Hiểu lầm tai hại về VFS và VIC

VFS IPO thành công là một kỳ tích trong lịch sử Việt Nam khi một công ty Việt Nam sánh vai với các tên tuổi lớn trên thế giới. Không chỉ thế VFS còn đưa tên tuổi Việt Nam vươn tầm thế giới khi một nước trước đây chỉ biết đi xe đạp nhưng hiện tại đã có thể sản xuất được cả ô tô. VFS IPO thành công thì hưởng lợi đầu tiên chính là công ty mẹ VIC . Nhưng một điều cực kỳ sai lầm mà nhiều người đang mắc phải đó là nhìn đồ thị của VFS bên Mỹ để quay sang đầu tư VIC ở Việt Nam.
VFS IPO thành công thì định giá của VFS rất cao từ đó sẽ hỗ trợ cho định giá của VIC (điều này thấy rõ khi VIC tăng một mạch 25 giá từ 51 lên 76). Nhưng đó là về mặt danh nghĩa tức là VIC đang nắm rất nhiều một tài sản được định giá cao ( VIC đang nắm khoảng 51% VFS). Nhưng điều quan trọng là thực tế VIC có thu được tiền từ VFS hay VFS có duy trì được mức định giá và mang lại được dòng tiền cho VIC không mới là chuyện đáng bàn đến.

Thứ nhất, rõ ràng giá cổ phiếu VFS rất cao. Vậy thì nếu VIC muốn thu tiền thì phải bán cổ phiếu VFS đang nắm giữ ra nhưng điều này chắc chắn không. Hiểu đơn giản giống như chúng ta cầm một mã cổ phiếu trên sàn, mã này có tăng đến 20 lần nhưng vì một lý do nào đó chúng ta không thể bán được thì giá trị này cũng không được tính. Vậy nên chỉ có cái thứ 2 đó là VFS phải tạo ra được giá trị thật (cái này phải thể hiện qua hoạt động kinh doanh), duy trì được mức định giá cao thì khi đó VIC mới thu được dòng tiền thật từ VFS. Điều thứ 2 này thì cần thời gian chứng minh.
Nhìn giá trên đồ thị VFS để quay sang đánh VIC là một điều rất sai lầm. Quan trọng phải là nội tại kinh doanh, mang về được giá trị thật, dòng tiền thật thì lúc đó VIC mới đáng kỳ vọng
#DDCapital

Xin hỏi chủ pic nội tại VIC có gì không? Có đáng mua ko?

Tôi đủ hàng rồi nên không mua thêm VIC