KDH mình đã nhận xét cho một bạn ở trên cách đây 1 ngày. Có vẻ đang hấp dẫn nhỉ? Đội nào đó đang “đẩy” chăng? Kỹ thuật đang đẹp, anh em chớ vội Xin trích dẫn lại bên dưới.
Cám ơn chị Winterbear nhiều lắm, mình đọc từng cmt của topic này, chỉ là F0 nên đôi khi bị sót và hay hỏi ngu. Chị thật tuyệt vời!!! Chúc chị cuối tuần vui vẻ!!!
Nghe lời khen của bác mà “khoái khoái chảy nước miếng” bác ơi
Mình khuyến khích các bạn nên hỏi, không chỉ mình mà với các bác, cô, chú, anh, chị, em lâu năm trên này nữa. Nếu nhận được lợi ích thật sự, hãy gửi lời cảm ơn đến họ. Nhân tài đất Việt mình nhiều lắm
DHC: mình có người họ hàng làm trong này nên cũng biết tình hình đôi chút Cơ mà không vì vậy mà mình thiên vị. DHC là một cty bình thường và cơ bản khá xấu, khi bài toán tài chính vẫn chưa tìm được lời giải. Nếu là mình thì sẽ có lựa chọn khác, dù giá có tăng đi nữa. Chưa có vùng mua hợp lý. Mã dễ bị chi phối, chỉ nên theo dõi.
Cuối tuần vui vẻ ạ! @Lyduong
Một số bạn hỏi mình làm sao có thể xem lại các bài viết nào đó của mình mà không phải tìm kiếm lại? Mỗi lần muốn xem lại thì phải kéo trang mất thời gian. Vì vậy, mình xin phép chia sẻ một cách đơn giản cho mọi người cùng biết nha
Diễn đàn F247 có chức năng Đánh dấu trang. Chức năng này có biểu tượng (icon) ngay bên dưới mỗi bài viết.
Khi đã chọn được bài viết, các bạn bấm vào icon như trên. Màn hình sẽ hiện ra lựa chọn kiểu nhắc nhở (theo thời gian) để sau này có thể gợi nhắc lại. Nếu không cần và bạn chỉ muốn lưu lại bài viết thôi thì chọn None needed. Sau đó bấm Lưu.
Bài viết được chọn sẽ được đánh dấu. Sau này, các bạn muốn xem lại thì chỉ cần chọn vào biểu tượng avatar cá nhân (ở góc trên bên phải) và chọn vào tab biểu tượng là sẽ thấy các bài viết đã lưu.
Đơn giản vậy thôi
+++ Các bạn áp dụng cách này để kiểm chứng lại thông tin và lưu lại các bài viết hay nha. Rất hữu ích!
Cô gái tốt bụng cho hỏi chút: khi 1 cp được cơ cấu vào 1 quỹ ETF thì diễn biến giá sẽ diễn biến ntn ah, khi quỹ mua thì cp giảm hay lên, quỹ mua xong thì có phải cp có cơ hội bút phá? Xin cảm ơn
@WINTERBEAR ơi, cuối tuần rồi…
Bạn có thể giới thiệu cho mình cũng như một số F0 trong này một vài đầu sách về phân tích và đầu tư trên TTCK nên đọc không!
Avatar mới của bạn chill quá!
Have a nice weekend,
Chào bạn chủ thớt, hnay mình mới có dịp may để xem được topic này. Mình có lọc ra để theo dõi 2 con là OCH và DAH. Với OCH thì mình thấy đã bứt đỉnh (hơi tiếc ko phát hiện topic sớm hơn). Còn DAH thì đang trở lại đỉnh cũ và tích lũy với vol giảm dần nhưng thanh khoản có vẻ cao quá. Theo bạn mình có nên vào hay đợi tích lũy vài phiên rồi vào?
Chúc bạn ngày cuối tuần vui vẻ!!!
Mình không tốt bụng lắm như bạn nhận xét đâu ạ
Khi đọc nội dung trên, mình thấy có nhiều vấn đề trong cách đặt câu hỏi. Có vẻ như bạn “thiếu” một chút thông tin về các quỹ nói chung và quỹ ETF nói riêng (nếu không đúng thì bỏ qua cho mình nha). Không chỉ riêng bạn, mình nghĩ nhiều bạn mới khi tham gia thị trường cũng còn chưa biết quỹ ETF là gì, từ đó mà câu hỏi đặt ra chưa được chuẩn xác. Như một bài viết trước đó của mình, khi một câu hỏi chưa đúng thì sẽ không bao giờ có câu trả lời đúng cả.
Vì vậy, thay vì mình trả lời cho bạn diễn biến giá cp sẽ như thế nào sau khi quỹ cơ cấu, mình sẽ nhắc lại khái niệm chung về quỹ ETF. Khi bạn hiểu rõ hơn rồi thì sẽ tìm được câu trả lời cho bản thân.
May mắn hơn một chút, mình được cơ hội học tập ở Canada, “cái nôi” mà quỹ ETF đầu tiên được thành lập cho nên có thể phần nào giải thích cho bạn và mọi người ở đây. Dĩ nhiên, vì chuyên ngành của mình không phải Tài Chính nên chỉ chia sẻ trong phạm vi hiểu biết của mình thôi nhé. Bắt đầu thôi
++++
Trước hết, tách ra 2 trường phái cho dễ hiểu, một là đầu tư cổ phiếu, hai là đầu tư vào quỹ. Ở đây mình nói về quỹ thôi.
Quỹ đầu tư hiểu đơn giản là nơi mà nhà đầu tư gửi tiền cho người/cty thành lập quỹ (gọi là sơ cấp) hoặc thông qua một trung gian (như Sở GDCK, gọi là thứ cấp) thay bạn đầu tư vào TTCK. Có nhiều cách phân loại các quỹ đầu tư khác nhau, với mình thì cơ bản chỉ cần chia làm 2 nhóm: Quỹ chủ động và Quỹ bị động.
Quỹ chủ động: có thể gọi là quỹ mở hoặc quỹ trực tiếp, là nơi mà các người quản lý quỹ chuyên nghiệp thay mặt NĐT để quản lý, giao dịch cổ phiếu và từ đó sinh lời. Phí quản lý quỹ thường cao. Mình sẽ không đi sâu hơn vào quỹ mở vì nó nằm ở một chủ đề khác.
Quỹ bị động: là nơi mà các cty quản lý quỹ lập ra để mô tả / mô phỏng gần chính xác nhất một chỉ số nào đó của thị trường, thông qua một danh mục các mã cổ phiếu được chọn theo các tiêu chí khác nhau. Phí quản lý quỹ rất thấp. Ví dụ: để mô tả biến động giá của nhóm 30 mã bluechip đứng đầu thì thành lập chỉ số VN30 (thường gọi là rổ VN30). Sau đó, một số quỹ bị động sẽ chọn chỉ số này để mô tả gần chính xác nhất biến động giá của 30 mã nói trên. Và đặt tên là Quỹ ETF DCVFMVN30, FUEKIV30,…
Tuy nhiên, trong ví dụ, thay vì phải mua cổ phiếu của 30 cty, các quỹ bị động sẽ cung cấp cho NĐT các Chứng chỉ quỹ - đơn vị chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của NĐT đối với phần vốn góp vào quỹ. Trước đây, để mua chứng chỉ quỹ của quỹ bị động thì NĐT phải mua trực tiếp với người thành lập hoặc cty quản lý quỹ. Tuy nhiên, để thuận lợi hơn cho NĐT có thể giao dịch ngay trên sàn GDCK, Quỹ ETF (Exchange-Traded Fund) được ra đời. Quỹ ETF là một quỹ bị động và chỉ khác ở phương thức giao dịch chứng chỉ quỹ.
Đến đây, các bạn chắc sẽ thấy lợi ích của việc đầu tư vào quỹ ETF rồi. Đặc biệt là với những NĐT mới hoặc không có nhiều thời gian phân tích một cổ phiếu. Khi họ nhìn thấy một nhóm cp tiềm năng nhưng không đủ tiền để mua hết toàn bộ mã hoặc không biết chọn mã nào để đầu tư cho an tâm. Họ có thể chọn đầu tư vào một quỹ ETF phù hợp và nhận lại chứng chỉ quỹ, được chứng nhận sở hữu một loạt mã cp của chỉ số được quỹ mô phỏng với mức đầu tư phải bỏ ra thấp hơn rất nhiều. Khi giá cp của chỉ số được mô phỏng tăng thì chứng chỉ quỹ của họ tăng giá tương ứng (tương đối). Khi có lãi rồi thì NĐT giao dịch chứng chỉ quỹ cho NĐT khác. Việc này khiến cho quỹ ETF vận động như một mã chứng khoán, thay đổi giá liên tục trong phiên. Tuy nhiên, khác với cổ phiếu, các mã ETF rất ít phụ thuộc vào lượng mua bán. Bởi vì, nó theo dõi biến động giá của nhóm các mã mà nó mô tả chỉ số. Ví dụ: những quỹ ETF nào mô tả chỉ số VN30, khi VN30 tăng bao nhiêu thì giá chứng chỉ quỹ ETF đó tăng bấy nhiêu.
Ở VN, hiện tại có tất cả 9 quỹ ETF (có thể tăng trong tương lai) và giá chứng chỉ quỹ thuộc các quỹ ETF cũng khác nhau. Sự khác nhau này là do thời gian thành lập của các quỹ ETF (có quỹ thành lập sớm, có quỹ thành lập muộn) và tùy thuộc vào tính thị trường (giá cả, thanh khoản,…). Để xem và giao dịch chứng chỉ quỹ thì các bạn có thể vào Bảng giá, chọn vào tab HOSE sẽ thấy danh sách các quỹ ETF.
Tất nhiên, cơ cấu danh mục của từng quỹ ETF là khác nhau vì mô phỏng các chỉ số khác nhau. Đối với cơ cấu tỷ trọng danh mục thì mỗi cty quản lý quỹ có thuật toán riêng để cân đối tỷ lệ giữa các mã. Đối với cơ cấu chỉ số quỹ, việc lựa chọn phân bổ mới một mã cp nào trong danh mục quỹ luôn phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chí nhất định. Ví dụ: các quỹ ETF mô tả chỉ số VN DIAMOND, số lượng mã phải thuộc khoảng 10 đến 20 và phải đảm bảo thêm các tiêu chí “phức tạp” khác (các bạn tự tìm hiểu nhé).
Điều này cũng làm phát sinh vấn đề cho chính các quỹ ETF và việc đầu tư cp theo quỹ, không chỉ ở VN mà các nước khác cũng xảy ra nhiều trường hợp. Vì ETF mô phỏng chỉ số nên các cổ phiếu của chỉ số đó sẽ được phân bổ vào. Như câu chuyện của ROS trước đây khi được đẩy vào rổ VN30, các quỹ ETF trong và ngoài nước phân bổ vào khiến giá cp ROS tăng rất cao. Sau đó thì chuyện gì ai cũng rõ.
++++
Ok, dài dòng rồi. Mình sẽ dừng ở đây để bạn tìm câu trả lời cho bản thân nhé. Cách tốt nhất là đưa ra các dự đoán của bản thân và kiểm chứng lại. Dù đúng hoặc sai đều sẽ trở thành kinh nghiệm riêng của bạn.
+++ Cá nhân mình không đầu tư vào quỹ. Việc phân bổ danh mục tự động và nhu cầu đa dạng hóa cp của một nhóm không phù hợp với mình.
HI chị @WINTERBEAR: Em thấy IDC đang tăng lại; qua vùng tích lũy 74-75, em định tuần sau vào thêm. Em có đọc review của chị vào lúc 23-2. Chị có nhận định gì thêm về mã này trong thời điểm này không ạ? Em cảm ơn chị.
Không phải thiếu đâu ah, khái niệm về các quỹ của mềnh rất mơ hồ, có thể nói là quá ít nên phải là rất thiếu ah. Xin cảm ơn rất nhiều ah.
Những nhận định hiện tại có thể đúng hoặc chưa đúng. Nhưng cũng đủ để cho thấy hiểu biết của cô chủ xinh đẹp @WINTERBEAR ko hề ít.
Rất ngưỡng mộ.
Chúc cô chủ thành công nhé!
Chào c, e muốn hỏi về đặc điểm những cú chỉnh mạnh của VNI (ví dụ như 1/2022, 1/2021, 4/2020…) là gì?
Có điểm nào chung giữa những lần điều chỉnh mạnh này không? Các sự kiện dạng này có tính chu kì hay không, liệu có những đặc trưng nào để nhận biết v.v.
- Trước những sự kiện có ảnh hưởng lớn (4/2020 thời điểm covid bùng mạnh, 1/2022 vụ rút cọc và bán chui cổ phiếu)
- Tháng 1 hàng năm: thời điểm chốt lời trước tết.
Hôm nay là Chủ Nhật nên mình sẽ phản hồi chậm hơn một chút. Mọi người nghỉ ngơi và dành thời gian cho gia đình, làm những điều lợi ích để có ngày cuối tuần ý nghĩa nhé!
Yêu đơn phương thì sao…kkk
Em có dạo qua 1 số cảng biển và công ty chứng cho thực đơn tuần sau không em? Như APS, SHS, SGP, HAH
Đọc sách là kỹ năng được rèn luyện qua thời gian. Không phải ngày một ngày hai mà từ một người ít đọc sách trở thành một “bookaholic”. Mình là người thích đọc sách và cũng khuyến khích các bạn, đặc biệt là các bạn trẻ, nên dành thời gian đọc sách. Dĩ nhiên, không thể đánh giá kiến thức kinh nghiệm của một người qua số lượng sách họ đã đọc. Việc đọc sách giúp cho bạn “làm đầy” kho kiến thức của bản thân và dùng trải nghiệm thực tế để tạo ra góc nhìn bao quát hơn, làm tiền đề cho việc suy nghĩ và hành động. Đừng để sách chỉ là vật trang trí.
Quay lại câu hỏi. Việc đưa ra các tựa sách sẽ không phù hợp vì mỗi người đều có nhu cầu tiếp nhận thông tin (input) khác nhau. Hơn nữa, lĩnh vực chứng khoán được chia theo nhiều trường phái, phong cách và thường mang tính chủ quan của tác giả. Vì vậy, trước khi tìm một tựa sách để đọc, mình nghĩ các bạn cần nắm vững các kiến thức căn bản trước. Những vấn đề lý thuyết tuy “khô khan” nhưng là nền tảng cho việc tiếp thu thông tin về sau. Khi đã có một nền tảng tri thức đúng và vững chắc, bạn sẽ có lập trường riêng khi tiếp thu những thông tin từ các nguồn khác, không chỉ là sách. Lập trường có thể đúng hoặc sai, quan trọng là bạn có “điểm tựa” để quay về khi thất bại.
Một chuyện của bản thân muốn chia sẻ. Trước đây, sau khi ra trường, chứng khoán là một mảng mình rất quan tâm. Chính vì vậy, bất kì đầu sách nào về chứng khoán, mình đều đọc hết. Điều rắc rối dần xuất hiện. Việc tìm đọc sách của những tác giả/người nổi tiếng, những trend “hot” nhất về phân tích,… nó khiến cho kiến thức về chứng khoán của mình tăng trưởng quá nhanh. Trong khi đó, những kiến thức ở lĩnh vực khác của mình chưa đủ để liên kết, đánh giá tất cả những điều mình tiếp thu. Nó tạo ra một sự mất cân bằng về mặt tri thức. Lúc đó, mình trở thành một người đa nghi với bất kì nhận định nào, thông tin nào về chứng khoán. Rất may, công việc của mình có cơ hội tiếp xúc nhiều với xã hội nên mình dần dần “thoát” ra khỏi sự mất cân bằng đó. Mình bắt đầu tìm đọc những tựa sách giúp cải thiện tri thức về nhiều lĩnh vực khác, tham gia các hoạt động xã hội và trao đổi các chủ đề về kinh tế. Nó giúp mình có sự đa dạng về mặt thông tin. Khi nhìn lại với những tri thức về chứng khoán, mình cảm thấy chúng “nhẹ nhàng” hơn. Mình không còn là người bảo thủ như trước.
Mình nghĩ các bạn cũng nên như vậy. Trang bị và đa dạng kiến thức, kỹ năng sống sẽ tốt hơn là “ép buộc” bản thân phải theo một ai đó, một cuốn sách nào đó để rồi tự tạo áp lực không cần thiết cho bản thân.
Mình vẫn sẽ trả lời câu hỏi của bạn. Tuy nhiên, hãy chọn điều mà bạn thật sự muốn phát triển, thay vì bắt chước thật giống một ai đó.
Các tựa sách mình đọc thường viết bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Mình không rõ đã có xuất bản tiếng Việt chưa. Nếu có thì các bạn tìm đọc và tham khảo nha:
Trading in the Zone - Mark Douglas
Irrational Exuberance - Robert J. Shiller
The Little Book That Still Beats the Market - Joel Greenblatt
Trend Following - Michael Covel
Why Does The Stock Market Go Up - Brian Feroldi
Stock-market Psychology: How People Value and Trade Stocks - Karl Erik Warneryd
Lessons from the Financial Crisis - Rob Quail
(và nhiều nhiều tựa sách hay nữa…)
Vâng ạ, cuối tuần vui vẻ
DAH mình đã có nhận xét ngày 19/2/2022 rồi nên xin trích lại bên dưới. Cơ bản DAH tốt nhưng vẫn chưa đủ để mình lựa chọn. Các anh chị cao thủ ngoài kia cũng nói nhiều về DAH rồi nên mình sẽ không nói thêm ở đây nữa. Mua dưới 14 ok.
Nếu mua từ lúc mình nhận xét thì đã có lãi rồi nhỉ? Cơ bản IDC là tốt. Quan trọng là khả năng nắm giữ của NĐT được bao lâu thôi. Trả lời được câu hỏi này, bài toán sẽ được giải. Như bài viết trước, IDC phù hợp T+ theo tháng hoặc đầu tư giá trị trên 12 tháng. Chậm nhưng an toàn.