Thủy điện tô điểm rực rỡ sóng năng lượng

, , , ,

Thấy NĐT nay bị tra tấn kinh quá từ tra tấn tinh thần đến TK. Hẹn các cụ vào sáng mai nhé, TTCK sẽ phân hóa theo đúng câu chuyện của nó thôi!
P/s: ace xem video của tớ chốt thủy sản đúng trên đỉnh ngắn hạn nhỉ :smiley:

2 Likes

Bác Linh cho xin cái link để ae tham khảo với! Thanks bác!

Đầu tư cổ phiếu thời kỳ lạm phát tăng cao?

Giờ còn đi hô vào thủy điện thì chịu chủ top. Kkkk

CÓ biết oánh ck đâu bạn, toàn đu đỉnh ấy mà :smiley:

Những cổ phiếu ko gãy nền tiền vào khá quá VGC BSR…
MPC mà vượt 47 thì cũng sẽ dẫn sóng thủy sản trở lại!
TVD vượt 17.5 sẽ dẫn sóng than!
… sẽ update tiếp sau !

1 Likes

MPC: Của chủ tịch Chu Thị Bình sẽ trả cổ tức với tỷ lệ cực ‘khủng’

12/6 lúc 12:34

Chia sẻĐăng lạiBình luận (13)

Công ty cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú (MPC) do nữ đại gia Chu Thị Bình làm Chủ tịch không chỉ mang gần 2.000 tỷ đồng chia thưởng mà sẽ chi khoảng 460 tỷ đồng để trả cổ tức cho các cổ đông hiện hữu.

Nữ đại gia Chu Thị Bình, Chủ tịch HĐQT Minh Phú. Ảnh BĐT.

Công ty cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú (UPCoM: MPC) do nữ đại gia Chu Thị Bình làm Chủ tịch đã công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông 2022 sẽ diễn ra vào ngày 24/6 tới.

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, công ty dự kiến phát hành 199,9 triệu cổ phiếu để thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1. Nguồn vốn thực hiện từ thặng dư vốn cổ phần trên báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 đạt 2.297 tỷ đồng. Quyền nhận cổ phiếu thưởng sẽ không được phép chuyển nhượng. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá 1.999 tỷ đồng, qua đó nâng vốn điều lệ của doanh nghiệp chăn nuôi tôm này gấp đôi lên 3.998 tỷ đồng.

Cùng với đó, Minh Phú cũng sẽ trình các cổ đông mức chi cổ tức năm 2021 là 23% bằng tiền mặt (mỗi cổ phiếu nhận thêm 2.300 đồng). Như vậy công ty sẽ phải bỏ ra khoảng 460 tỷ đồng để trả số cổ tức trên.

Theo báo cáo quản trị năm 2021, nữ Chủ tịch của Minh Phú, bà Chu Thị Bình đang trực tiếp nắm giữ hơn 35 triệu cổ phiếu MPC, bên cạnh đó ông Lê Văn Quang - chồng bà Bình đồng thời là Tổng giám đốc của Minh Phú cũng đang trực tiếp nắm giữ hơn 32 triệu cổ phiếu MPC. 3 người con của bà Bình cũng đang nắm giữ lượng cổ phiếu đáng kể của MPC.

Thống kê cho thấy, 5 thành viên của gia đình nữ đại gia người Thái Bình đang trực tiếp nắm giữ gần 82,9 triệu cổ phiếu MPC. Tính theo giá thị trường kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 8/6, khối tài sản gia đình nữ Chủ tịch Chu Thị Bình đang nắm giữ có giá trị hơn 4.200 tỷ đồng.

Với việc đang nắm trực tiếp hơn 41% số cổ phiếu đang lưu hành của MPC, gia đình nữ đại gia Chu Thị Bình cũng sẽ nhận được phần lớn số cổ phiếu thưởng và số tiền cổ tức của doanh nghiệp. Chỉ tính riêng số tiền cổ tức gia đình nữ đại gia người Thái Bình có thể nhận được lên tới hơn 190 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh năm 2021, công ty ghi nhận doanh thu 13.608 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 656,5 tỷ đồng, lần lượt giảm 5,3% và 2,6% so với thực hiện năm 2020. Tại đại hội cổ đông thường niên năm ngoái, doanh nghiệp này đặt mục tiêu doanh thu 15.774 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.092 tỷ đồng. Như vậy Minh Phú đã hoàn thành 86,3% kế hoạch doanh thu và 60,2% chỉ tiêu lợi nhuận.

Với kết quả trên, Minh Phú sẽ trình các cổ đông mức cổ tức năm nay là 23% bằng tiền mặt (mỗi cổ phiếu nhận thêm 2.300 đồng). Như vậy công ty sẽ phải bỏ ra khoảng 460 tỷ đồng để trả số cổ tức trên.

Thủy sản Minh Phú lên kế hoạch thưởng cổ phiếu tỷ lệ 100%. Ảnh minh họa.

Về kế hoạch kinh doanh, trong năm 2022, Minh phú lên kế hoạch với doanh thu 21.018 tỷ đồng, lãi trước thuế 1.373 tỷ đồng, lần lượt tăng 55% và 109% so với thực hiện 2021. Chỉ tiêu lợi nhuận của công ty cao hơn so với mức đã đặt ra trong cáo thường niên là 1.287 tỷ đồng. Đơn vị này cũng kỳ vọng lượng xuất khẩu đạt 64.600 tấn tương ứng với giá trị xuất khẩu mục tiêu khoảng 796 triệu USD. Mức cổ tức dự kiến cho năm nay là 50% - 70%.

Năm nay, HĐQT công ty sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 – 2025 nhằm phát triển chuỗi giá trị tôm hướng đến kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trên nền tảng số, cùng với đó kỳ vọng Minh Phú trở thành công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam và của thế giới.

Đầu tiên, doanh nghiệp này sẽ triển khai các dự án xây dựng các vùng nuôi tôm tập trung như tôm rừng, tôm quảng canh,… Minh Phú cũng phối hợp với Vụ Khoa Học và Công Nghệ của bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, cùng các Viện nghiên cứu thủy sản để tập trung gia hóa tôm sú giống kháng bệnh và thích nghi, giúp tăng thị phần tôm sú từ 20% hiện nay lên 50% và cao hơn nữa. Ngoài ra, công ty cũng đề xuất xây dựng những khu sản xuất tôm giống, thức ăn cho tôm giống vì con giống quyết định trên 60% thành công của nuôi tôm.

Quý I/2022, Minh Phú ghi nhận doanh thu tăng 51% đạt 4.239 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 90 tỷ đồng, gấp 3,5 lần so với nền thấp cùng kỳ năm trước nhưng là mức thấp nhất trong vòng 4 quý.

Nhìn chung quý đầu năm thường là quý thấp điểm lợi nhuận của Minh Phú do chưa vào vụ thu hoạch, giá tôm nguyên liệu tăng cao. Tuy nhiên, cùng kỳ năm trước, Minh Phú ghi nhận lợi nhuận 26 tỷ đồng, giảm 52% so với quý I/2020 và về mức thấp nhất kể từ quý IV/2016.

“Vua tôm” Minh Phú dự kiến chia cổ tức năm 2022 từ 50 đến 70%, lợi nhuận tăng trưởng 93%

Năm 2021, Thủy sản Minh Phú (MPC) trình cổ đông kế hoạch cổ tức 23% trên mệnh giá , tương đương 2.300 đồng/cổ phiếu + Chia thưởng cổ phiếu 1-1. Còn năm 2022, mức cổ tức dự kiến chia từ 50 đến 70%.
Bước sang năm 2022, “Vua tôm” Minh Phú đặt kế hoạch doanh thu 21.018 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.266,5 tỷ đồng. Như vậy, ước tính lợi nhuận năm 2022 sẽ tăng 92,8% so với cùng kỳ năm trước.

Một so sánh vui ANV ra kế hoạch 1000 tỏi cổ phiếu CE giá 54.6
MPC kế hoạch 1266 tỷ giá đang 47 Theo các cụ rẻ hay đắt nhể :joy:

1 Likes

còn xem lượng cp thế nào đã a

MPC giá này sắp chia cổ tức thưởng 1-1 và tiền 23%. NĂM 2022 cổ tức dự kiến 50-70% vậy thôi chả biết rẻ hay đắt nhể :joy:

1 Likes

Vâng nhưng Tôm nó thị trường sẵn rồi nên sẽ ko phát triền nhanh như cá ba sa. Còn tất nhiên nó đều ngon a.

#2: Đầu tư cổ phiếu thời lạm phát tăng mạnh?

1 Likes

XK tôm tháng 5 tăng trưởng chậm vì số nguyên nhân nhưng chủ yếu là thiếu hụt tôm nguyên liệu giá rẻ :slight_smile:

Về phía các doanh nghiệp, xuất khẩu tôm 4 tháng đầu năm nay tăng đột phá là do các doanh nghiệp có sẵn nguồn nguyên liệu dự trữ và tồn kho từ năm 2021, nhiều doanh nghiệp ký được hợp đồng từ cuối năm ngoái với mức giá cao trong bối cảnh Covid-19 căng thẳng, tình trạng lạm phát giá trên toàn cầu cũng tác động giá tôm tăng, sự trở lại của doanh nghiệp Việt Nam với các hội chợ thuỷ sản quốc tế tại Mỹ, EU…

Tuy nhiên, từ đầu tháng 5, thời tiết có chiều hướng bất lợi cho tôm nuôi, mưa đầu mùa sớm hơn mọi năm, ảnh hưởng đến sản lượng tôm, do vậy nguồn nguyên liệu tôm không được khả quan như 4 tháng đầu năm.
Vậy giờ nhìn vùng nuôi tôm của MPC sẽ thấy khủng khiếp và hiện đại ko nhé :joy:

Soi tồn kho gần 4K tòi và giá tôm tăng việc hoàn nhập dự phòng quý 2 nữa, theo bạn có nên mua không =))

2 Likes

Các công ty chứng khoán bắt đầu quay xe về thủy điện, trái ngược hẳn với đầu năm chê thủy điện ghê lắm =))
TTA nay đạp mạnh vào nhé !

Ba yếu tố giúp cổ phiếu thủy điện bùng nổ nửa cuối năm 2022
Thu Minh -
Cổ phiếu nhóm thủy điện có mức tăng trưởng khá tốt trong giai đoạn vừa qua song theo đánh giá của Agriseco nhóm này sẽ còn cơ hội bứt phá trong nửa cuối năm 2022.


Ảnh minh họa.
Cổ phiếu nhóm thủy điện đã tăng trưởng rất tốt trong vòng 2 tháng trở lại đây. Chẳng hạn, GEG đã tăng 31% trong vòng 1 tháng qua; VSH tăng 41%; HDG 29,7%; TMP… Động lực đến từ nhóm thuỷ điện đã có năm 2021 và các tháng đầu năm 2022 kinh doanh thuận lợi nhờ điều kiện thủy văn tích cực. Bên cạnh đó, ngành điện nói chung và nhóm thủy điện nói riêng thường có đặc thù hoạt động ổn định, cổ tức bằng tiền mặt đều đặn cũng như mặt bằng định giá cổ phiếu khá hợp lý.

Agriseco Research đánh giá toàn ngành điện sẽ đạt được tăng trưởng tốt trong năm nay dựa trên mức nền tăng trưởng thấp của 2021 và theo đà hồi phục của nền kinh tế. Theo thống kê, trong điều kiện bình thường không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, phụ tải điện có hệ số tăng trưởng thường trên 1,5 đến 1,8 lần tăng trưởng GDP (theo năm). Với kì vọng GDP tăng trưởng ở mức 6% - 6,5% và thậm chí cao hơn, ước tính phụ tải đạt mức tăng trưởng ít nhất trên 9% trong năm 2022.

[​IMG]
Nhóm thủy điện sẽ được hưởng lợi trong phần còn lại của năm 2022 và bứt phá nhờ vào 3 yếu tố: (1) Điều kiện thủy văn thuận lợi trong các tháng tới, (2) Năng lượng tái tạo chưa thể vận hành được tối đa công suất đã lắp đặt và (3) Chi phí đầu vào của nhiệt điện than và tua bin khí làm giảm khả năng cạnh tranh của loại năng lượng này.

Thứ nhất, khả năng cao về tình hình thủy văn tích cực trong các tháng tới. Nhiều tổ chức khí tượng lớn như NOAA của Mỹ đánh giá cao xác suất điều kiện thời tiết sẽ duy trì ở trạng thái La Nina tại khu vực Bán Cầu trong mùa đông năm 2022. Cụ thể, xác suất xảy ra hiện tượng La Nina từ tháng 6 đến tháng 8 là trên 54% và sau đó quay trở lại pha trung tính trước khi xác suất La Nina tăng lên tới 50% trong mùa đông năm nay.

Việc La Nina duy trì tới mùa đông thứ ba (2020-2021, 2021-2022 và dự báo 2022-2023) là không phổ biến trong lịch sử khí tượng thế giới khi chỉ ghi nhận hiện tượng này 2 lần kể từ 1950.

Trở lại nửa cuối năm 2022, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn dự báo mưa sẽ nhiều hơn so với trung bình ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vào các tháng 7, 8, 9 và từ tháng 9, 10, 11 ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ. Theo đó, các doanh nghiệp thủy điện sẽ tiếp tục được hưởng lợi đến năm 2023 khi được huy động tối đa sản lượng trong trường hợp hiện tượng La Nina kéo dài qua mùa đông năm nay.

[​IMG]
Thứ hai, sản lượng huy động từ nguồn điện tái tạo mới (điện mặt trời và điện gió) biến động mạnh trong ngày và giữa các ngày trong tháng, đồng thời duy trì ở mức thấp trong các tháng đầu năm. Với nhiều nhà máy điện gió mới vận hành đồng loạt từ cuối năm trước, công suất lắp đặt của loại năng lượng này tại ngày 01/11/2021 đã đạt 3.980 MW.

Mặc dù vậy, sản lượng điện gió trong các tháng đầu năm ở mức khá thấp. Cụ thể, trong tháng 3 có ngày công suất phát điện đạt chưa đến 1% công suất lắp đặt vì thiếu gió, tháng 4 và tháng 5 chỉ có lần lượt 7 ngày và 1 ngày cao hơn 2000 MW (tương đương khoảng 50% công suất lắp đặt). Trong khi điện mặt trời đã cho thấy thời gian phát điện hiệu quả chỉ khoảng 4 - 5 giờ/ ngày, điện gió vẫn cần theo dõi khả năng phát điện theo mùa gió để đánh giá hiệu quả. Như vậy, thủy điện vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng là nguồn năng lượng nền tảng trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia bởi tính ổn định cao.

Thứ ba, rủi ro thiếu hụt than và giá nguyên liệu đầu vào tăng cao ảnh hưởng đến nhóm nhiệt điện. Quý 1 ghi nhận thiếu tới 300 MW nhiệt điện do thiếu hụt than, có thể kể đến các nhà máy bị ảnh hưởng như: Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, Nghi Sơn, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1, NMNĐ Hải Phòng. Rủi ro thiếu than trong các tháng tới đã khiến các nhà máy phải chủ động tìm kiếm nguồn than nhập khẩu để bổ sung sản lượng thiếu hụt. Tuy nhiên, do giá than bị giới hạn bởi EVN, các doanh nghiệp sẽ gặp không ít khó khăn trong việc thỏa thuận giá với nhà cung cấp nước ngoài để đảm bảo biên lợi nhuận cho các nhà máy.

Mặc dù giá bán đầu ra được EVN bao tiêu và tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành điện được cố định theo các hợp đồng PPA, nhưng sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường phát điện cạnh tranh của các nhà máy nhiệt điện than sử dụng nguồn than nhập khẩu và tua bin khí, đồng thời khiến giá mua điện cao. Theo đó các doanh nghiệp thủy điện được hưởng lợi khi giá bán điện cao hơn năm ngoái đồng thời tăng tỷ trọng phát điện trên thị trường cạnh tranh.

“Bên cạnh yếu tố thời tiết thường diễn ra có tính chu kì, hai sự kiện trên sẽ trực tiếp tác động tích cực vào kết quả kinh doanh của nhóm thủy điện trong năm nay”, nhóm phân tích Agriseco nhấn mạnh.

3 Likes

Trong 1 thị trường giá xuống, việc chọn CP để giữ tiền vô cùng quan trọng. 1 cổ phiếu là tỉ suất cổ tức / thị giá vượt xa Ls gửi bank lại càng hiếm. MPC là 1 lựa chọn ko tồi đâu :slight_smile:

1 Likes

ANV lại tiếp tục CE, mới thấy MPC rẻ rúm :))

Việt Nam nằm trong 7 nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới

Thủy điện top 2 nay hút tiền ghê quá PC1 TTA …xem các a lái diễn vậy :smiley:

1 Likes

pc1 tím rồi a