Học các quy tắc, sau đó phá vỡ các quy tắc

, , ,

NẾU DOANH NGHIỆP CÓ “CON HÀO KINH TẾ - MOAT” MẠNH. HÃY MUA NÓ .

MOAT?

Bí quyết làm cho DN có giá trị lâu dài?

Đâu là yếu tố quan trọng để một DN vượt trội hơn so với đối thủ ?

Làm thế nào để phát hiện một DN tuyệt vời đáng đầu tư ?

Câu trả lời : Lợi thế kinh doanh vượt trội so với đối thủ → Con hào kinh tế (Moat) .

Vậy con hào kinh tế là gì ? - Nó phân thành 4 nhóm sau :

1- Hiệu ứng mạng

2- Quy mô - Sản xuất chi phí thấp

3- Tài sản vô hình

4- Chi phí chuyển đổi

5- Mô hình KD khác biệt

Thật tình những điều tôi viết này tôi ước mình đã được học sớm, vâng bây giờ tôi chia sẻ nó .

1, HIỆU ỨNG MẠNG là gì?

a, Mạng lưới người tham gia

Nó chẳng khác gì mạng internet hoặc mạng điện thoại, càng nhiều người tham gia vào thì càng dễ dàng sử dụng và tiếp cận được vấn đề người tham gia mong muốn, tức mang lại nhiều giá trị cho người tham gia và mạng ngày càng hoàn thiện giá trị hơn .

Bạn sẽ gọi điện thoại cho ai đó dễ dàng, nếu ít người tham gia mạng liền không tốt và bạn chẳng thể gọi điện được cho người mình muốn ( hãy nhớ lại thời dùng điện thoại cố định ). Tương tự internet cũng là mạng như thế .

Các MXH như Facebook, Twitter, Reddit cũng là mạng như vậy, giá trị sẽ tăng lên khi có nhiều người tham gia mạng, dù tài khoản của bạn cũng chỉ có liên hệ thường xuyên trên dưới 100 người ngoài kia .

b, Data

Nó giống như Google, Uber, Thế Giới Di Động, Ladaza, Tiki. Càng nhiều người tham gia tìm kiếm thì lượng dữ liệu tích lũy trên Google càng nhiều, như một vòng lặp càng thu hút nhiều người tham gia hơn, ngoài ra lượng data mà gg thu thập còn có dữ liệu cá nhân qua Gmail…vv , Uber cũng thế lượng data này chính là số lượng đầu xe, số lượng khách hàng, càng nhiều người tham gia thì sử dụng Uber càng dễ dàng . Thế Giới Di Động, Ladaza, Tiki nó hoạt động theo cách như vậy, data này chính là dữ liệu khách hàng, các sản phẩm bán trên đó…Càng nhiều người tham gia càng kích thích mua bán, càng tối ưu .

***Hào bảo vệ: Là người dùng không muốn rời mạng sang sử dụng mạng khác vì giá trị ít hơn .

2, QUY MÔ - SẢN XUẤT CHI PHÍ THẤP là gì?

Hãy tưởng tượng thế này, hai doanh nghiệp A& B cùng sản xuất một loại túi xách và cùng bán với giá 10 đ như nhau, nếu A có dây chuyền sản xuất được 2000 chiếc một năm trong khi B chỉ sản xuất được 1000 chiếc một năm và giả sử có cùng chi phí là 8 đ. Vậy mỗi chiếc túi có lợi nhuận 2 đ…Dòng tiền dn A sẽ là 20002 = 4000đ, dòng tiền dn B sẽ là 10002 = 2000đ, Trong thực tế nó diễn ra hoàn toàn khác…Vì quy mô A lớn nên nhập nguyên liệu nhiều, tất nhiên giá nhập sẽ rẻ hơn B, dòng tiền A lớn hơn B nên DN A sẽ có nhiều tiền đầu tư nâng cao công nghệ, năng suất, marketing…Khi đó để sản xuất gia tăng thêm 500 chiếc túi/năm sẽ tốn thêm ít chi phí, ít thời gian hơn B, trong khi B không thể nào sản xuất thêm được 500 chiếc túi bằng một nửa quy mô sản xuất của nó trong một năm, trừ phi B đầu tư lớn vào dây chuyền sản xuất… Từ đó để thấy Quy mô lớn có lợi thế hơn về chi phi sản xuất thấp. Tức lợi nhuận sẽ nhiều hơn .

Chúng ta sẽ thấy nó nơi Walmart, Netlix, HPG, VNM MWG, VCS…

Trên cơ sở chi phí cố định thấp, nó sẽ được hưởng lợi lớn từ quy mô. Đó là lý do các cty công nghệ cố gắng mở rộng quy mô phát triển nhanh chóng, không phải vì quy mô lớn mà là vì cách tốt nhất để bảo vệ lợi nhuận của họ .

Tuy nhiên nếu bạn sản xuất một sản phẩm độc quyền, là xu hướng kinh doanh trong thập kỉ tới thì không gì tuyệt vời hơn, bởi vì quyền định giá sản phẩm .

***Hào bảo vệ : Khi đối thủ muốn cạnh tranh chi phí bằng cách tăng quy mô thì cũng khó, vì cty có quy mô lớn, chi phí sản xuất thấp cũ có dòng tiền mạnh sẽ tăng chi tiêu cho nghiên cứu cải thiện chất lượng trải nghiệm người dùng, tăng năng suất, marketing …

3, TÀI SẢN VÔ HÌNH là gì ?

Cái này ai cũng biết nó là Thương hiệu và Bằng sáng chế…

Vd như Apple, Cocacola, Thế Giới Di Động, Dr. Thanh, Ladaza…Bạn luôn muốn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của các cty này .

***Hào bảo vệ: Thời gian đáng kể và sự không chắc chắn khi muốn bắt trước .

Ngày nay Vị trí và thương hiệu có thể bị lung lay bởi không gian mạng vô tận, không giới hạn của internet, chi phí phân phối gần như bằng 0, đó cũng là cách mới để xây dựng thương hiệu nhanh hơn cách truyền thống .

4, CHI PHÍ CHUYỂN ĐỔI là gì?

Nó giống như việc tôi muốn chấm dứt dùng fb luôn nếu có thể, nhưng khi dùng Twitter tôi sẽ không có bạn bè dù Twitter tốt hơn nhiều lần… Nó gọi là chi phí chuyển đổi khi không được giá trị gì khi chuyển khỏi nền tảng có sẵn, hoặc giống như Word, Excel, PowerPoint, Adobe… tất cả thứ này được những cty này miễn phí cho các trường đại học, sinh viên được đào tạo sử dụng thành thạo nó, nên khi doanh nghiệp muốn chuyển đổi sang sản phẩm khác dù tốt hơn là rất khó, vì mất thời gian, chi phí đào tạo, mà những người khác họ vẫn quen với cách dùng cũ, họ không muốn chuyển đổi những thứ quen thuộc .

Hay như Netlix họ thu phí tính ra một tháng rất thấp, đó là lý do người dùng không muốn chuyển sang dùng thứ khác, vì không nhận được nhiều giá trị, nhiều phim ảnh như Netlix, ngay cả khi đối thủ muốn áp dụng mô hình này như Netlix cũng khó làm được vì khi này dòng tiền mạnh sẽ cho phép Netlix cải thiện trải nghiệm chất lượng nhiều hơn .

***Hào bảo vệ: Vấn đề chi phí chuyển đổi không lớn đối với một người, nhưng với một DN quy mô hàng nghìn người dùng trên một nền tảng nhất định, việc chuyển đổi đồng nghĩa với việc mất hàng nghìn giờ năng suất. Nhiều khi chi phí chuyển đổi không cao nhưng chi phí sử dụng cũ quá thấp và giá trị sử dụng quá lớn. Hoặc đối thủ phải trả tiền cho khách hàng để đổi lấy việc họ từ bỏ thứ quen thuộc sang dùng sản phẩm của mình. Tuy nhiên việc chuyển đổi đa số là không thể .

5, MÔ HÌNH KINH DOANH KHÁC BIỆT là gì?

Hãy nghĩ ngay đến Netlix, Apple, Tesla với mô hình kinh doanh khác biệt .

Tesla đã tự xây dựng hệ thống phân phối của riêng mình mà không thông qua đại lý - kiểm soát được bán hàng, tăng dòng tiền từ bán hàng trực tiếp và các dịch vụ của mình, Tesla cũng xây dựng rất nhiều trạm xạc điện miễn phí nhằm thu hút nhiều người sử dụng xe của mình hơn . Đó là lý do mô hình của họ đã thành công .

*** Hào bảo vệ: Các đối thủ cũ như Toyota, GM, rất khó bắt trước mô hình vì nó sẽ cần một lượng tiền đầu tư vô cùng lớn, cũng như thời gian lớn… đều này sẽ ăn mòn ngay lập tức các nội tại công ty này .

Trên đây là 5 con hào lớn bảo vệ doanh nghiệp duy trì giá trị lâu dài… Nếu một doanh nghiệp thỏa mãn 2 hay nhiều hơn thì cổ phiếu của nó đáng nắm giữ lâu dài .

from: @Dam_Dam

1 Likes

Screenshot_2022_0703_150351

1 Likes

NHỮNG CHỈ BÁO NGUY HIỂM CỦA NHỮNG CỔ PHIẾU.

1, Không có sản phẩm đặc thù, hoặc thương hiệu đủ mạnh, chất lượng kinh doanh không có lợi thế cạnh tranh bền vững .

2, Khách hàng quá tập trung? - Một khách hàng mà mang lại >= 30% doanh thu/năm là dấu hiệu nguy hiểm .

3, Sự gián đoạn ngành. Những ngành kinh doanh theo chu kì. VD: Than, Xăng Dầu, Lợn, BDS, Thép, Hoá Chất, Sóng tăng ngắn .

4, Thành công phụ thuộc vào diễn biến bên ngoài, khó được kiểm soát của BLD. VD: Những nhân tố bên ngoài như : Xăng dầu, lãi suất … những công ty như vậy không có lợi thế cạnh tranh và dễ suy giảm lợi nhuận .

5, Xu hướng công ty thua cuộc, thường tiếp tục thua cuộc .

7, Pha loãng quá mức và thường xuyên là dấu hiệu nguy hiểm.

Nếu sự pha loãng này nhằm mục đích giữ chân người tài: Như quyền chọn, esop, thì tốt nhất nhỏ hơn 3% (ln năm) và cũng không được diễn ra thường xuyên .

8, Tăng trưởng không phải do nội tại mà nhờ mua lại. Lịch sử luôn chỉ ra đây là cty không có giá trị đầu tư. Rất nhiều đã phá sản .

5 xu hướng vĩ mô luôn luôn có ít nhất một xu hướng đang xảy ra :

1- Xu hướng của chu kỳ kinh doanh giai đoạn hiện tại .

2- Xu hướng lãi suất .

3- Quan điểm của chính phủ về đầu tư và doanh nghiệp tư nhân.

4- Xu hướng dài hạn của lạm phát .

5- Công nghệ mới và những phát minh ảnh hưởng trực tiếp đến ngành .

Bản chất là một lãnh đạo cũng như một cổ phiếu, đã kinh doanh thì phải có thất bại, thất bại có thể rút ra kinh nghiệm, có thể sửa đổi để phát triển tốt hơn.

Những công ty lớn, có lợi thế cạnh tranh bền vững họ vượt qua thất bại rất dễ dàng.

1, Mục tiêu của bạn với tư cách là một nhà đầu tư chỉ đơn giản là

  • Mua với giá hợp lý

2, Quan tâm đến một doanh nghiệp dễ hiểu

  • Có thu nhập hầu như chắc chắn cao hơn năm, mười năm tới kể từ bây giờ.

“Theo thời gian, bạn sẽ chỉ tìm thấy một số công ty đáp ứng các tiêu chuẩn này, vì vậy khi bạn thấy một cty đủ điều kiện, bạn nên mua một lượng cổ phiếu có ý nghĩa .” – Charlie Munger

3, Bạn cũng phải chống lại sự cám dỗ tăng giá ở những cổ phiếu không đủ tiêu chuẩn, và mua bán liên tục .

  • Giữ dài hạn

Dự đoán các thua lỗ tương lai :

Nhằm làm cho bctc tương lai thêm đẹp, và thường làm trong năm làm ăn tốt đẹp, có thể làm trong giai đoạn thị trường chung suy thoái, sấu, cho thua lỗ lớn luôn, giống như dọn dẹp nhà cửa đón năm mới, nhằm tránh phân bổ thua lỗ vào một năm nhất định. Và khi đến năm hiện tại thua lỗ thực sảy ra ( những mảng làm ăn thất bát của cty đa ngành) sẽ không còn khoản thua lỗ đó nữa, bằng chứng là bctc phần thuế thu nhập bị trừ rất ít ( so sánh với cùng kỳ là thấy)… lợi nhuận lòi ra đẹp …

“Starbucks là một ví dụ như một công ty phù hợp với tất cả các tiêu chí của chúng tôi và chúng tôi quyết định không mua, đôi khi chỉ vì một lý do đơn giản: Nó ở mức PE = 40
Và bạn bỏ lỡ mức tăng 10.000% trong hơn 25 năm vì lý do đó” .

–Francois Rochon

DẤU HIỆU ĐỎ

Tất cả những đế chế KD trước khi sụp đổ luôn có điểm chung:

  • Sự trồi sụt của dòng tiền tự do : Vốn lưu động, nợ, lợi nhuận .
  • Thường có sự chậm chễ trong cung cấp thông tin bctc, hoặc có gian lận kế toán che giấu những khoản lỗ
  • BLD thanh minh về cổ phiếu nhiều hơn nói về công việc kinh doanh chính .
  • Bùm… Chấm hết .
    From: @DOinc

Triển vọng tương lai tươi sáng của DN thực chất khả năng tăng trưởng dài hạn của nó

KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN NẰM Ở SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA CTYs

thị trường có vẻ ổn .

ba giai đoạn riêng biệt khi một công ty có thể xây dựng chiến lược để tạo ra Quyền Lực - Lợi Thế Cạnh Tranh Bền Vững:

Giai đoạn khởi nghiệp : Trước khi tạo ra giá trị hấp dẫn, mô hình kinh doanh mới, vượt trội mà các doanh nghiệp hiện tại không thể bắt chước được và tài nguyên bị dồn vào chân tường có thể được tạo.

Giai đoạn cất cánh : Giai đoạn tăng trưởng nhanh diễn ra khi đạt được giá trị hấp dẫn là khi có thể đạt được lợi thế quy mô, lợi thế mạng lưới và chi phí chuyển đổi.

Giai đoạn ổn định : Sau khi tốc độ tăng trưởng chậm lại, thương hiệu và sức mạnh quy trình sẽ trở thành tên của cuộc chơi.

Note: Vậy tài nguyên bị dồn vào chân tường là gì?

  • Một công ty có nguồn lực bị dồn vào chân tường khi nó được ưu tiên tiếp cận những nguồn lực hoặc tài năng hạn chế .

Một ví dụ điển hình về nhân tài là Amazon có đội ngũ lãnh đạo cấp cao gồm 17 người, được gọi là S-team, có nhiệm kỳ trung bình là 15 năm – phần lớn trong vòng đời 23 năm của công ty.

Nhóm S có hiểu biết sâu sắc hơn về những gì cần thiết để mở rộng quy mô kinh doanh như Amazon hơn bất kỳ ai khác trên thế giới và đã chia sẻ gần hai thập kỷ kinh nghiệm .

Các ví dụ nổi tiếng khác:

  • Đội ngũ thiết kế của Apple do Jony Ive đứng đầu
1 Likes

Những cty nào trên sàn đang có giai đoạn khởi nghiệp .

Trích ra một câu hỏi trong list : Tính kinh tế của doanh nghiệp hấp dẫn đến mức nào?
Trả lời bằng một VD về cổ phiếu ACB:
"#ACB Tính kinh tế trong tương lai của cổ phiếu .

1, Triển vọng tương lai tốt, với tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận hằng năm là 18.x% .

2, BLD trẻ tài năng .

3, Là một trong những ngân hàng trong nhóm cung cấp dịch vụ chi phí thấp nhất của ngành (moat) .

4, ACB đáp ứng tiêu chuẩn quản lý rủi ro tốt nhất ( ILAAP, Basel III)

5, Rào cản gia nhập (moat) ." – From : dam_dam

2 Likes

mút VJC nhé., thoã điều kiện của KO đó .

tôi thích nó .

Tất cả các khoản đầu tư thông minh đều là đầu tư giá trị, thu được nhiều hơn số tiền bạn bỏ ra. Bạn phải định giá doanh nghiệp để định giá cổ phiếu.

3 loại hình đầu tư thông minh :

1. Mua một doanh nghiệp với giá thấp hơn giá tài sản bán thanh lý nếu cty phá sản .

2. Mua một doanh nghiệp kinh doanh trì trệ hoặc không tăng trưởng với mức chiết khấu rất lớn so với giá trị (nội tại) hoặc chiết khấu rất lớn so với giá thị trường trung bình 3 năm gần nhất .

3. Mua một doanh nghiệp sẽ có giá trị trong nhiều năm nữa .

1 Likes