Hiểu đúng về đầu tư dài hạn

, , ,

Tập 1: Tư duy đầu tư dài hạn :+1::+1:

Trên thị trường hiện nay đang có 2 đối tượng đầu tư dài hạn:

  1. là vô tình lướt sóng thành cổ đông

  2. Ôm cổ từ năm này qua năm khác

Vậy khi đầu tư dài hạn, các bác cần phải nhớ cho em 2 cái này:

  1. Tư duy đầu tư dài hạn như thế nào ?

  2. Tâm lý đầu tư dài hạn ra sao ?

Nếu các bác nắm được 2 cái này thì thực sự rất tuyệt vời.

Bài viết này chúng ta sẽ nói về vấn đề tư duy đúng trước.

Mình đã có khảo sát qua qua và phải có đến 90% nhà đàu tư cho rằng đầu tư dài hạn đơn giản là mua cổ phiếu ở giá thấp và nắm giữ, ném đấy 5-10 năm, mở ra kiểu gì cũng có lãi, thậm chí là tăng bằng lần

Vậy thì tư duy này là sai, sai hoàn toàn nhá, thế thì sai ở đâu ?

  1. Chọn cổ phiếu, chọn doanh nghiệp mà các bạn định đầu tư vào, nó phải là cổ phiếu tốt, doanh nghiệp nội tại tốt, có khả năng tăng trưởng trong tương lại, ban lãnh đạo thì phải tập trung vào doanh nghiệp.

  2. Sau khi các bạn đã chọn được cổ phiếu rồi thì các bạn xác định cổ phiếu này nên nắm giữ trong bao lâu. Không phải cứ 5 năm , 10 năm mở ra là lãi đâu các bác nhé.

Khi mà các bác đã xuống tiền mua cổ phiếu rồi, thì phải review lại cổ phiếu, về doanh nghiêp thường xuyên qua từng thời kỳ của doanh nghiệp, từng giai đoạn của thị trường, Có thể là mỗi quý 1 lần, 1 năm 1 lần để các bác đảm bảo được doanh nghiệp đó còn hoạt động tốt hay không, để các bác nắm giữ tiếp. Trong trường hợp mà doanh nghiệp có diễn biến xấu trong nội tại, nó ảnh hưởng đến cục bộ của doanh nghiệp thì các bạn nên bán cổ phiếu sớm hơn so với dự định.

Ví dụ rất đơn giản: CTD là DN đầu ngành trong lĩnh vực xây dựng, và các bạn còn nhớ 1 thời là xảy ra mẫu thuẫn nội bộ trong DN không, lúc đó thì giá cổ phiếu tụt dốc không phanh. Các bác mua cổ phiếu năm 2015, nắm giữ đến hiện tại có lãi không ạ, không hề. Mỗi DN thì nó luôn có chu kỳ nhất định các bạn nhá, nên là phải review thường xuyên.

ví dụ thứ 2: Năm 2022, 2023, rất nhiều DN đang có nguy cơ phá sản vì ôm 1 quả bom nợ quá lớn. Nếu các bạn không review cái cổ phiếu của mình, thì rất có thể là DN của các bạn đầu tư vào nằm trong số các DN có nguy cơ bị phá sản này. Ví dụ: NVL HBC

Đôi khi qua thời gian nó sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề mà chúng ta không thể phòng tránh được, DN hoạt động kinh doanh thì luôn có rủi ro, luôn có chu kỳ, thị trường cũng có chu kỳ. Tuy nhiên 1 cách để các bạn hạn chế được cái rủi ro đó là review lại cổ phiếu thường xuyên trong quá trình mà các bạn nắm giữ cổ phiếu.

Chờ tập 2.

Đầu tư dài hạn đôi khi là quay trở lại mua sau khi chốt lời XD