng tổng số nhà máy được công nhận lên con số 19 nhà máy.
Cho tới nay, xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ vẫn đang ổn định. VASEP cho biết, theo số liệu thống kê mới nhất của ITC (Trung tâm thương mại quốc tế), tới cuối tháng 4/2022, giá cá tra đông lạnh nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam đã lập thêm đỉnh mới đạt gần 5 USD/kg, cao hơn so với cùng kỳ năm trước gần 2 USD/kg. Đây là mức giá tăng mạnh chưa từng có trong 3 năm trở lại đây.
Riêng các thị trường Hiệp đinh Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), xuất khẩu cá tra đông lạnh sang Mexico, Canada, Australia và Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm nay tiếp tục tăng trưởng khả quan.
Tính đến hết tháng 6/2022, CPTPP là khối thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của các doanh nghiệp cá tra Việt Nam sau Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc) và Mỹ.
Nhu cầu nhập khẩu cá tra từ các nước trong khối liên tục tăng trưởng trong 6 tháng liên tiếp với giá trị đạt 170 triệu USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu sang Mexico đạt 62 triệu USD, tăng 71%; Canada đạt 33 triệu USD, tăng 86%; Australia đạt 19 triệu USD, tăng 29%; Nhật Bản đạt 17 triệu USD, tăng 64%. Dự báo trong quý II/2022, xuất khẩu cá tra đông lạnh sang khối thị trường này tăng hơn 35% so với quý trước, đạt hơn 110 triệu USD.
Dự báo xuất khẩu 2,6 tỷ USD trong năm 2022
Với đà tăng trưởng hiện nay, cộng với sự phục hồi của các quốc gia nhập khẩu cá tra Việt Nam, xuất khẩu cá tra Việt Nam được dự báo có nhiều cơ hội hồi phục và tăng trưởng trong năm 2022.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu cá tra đến cuối năm 2022 ước đạt 2,6 tỷ USD. Để đạt được con số này, toàn ngành cá tra Việt Nam cần sự đồng lòng và nỗ lực rất lớn ở từng khâu của chuỗi sản xuất, chế biến và xuất khẩu.
Theo bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, với nhu cầu tiêu thụ cá tra tại Mỹ, châu Âu, Trung Quốc bật tăng như hiện nay, do kiểm soát được đại dịch COVID-19, thêm việc nguồn cung thiếu hụt nên năm 2022 sẽ “rất vi diệu”, giúp toàn ngành cá tra đều có lời.
Hiện nay, giá cá tra đã tăng và còn tiếp tục tăng lên từ nay đến cuối năm 2022, giúp các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra thu lãi cao, mặc dù chi phí nuôi (thức ăn cho cá, giá bao bì,…) cũng sẽ leo thang do biến động giá xăng, dầu trong nước và chi phí logistics trong xuất nhập khẩu cũng tăng trong gần 2 năm qua.
Dù phải đối diện với nhiều thách thức, biến động mới, nhưng ngành cá tra Việt Nam vẫn có tín hiệu khả quan cho đến cuối năm 2022. Bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn chia sẻ, sản lượng cá tra của Vĩnh Hoàn xuất khẩu sang các thị trường trong năm 2022 sẽ tăng 25% trở lên, con số này chưa bao gồm thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại.
Hiện nay, xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc vẫn chưa nóng như thời điểm trước dịch bệnh COVID-19, một phần vì thị trường nay đang chở giá xuống trở lại, nhưng điều này phải chở một thời gian khá dài, bởi nguồn nguyên liệu cung ứng cho chế biến, xuất khẩu đang khan hiếm.
Thêm vào đó, nguồn hàng cá tra tồn kho của Trung Quốc cũng sắp cạn nên thị trường Trung Quốc cũng sẽ chấp nhận nhập khẩu cá tra Việt Nam với giá hiện tại. Chỉ với thị trường này, xuất khẩu cá tra Việt Nam còn nhiều triển vọng tăng trưởng cho đến cuối năm 2022.
Đồng quan điểm với Vĩnh Hoàn, báo cáo mới nhất của Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) chia sẻ, ngành cá tra tại Việt Nam thường vận động theo chu kỳ (chu kỳ gần nhất 2017 – 2019).
Sau khi chịu tác động bởi giai đoạn đi xuống của ngành vào năm 2019 và hai năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và đứt gãy chuỗi cung ứng vào năm 2020 – 2021, BSC cho rằng ngành cá tra sẽ bước vào chu kỳ tăng trong năm 2022.
Theo BSC, nhu cầu nhập khẩu cá tra sẽ tăng trưởng mạnh cho đến cuối năm 2022, sau thời gian dài bị dồn nén bởi COVID-19; trong đó thị trường Mỹ đang tăng mạnh, khi mà diện tích nuôi trồng cá da trơn tại Mỹ vẫn đang giảm trong ba năm liên tiếp, ảnh hưởng đến nguồn cung cấp cá da trơn nội địa tại Mỹ. Đây cũng chính là nhân tố chính cho đà tăng mạnh của ngành cá tra từ quý 4/2021 đến thời điểm hiện tại.
Còn thị trường Trung Quốc, BSC cho rằng Trung Quốc sẽ dần tiến tới việc mở cửa trở lại và khi đó, với một thị trường có mức tiêu thụ cá tra ngang ngửa Mỹ và nhu cầu bị dồn nén trong hai năm dịch, sẽ là nhân tố quyết định đà tăng trưởng của ngành cá tra trong nửa cuối năm nay.
Với tất cả những yếu tố trên, ngành cá tra Việt Nam hứa hẹn một chu kỳ phát triển đầy triển vọng trong thời gian đến cuối năm 2022 và cả năm tiếp theo./.
Xông lên FMC ACL TAR PC1 nào ace ơi,oánh sóng hồi
Tôm khan hàng nguyên liệu, giá xuất khẩu tăng mạnh. Cơ hội của bọn top đầu ngành FMC MPC CMX…
Giá tôm miền Tây tiếp tục tăng
- Thứ hai, 20/6/2022 17:56 (GMT+7)
Do sản lượng nuôi đang bước vào giai đoạn cuối khai thác, sản lượng ít, nên giá tôm thẻ ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục đà tăng, dao động 1.000-2.000 đồng/kg.
TQ nhập cái gì, DN Việt Nam xuất cái đó sẽ hưởng lợi lớn
Trung Quốc có thể tiếp tục nhập siêu tôm trong vài năm tới
Chỉ trong vòng 6 năm, Trung Quốc từ một nước xuất siêu trở thành nhập siêu mặt hàng tôm. Đặc biệt trong 3 năm chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, khối lượng xuất khẩu tôm giảm nhanh chóng và ông He Cui, Chủ tịch Liên minh Tiếp thị và Chế biến Thuỷ sản Trung Quốc (CAPPMA) cho rằng tình hình khó có thể cải thiện trong vài năm tới.
Khuyến mại nhiều quá, nhặt các cổ mà dự đoán chắc chắn quý 2-2022 rực rỡ thôi các bạn
oil sập mạnh,đỉnh lạm phát chăng?
1 vài cổ nên chọn vì dự đoán được kết quả Qúy 2 sáng rực rỡ như:
FMC ACL PC1 TAR CMX VGC…
Số liệu xk thủy sản lũy kế đến 15/6/2022. Vẫn mức tăng trưởng 42% - Kỳ vọng một tháng tiếp theo thủy sản chạm mốc 1 tỷ đô
Các cổ phiếu dẫn dắt như P, điện, thủy sản. Sau 2 phiên bán tháo nay chỉ cần vol 2/3 thậm chí 1/2 phiên hôm qua đã có thể kéo hết biên độ. Phải chăng bà con cutloss sạch rồi và đang cầm tiền ăn phở ngó
P.s: Hiện index có 1 cản rất mạnh quanh 1186 các a muốn thể hiện sức mạnh cần vượt qua 1 cách dễ dàng để phở ngó vào múc nhé
CE nhiều quá, con nào chưa CE mai ace múc mạnh nhé nhất là cặp thủy sản ACL FMC =))
xếp số ghê quá, bảo cản 1186 các a cho hẳn 1188.88 =))