Thủy điện tô điểm rực rỡ sóng năng lượng

, , , ,

chờ lái TTA đi ăn sáng về :))

1 Likes

TTA nó vùng sâu vùng xa nên cập nhật tý tin lại cho ace quan tâm.Ngoài thủy điện TTA còn có cả điện gió và điện mặt trời nhé :smiley:

Sản lượng thủy điện tháng 5 lập kỷ lục

Sản lượng điện tháng 05/2022 trong các nhà máy thủy điện của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển Trường Thành (TTA) đạt trên 32,7 triệu KWh (trong đó: cụm nhà máy thủy điện Ngòi Hút 2 – 2A đạt hơn 23,2 triệu KWh, nhà máy thủy điện Pá Hu đạt trên 9,5 triệu KWh), tăng xấp xỉ 315,4% so với cùng kỳ năm 2021, và đây là mức sản lượng tháng 5 cao nhất đối với từng nhà máy nói riêng và của cả Công ty nói chung trong nhiều năm trở lại đây (tương đương mức sản lượng của các tháng cao điểm trong các năm trước). Tính 05 tháng đầu năm 2022, sản lượng điện của nhà máy thủy điện Ngòi Hút 2 đạt trên 62 triệu KWh, con số này của nhà máy thủy điện Ngòi Hút 2A và Pá Hu lần lượt là gần 9,9 triệu KWh và hơn 25,7 triệu KWh, như vậy, tổng sản lượng điện của mảng thủy điện của TTA đạt 97,64 triệu KWh, lập kỷ lục về mức sản lượng cao nhất của các tháng mùa khô trong vòng 5 năm gần đây.

Nguyên nhân của các con số kỷ lục này được cho là đến từ 2 yếu tố: lượng mưa trong 5 tháng đầu năm 2022 tại khu vực miền Bắc cao hơn mức trung bình nhiều năm, báo hiệu mua mưa đến sớm; và nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao do mở cửa phục hồi nền kinh tế sau đại dịch, trong bối cảnh giá nguyên liệu hóa thạch tăng cao.

1 Likes

Trường Thành (TTA) ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý I năm 2022 tăng đột biến, gần 86% so với cùng kỳ năm 2021

Lợi nhuận sau thuế quý I năm 2022 tăng gần 86% so với con số cùng kỳ năm ngoái.

Báo cáo kết quả kinh doanh quý I năm 2022, vừa được công bố vào ngày 22/04/2022, của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển Trường Thành (mã chứng khoán: TTA) cho thấy, trong quý I, Công ty đạt trên 186 tỷ đồng doanh thu thuần, với lợi nhuận sau thuế là hơn 57,6 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 85,79% so với cùng kỳ năm 2021.

Cụ thể, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ quý I/2022 đạt 186 tỷ đồng (tăng 18,53% so với quý I/2021), sau khi trừ giá vốn gần 65,7 tỷ đồng, Công ty thu về lợi nhuận gộp trên 120 tỷ đồng . Trong quý I/2022, các nhà máy thủy điện đóng góp nhiều hơn vào mức tăng trưởng của doanh thu, doanh thu thủy điện đạt gần 96,5 tỷ đồng, tăng 33,58% so với số liệu quý I/2021. Ngoài ra, doanh thu của nhà máy điện mặt trời Hồ Núi Một 1 ghi nhận mức tăng đáng chú ý, tăng 49,05% trong cùng khoảng thời gian. Bên cạnh đó, chi phí giá vốn được duy trì ổn định, chỉ tăng xấp xỉ 1,94% trong cùng khoảng thời gian, tạo nên mức tăng trưởng ấn tượng của lợi nhuận gộp quý I/2022 (tăng gần 30,1% so với quý I/2021).

Chi phí tài chính quý I/2022 tăng nhẹ gần 2,39% lên mức 53,98 tỷ đồng, song chi phí lãi vay lại giảm đáng kể 11,12% so với quý I/2021, ở mức gần 46,86 tỷ đồng, chỉ chiếm 86,81% tổng chi phí tài chính, nguyên nhân chủ yếu là do phát sinh các khoản phí liên quan tới gia hạn và phát hành khoản LC của Công ty. Cùng với đó, khoản chi phí khác quý I/2022 cũng được tiết giảm đáng kể, giảm 65,22% so với quý I năm trước, trong khi các khoản chi phí khác không ghi nhận thay đổi đáng kể nào.

Lợi nhuận trước thuế và sau thuế quý I/2022 của TTA đạt lần lượt là hơn 61,9 tỷ đồng, và trên 57,6 tỷ đồng, tăng lần lượt 72% và gần 86% so với con số cùng kỳ năm ngoài. Với lợi nhuận này, thu nhập trên mỗi cổ phần TTA quý I/2022 đạt xấp xỉ 336 đồng, cao hơn 71,52% so quý I/2021.

Điểm đáng lưu ý là quý I không phải mùa cao điểm nhất của cả thủy điện và điện mặt trời, do đó, ban lãnh đạo Công ty có cơ sở để tự tin hoàn thành kế hoạch doanh thu thuần đạt 680 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 130 tỷ đồng trong năm 2022, sẽ được trình ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 , dự kiến diễn ra vào ngày 28/05/202, xem xét thông qua.

1 Likes

quý 1 thế này thôi, chứ quý 2 sẽ tăng bằng lần :smiley:

Có vẻ hơi yếu bác ạ, chắc anh lái chưa ăn sáng xong :smiley:

ăn sáng chưa đủ. kk

TÍCH cực quay tay vận may sẽ đến, vs các cổ phiếu dài hạn tớ hướng dẫn rồi đấy :slight_smile:

1 Likes

Vòng trước dòng thủy sản tớ chủ lực VHC, vòng này chỉ MPC. Có ace nào yêu vua tôm cùng tớ ko :smiley:

1 Likes

MPC - Triển vọng ngành vẫn đang rất tích cực

09-06-2022 10:22:49+07:00

09/06/2022 10:22 [ 6](javascript:void(0))

CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) là doanh nghiệp xuất khẩu tôm hàng đầu Việt Nam. Với triển vọng ngành đang tăng trưởng tốt, MPC dự kiến vẫn còn dư địa tăng trưởng lớn trong tương lai.

Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng tốt trong năm 2022

Xuất khẩu (XK) thủy sản Việt Nam vẫn đang duy trì đà tăng trưởng tốt từ những tháng cuối năm 2021 cho đến nay. Theo VASEP, tính lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, XK thủy sản của cả nước mang về kim ngạch trên 4.6 tỷ USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2021. Sau khi đạt kỷ lục trên 1.1 tỷ USD trong tháng 4/2022 với mức tăng trưởng trên 50%, bước sang tháng 5/2022, XK thủy sản không duy trì được mức tăng trưởng nóng, nhưng vẫn chạm mốc 1 tỷ USD, cao hơn 27% so với cùng kỳ năm 2021. Theo ý kiến của giới phân tích, XK thủy sản vẫn sẽ tiếp tục tăng tốt trong thời gian tới.

Nguồn: VASEP

Cũng theo VASEP, trong tháng 5, XK tôm đạt 416 triệu USD, tăng 19%, sau khi tăng nóng 47% trong tháng 4. Tính đến hết tháng 5, XK tôm ước đạt 1.8 tỷ USD, tăng 38% và chiếm 38.93% tổng kim ngạch XK thủy sản. XK tôm vẫn giữ vững được đà tăng trưởng trong 5 tháng đầu năm nay nhờ nhu cầu thị trường cao và giá XK tốt.

Nguồn: VASEP và Tổng cục Thủy sản

Xuất khẩu sang các thị trường khác

Với việc ký kết và trở thành thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), giá trị XK một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam được dự báo sẽ tăng cao trong những năm tới do các chính sách ưu đãi thuế quan cho các nhà XK thủy sản. Điều này sẽ tạo động lực mạnh mẽ để mở rộng thị phần, thúc đẩy sản xuất chế biến thủy sản.

MPC là doanh nghiệp đầu ngành về tôm tại Việt Nam, thị trường chính của công ty là các nước như Bắc Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… Trong đó 3 khu vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong XK là Mỹ, Nhật, EU.

Nguồn: MPC

Nguồn: MPC

Dự án đầu tư

MPC tiếp tục khởi công và đẩy nhanh xây dựng chuỗi dự án nhà máy chế biến thủy sản Minh Phú tại Khu công nghiệp Khánh An (Cà Mau), nhằm hướng mục tiêu cạnh tranh về công nghệ chế biến tôm, XK tôm trên thị trường thế giới.

Chuỗi dự án được xây dựng bao gồm hệ thống xử lý nước tập trung 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn với công suất xử lý 2,700 m3/ngày đêm và có diện tích 24.5 ha. Tất cả các dự án đều ứng dụng công nghệ tái sử dụng nước thải, xử lý nước mưa và nước mặt cho chế biến tôm XK.

Quy mô chuỗi dự án bao gồm 4 dự án: Nhà máy chế biến Thủy sản Minh Phát, Nhà máy chế biến Thủy sản Minh Quí, Nhà máy chế biến Thủy sản Minh Phú, cùng có công suất 18,000 tấn/năm; Nhà máy bao bì Quang Minh, công suất 5,000 tấn/năm.

Với dự án trên, MPC kỳ vọng sẽ tiếp tục gia tăng thị phần tại các thị trường lớn trên thế giới.

Tình hình kinh doanh và sức khoẻ tài chính

Kết quả kinh doanh của MPC trong năm 2020 và 2021 không tốt do ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Tuy nhiên, với triển vọng ngành trong năm 2022 đang rất tích cực, giá bán và nhu cầu hồi phục mạnh sẽ giúp MPC có kết quả kinh doanh khởi sắc.

Cụ thể, trong quý 1/2022, doanh thu thuần đạt 4,239 tỷ đồng tăng 50.8%, lợi nhuận sau thuế đạt 91.2 tỷ đồng gấp 3.4 lần so với cùng kỳ năm 2021.

MPC đã đặt kế hoạch kinh doanh 2022 với doanh thu gần 21,018 ngàn tỷ đồng, tăng 54.8% so với năm 2021, trong đó lợi nhuận sau thuế đạt 1,286.5 ngàn tỷ đồng, tăng mạnh 95.9%. Như vậy, MPC đã thực hiện được 20% mục tiêu doanh thu và 7% mục tiêu lợi nhuận.

Nguồn: VietstockFinance

Tỷ suất sinh lời ROEA của doanh nghiệp sụt giảm mạnh vào năm 2019 và duy trì ở mức thấp cho đến nay. Theo phân tích Dupont trong giai đoạn 2017-2021 ta có thể thấy, nguyên nhân chính khiến ROEA giảm là do chỉ số Equity multiplier có sự suy giảm đáng kể trong giai đoạn này.

Nguồn: VietstockFinance

MPC: Thủy sản Minh Phú tham vọng chiếm 25% thị phần tôm thế giới vào năm 2024
Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy Hải sản Minh Phú (Mã :MPC) mới đây cho biết công ty đặt mục tiêu năm 2024 sẽ chiếm 25% thị phần tôm thế giới.

Mục tiêu này được Thủy sản Minh Phú thực hiện thông qua các chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, đặc biệt là chiến lược 5 năm 2021 - 2025 mới nhất với nội dung chính như xây dựng chuỗi giá trị tôm Việt Nam xanh, sạch, bền vững có giá thành cạnh tranh so với Ấn Độ, Indonesia và Ecuador. Nâng cao năng suất chế biến và giảm giá vốn hàng bán.

Hải sản Minh Phú đặt tham vọng chiếm 25% thị phần tôm thế giới năm 2024. Ảnh: Internet

Theo kế hoạch, Minh Phú sẽ khởi công và đẩy nhanh xây dựng chuỗi dự án nhà máy chế biến thủy sản Minh Phú tại Khu công nghiệp Khánh An (Cà Mau), nhằm hướng mục tiêu cạnh tranh về công nghệ chế biến tôm, xuất khẩu tôm trên thị trường thế giới, bao gồm: Chuỗi dự án được xây dựng bao gồm hệ thống xử lý nước tập trung 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn với công suất xử lý 2.700 m3/ngày đêm và có diện tích 24,5 ha. Tất cả các dự án đều ứng dụng công nghệ tái sử dụng nước thải, xử lý nước mưa và nước mặt cho chế biến tôm xuất khẩu.

Quy mô chuỗi dự án bao gồm 4 dự án: Nhà máy chế biến Thủy sản Minh Phát, Nhà máy chế biến Thủy sản Minh Quí, Nhà máy chế biến Thủy sản Minh Phú, cùng có công suất 18.000 tấn/năm; Nhà máy bao bì Quang Minh, công suất 5.000 tấn/năm. Dự án được triển khai theo kinh tế tuần hoàn và cân bằng carbon trong cả chuỗi giá trị tôm Minh Phú.

Song song đó, Minh Phú cũng đã và đang phối hợp với Vụ Khoa Học và Công Nghệ của bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cùng các Viện nghiên cứu thủy sản để tập trung gia hóa tôm sú giống kháng bệnh và thích nghi, năng suất cao tăng thị phần tôm sú từ 20% hiện nay lên 50% và cao hơn nữa.

Trong năm 2022, công ty đặt mục tiêu sản lượng 71.880 tấn, doanh thu đạt hơn 21.000 tỷ đồng (tăng 50% so với thực hiện 2021) và lợi nhuận sau thuế đạt gần 1.300 tỷ đồng (tăng gấp đôi với năm ngoái).

Ngoài ra, trong năm nay, Minh Phú tiếp tục chiến lược đa dạng hóa thị trường tiêu thụ tôm. Duy trì, bám trụ thị trường chính như Mỹ, tăng kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường EU nhằm tận dụng hiệp định EVFTA và UKVFTA.

Báo lãi quý I/2022 gấp 3,4 lần so với cùng kỳ

Quý I/2022, Thủy sản Minh Phú ghi nhận doanh thu thuần đạt 4.239 tỷ đồng tăng 50,8%. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 8,8% lên 11,6%.

Giá vốn bán hàng tăng 46% lên 3.747 tỷ đồng, lợi nhuận gộp tăng gấp đôi so với cùng kỳ lên 491,8 tỷ đồng. Doanh thu tài chính trong kỳ giảm 36,8% xuống 19,2 tỷ, trong khi đó chi phí tài chình lại tăng vọt 24,4% lên 32 tỷ đồng.

Chi phí bán hàng tăng tới 80% lên 314,7 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 32,7% lên 66,1 tỷ đồng.

Kết thúc quý I/2022, Thủy sản Minh Phú báo lãi sau thuế đạt 91,2 tỷ đồng gấp 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Tính đến ngày 31/3/2022, tổng tài sản của Thủy sản Minh Phú đạt 9.647 tỷ đồng tăng nhẹ so với đầu năm. Trong đó phần lớn là tài sản ngắn hạn đạt 7.100 tỷ đồng (chiếm 73,6%). Hàng tồn kho giảm 12% còn 3.924 tỷ đồng. Tài sản dài hạn tăng 7% lên 2.547 tỷ đồng. Nợ phải trả tăng nhẹ từ 4.067 tỷ đồng lên 4.081 tỷ đồng.

Theo báo cáo thường niên, Minh Phú đề ra kế hoạch doanh thu 21.018 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.287 tỷ đồng; lần lượt tăng 55% và 96% so với thực hiện 2021. Nếu kế hoạch này được giữ nguyên trình ĐHĐCĐ thì Minh Phú mới thực hiện được 20% mục tiêu doanh thu và 7% mục tiêu lợi nhuận.

Công ty cho biết sẽ tiếp tục đánh giá xu thế biến động giá nguyên vật liệu chính có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Minh Phú, cụ thể là diễn biến giá tôm nguyên liệu, tôm thành phẩm trên thế giới.

Bên cạnh đó, Thủy sản Minh Phú tập trung đẩy nhanh tiến độ Dự án Khu phức hợp công nghiệp công nghệ cao phát triển chuỗi giá trị tôm với quy mô 10 nghìn hecta tại Kiên Giang. Từ đó gia tăng giá trị sản phẩm tôm Minh Phú.

1 Likes

2 Đối thủ lớn của tôm VN vẫn đang bị TQ cấm đấy, trong khi xuất khẩu tôm Việt Nam sang TQ tăng kinh khủng :smiley:
Vẫn là cơ hội cho vua tôm MPC mà :))

Tuy nhiên, nhập khẩu từ Việt Nam và Thái Lan tăng mạnh lần lượt 225% và 24% so với tháng 3 lên 5.400 tấn và 1.100 tấn.

Do vậy, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này ghi nhận tăng trưởng bất chấp những thách thức trên. Dự kiến, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc các tháng tiếp theo vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh.

Tôm của Ecuador và Ấn Độ vẫn nằm trong ‘danh sách đen’ dù Trung Quốc đang dần mở cửa trở lại

1 Likes

Đất nước tỷ dân mà nhập cái gì, DN xuất khẩu cái đó hưởng lợi :smiley:

Trung Quốc có thể tiếp tục nhập siêu tôm trong vài năm tới

1 Likes

Sau năng lượng sẽ là sóng của cổ phiếu nào?

1 Likes

INDEX có cái cản 1237-1240 khá cứng,nay xem các a lái giải quyết thế nào :smiley:

1 Likes

Like

ANV nó lại CE rồi, lái MPC ơi các chú làm gì thế :))

đồng đô mạnh lên, béo mấy DN xuất khẩu cái đã :smiley:

áp dụng để xây kho nào :smiley:

mây hôm xanh tím thì cắm đầu múc,nay giá tốt lại thay vì mua lại cắm đầu bán. lạ thật :smiley:

1 Likes

Tồn kho 4K tỏi và hoàn nhập dự phòng khi tôm tăng giá mạnh, chắc quý 2 lỗ to :joy:
Nhà máy ở miền Tây thiếu tôm nguyên liệu

“Mặc dù tôm Ecuado và Ấn Độ bán nhiều sang Mỹ và châu Âu nhưng kỹ nghệ chế biến tôm của họ không bằng Việt Nam. Ở miền Tây có nhiều doanh nghiệp có lợi thế về chế biến sâu, tạo ra hàng giá trị gia tăng. Còn Ecuado và Ấn Độ xuất sang Mỹ, châu Âu chủ yếu là hàng sơ chế, không có nhiều hàng giá trị gia tăng như Việt Nam”, ông Diệu phân tích.