Hiểu đúng về định giá " Đắt và Rẻ" đối với cổ phiếu ngân hàng

, , , ,

Trong không chỉ chứng khoán mà bất kỳ giao dịch nào đều có một loại so sánh giá để lấy làm thước đo, ví dụ định giá Bất động sản thì đa số là theo phương pháp so sánh về các giá trị giao dịch đã xảy ra để tìm một thước đo chung

Ví dụ Nhà cùng ngõ đã bán, Nhà cùng dẫy phố, cùng vị trí , thường thì căn góc đắt hơn

Ở nhóm Bank nếu các Bank tư nhân thường khá giống nhau về các chỉ số, lợi nhuận, quy mô thường vốn hoá cũng sẽ same same

Nhưng nhóm Bank nhà nước cũng thế , ví dụ VCB BID CTG rõ ràng cùng 1 mẹ sinh ra, quy mô như nhau thậm chí ông Út còn bé hơn gần 15-20% 2 ông anh , nhưng được Cơ Cấu sớm từ 2015 mà lợi nhuận tốt hơn , chất lượng mọi thứ đều tốt

Ông Cả BIdV to nhất thì cũng chật vật 5 năm tái cơ cấu , lợi nhuận thấp tè vì trích lập nhiều , trước 2023 còn thấp hơn nhóm tư nhân và lẽ dĩ nhiên 2023 đã về tốp 2 bằng MBB

Ông thứ 2 : CTG thì cũng vậy, có lẽ đi sau BID một chút nhưng có vẻ sắp xong rồi, quy mô hơn hẳn VCb gần 15% bám sát nút ông BID , và đặc biệt lần đầu tiên LỢI NHUẬN trước dự phòng năm 2023 này cao hơn VCb BID gần 4k / năm nhờ CASA tăng tốt , tập trung lớn cho Bán lẻ nên NIM tốt hơn. Như vậy nếu những năm tới nếu CTG chỉ cần giảm đáng kể trích lập và hoàn nhập dự phòng như VCB giai đoạn sau 2015 thì thậm chí vị trí số 1 lợi nhuận lại thuộc về CTG như những năm 2012 nó đã từng dẫn đầu ngành mà BID và VCB không có tuổi so với CTG

Như vậy rõ ràng sự so sánh CTG BID VCB khá giống 3 căn biệt thự cùng dãy phố mà có sự chênh lệch giá quá lớn với nhau VCB 500k tỷ, BID 280k tỷ, CTG có 150k tỷ vậy thì nên chọn mua căn biệt thự CTG giá rẻ chỉ cần 2 căn VCB BID đứng yên CTG đã siêu hời rồi chưa kể VCB BID tiếp tục tăng giá mạnh thì k có lý gì CTG không tăng mạnh được thậm chí còn có thể bằng hoặc vượt BID VCB trong tương lai