@hane : tui thấy post này hay nè bro. Vào đọc đi
nay sập rồi ae
Hồi ký kiếm 1 triệu USD đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam (bài 12)
CƠ CẤU DANH MỤC KHI THỊ TRƯỜNG XẤU_BÀI HỌC RÚT RA TỪ MADAM NGÔ
Qua quan sát chỉ số thị trường ở XWEALTH + kinh nghiệm cá nhân ở các phiên gần đây đã giúp cho tôi có nhận định, thị trường ngắn đang rơi vào vùng rủi ro cao (nên suốt cả tuần trước đến ngày 18/9 2023) tôi đã chỉ giữ danh mục có 30 – 40% cổ phiếu, chốt lời hết các mã đã tăng nóng rồi.
Tuy nhiên, thực tế từ ngày 18 – 21/9/2023, Madam đã nâng tỷ lệ cổ phiếu lên, như: phiên ngày 19/9 (nâng thêm 13% cổ phiếu), phiên ngày 20/9 (nâng thêm 19% cổ phiếu) và đặc biệt là phiên 21/9 (tiếp tục nâng lên 8%). Sai làm lớn nhất ở phiên này, khi XWEALTH đã cho chỉ báo cần hạ tỷ trọng danh mục khi đường trạng thái thị trường (lên xuống liên tục trong phiên, báo hiệu không ổn định) đã cắt xuống vùng bán, ở ngưỡng 20 – 30. Cái đồng hồ rủi ro thì cho chiều hướng mũi tên chỉ về phía rủi ro. Kinh nghiệm theo dõi cả 1 năm của tôi, thì khi đó nên để tài khoản tối đa 50% cổ phiếu là tỷ lệ an toàn nếu thị trường có quay đầu thì cũng đã có tiền mặt, nhưng nếu xuống, bạn có thể chạy nhanh để ít ảnh hưởng nhất tới tài khoản.
Thực tế hành động như nào: danh mục có tới 10 cổ phiếu, và tỷ lệ cổ phiếu: 91%. Trên 50% danh mục là cổ phiếu đầu cơ. Trong các cổ phiếu thì có tới 4 cổ phiếu nằm sàn như: VIX, NKG, TCH, PDR là quá tệ. (Đấy là lúc mua tk có lãi ngay sau 2 phiên mua rồi đấy, nếu mua mà đỏ ngay thì còn tệ nữa). Để sửa sai thì ngay sáng phiên 22/9/2023 tôi đã bán hạ tỷ trọng và kết quả là còn khoảng 57% cổ phiếu, để lại danh mục các cổ phiếu cơ bản tỷ trọng nhiều hơn như IDC, HAH.
Rút kinh nghiệm cho Madam Ngô:
-
Thiếu kiên nhẫn, không tuân thủ nguyên tắc đã đề ra: khi đã nhìn thấy rủi ro là cần tuân thủ nguyên tắc không tham, nên danh mục để không quá 70% cổ phiếu, kể cả trading T+ cũng không vượt nguyên tắc này; khi đường trạng thái thị trường về ngưỡng bán hạ tỷ trọng thì không bán lại còn mua thêm.
-
Phân bổ danh mục: càng lúc thị trường rủi ro thì càng nên giảm cổ phiếu đầu cơ, tăng cổ phiếu cơ bản như CANSLIM. Vì bạn biết đấy nếu danh mục vẫn còn giữ cổ phiếu CANSLIM như DGC thì không những không bị ảnh hưởng mà rất an toàn. DGC mua từ vùng 49, 52, 56 và trading đến tận 8x nhưng chờ có điểm mua vào lại nhưng trong lúc chưa làm được thì lại ưu tiên tỷ trọng cho cổ đầu cơ nhiều.
Vì khi thị trường bị sập những phiên như này, cổ đầu cơ sẽ cắm đầu mạnh hơn do không có yếu tố tổ chức, hầu hết là NĐT cá nhân, còn cổ CANSLIM do có yếu tố tổ chức đầu tư họ nhìn dài nên những phiên như này họ không bán mà xuống thấp còn mua thêm, và 1 vài phiên sau khi thị trường ổn định họ bán lại số cổ phiếu mua ở phiên 22/9/2023 này.
Nhìn về trung dài hạn thì thị trường chưa xấu lắm, nên tôi mới giữ lại 57% cổ phiếu để đặt cược, và cũng có 1 số cổ phiếu đầu cơ đến chiều mới về (nếu buổi sáng là tôi hạ tiếp rồi). Quan sát tôi thấy nếu tiếp tục bán thì kết quả có thể không bằng việc giữ để có lợi thế T+, nên tôi đã dừng cơ cấu. Hoặc lại sai lầm nối tiếp sai lầm, khi mà trong trạng thái cảm xúc sai ván trước rồi nên không quyết liệt hạ bằng mọi giá, có thể lại tiếp tục phải trả giá. Vì trong những phiên giao dịch đầy cảm xúc như thế, ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi vị thế trước đó. Với TTCK mọi sai lầm đều phải trả giá bằng TIỀN MẶT. Nhưng dù gì thì cũng đã xảy ra rồi, và mình phải chấp nhận để rút kinh nghiệm thôi.
Nếu nhìn theo cú sụt giảm đợt trước (phiên 18/8/2023) thì Madam chưa hành động tốt bằng, thì cơ hội bị giảm đi, tuy nhiên nếu so kết quả thì so từ phiên 18/9 đến kết phiên 22/9 thì tài sản ròng TKCK của Madam bị giảm đi 2%, không phải là quá tệ. Nhìn dài hơn thì từ phiên sụt giảm mạnh 18/8 – 22/9 thì TKCK mới bị giảm lãi (đang lãi tầm 15%/tháng thì còn hơn 5%), nên không quá tiếc nuối.
Nếu ai có phương pháp tốt hơn, xin chia sẻ hoặc ai có tài sản ròng giảm ít hơn 2% (từ 18/9 – 22/9) trở lên đều là người có quản trị rủi ro tốt hơn Madam Ngô rồi, cũng xin được chia sẻ để học hỏi.
Hành trình đầu tư của Madam là như thế, học hỏi suốt để tìm ra sai lầm chứ không phải là khoe khoang kết quả. Mục tiêu là giảm sai lầm, là an toàn. Hồi mới vào thị trường thì còn lập bảng để rút từng kinh nghiệm, còn hiện nay do viết bài thì mới ghi chép lại cho số chính xác, chứ không thì cũng quên luôn tại ngày hôm sau rồi.
Và đợt này làm chưa tốt, có lẽ thêm lí do nữa là tốn nhiều thời gian cho viết lách (không phải sở trường) nên không tập trung cho trading. Chắc sau này tìm phương pháp đầu tư khác, mua cổ phiếu rồi ngồi im thì mới có thời gian chia sẻ cho các bạn được. Hoặc các bạn SOI TÀI KHOẢN MADAM để tự rút kinh nghiệm thôi, Madam lại dành thời gian cho trading.
Bài tiếp theo: nếu thị trường quay đầu có trend hồi phục thì lại làm lại, và hành trình đầu tư lúc nào cũng vậy, cứ lúc nào tự tin, quên nguyên tắc QTRR là lại dính những cú như này. Từ đầu năm 2023 đến nay cũng dính chắc tới hơn 5 cú như vậy, nhưng vẫn vượt qua, và tài sản ròng vẫn tiếp tục tăng trưởng vì ít nhất Madam vẫn còn dám đứng trong thị trường.
Lên tránh lướt những cổ ko có dòng tiền và rất rủi ro như 3A
Mình hơi thắc mắc một chút, thường khi mọi người tìm hiểu về chứng khoán thì mn sẽ tìm nguồn ở đâu nhỉ
Tổng hợp series bài viết Hồi ký kiếm 1 triệu USD đầu tiên trên thị trường Chứng khoán Việt Nam:
Phần 1: Hue Tin - Hồi Ký: Kiếm 1 triệu USD đầu tiên trên thị...
Phần 2: Hue Tin - Hồi ký kiếm 1 triệu USD đầu tiên trên thị trường...
Phần 3: Hue Tin - Kiếm 300% với một cổ phiếu – săn mồi khi thị...
Phần 4: Hue Tin - Kiếm 300% với một cổ phiếu – săn mồi khi thị...
Phần 5: Hue Tin - CHIẾN THUẬT BẮT ĐÁY VÀ CÔNG CỤ FREE (bài tiếp...
Phần 6: https://www.facebook.com/hue.tin.1/posts/pfbid022vHw1NRG6omSWUEhpwHWRPzpzFAeJdxtDewhE4cAnvCAHhWQkKQAPyY1VgfxWbgKl
Phần 7: Hue Tin - Hồi ký kiếm 1 triệu USD đầu tiên trên thị trường...
Phần 8: Hue Tin - Hồi kỳ kiếm 1 triệu USD đầu tiên trên thị trường...
Phần 9: Hue Tin - Hồi ký kiếm 1 triệu USD đầu tiên trên thị trường...
Phần 10: Hue Tin - Hồi ký kiếm 1 triệu USD đầu tiên trên thị trường...
Phần 11: Hue Tin - Hồi ký kiếm 1 triệu USD đầu tiên trên thị trường...
Phần 12: Hue Tin - Hồi ký kiếm 1 triệu USD đầu tiên trên thị trường...
Hồi kỳ kiếm 1 triệu USD đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam (bài 13 )
PHÁI SINH_SỬ DỤNG ĐỂ HEDGING VỊ THẾ
Tôi viết bài này, nhưng khuyến cáo các bạn mới đọc để biết, sau này đủ kĩ năng, bản lĩnh hãy thử; không nên tò mò táy máy thực hành mà thiếu kĩ năng, kiến thức là kiểu gì cũng phải trả giá học phí như tôi chia sẻ bài học phái sinh đầu đời đấy nhé!
-
Trước khi bạn muốn Hedging vị thế cổ phiếu cơ sở bạn phải hiểu, có kĩ năng mở/đóng vị thế phái sinh. Và 1 vấn đề lớn cần biết là phái sinh nhà cái dễ dàng đẩy giá lên/xuống được nhé; phái sinh thường đi trước cơ sở từ 15 – 30 phút.
-
Lý thuyết về phái sinh chẳng qua là bạn chơi cả 1 nhóm 30 cổ phiếu trong VN30, bạn đoán nó lên, xuống và đóng trạng thái vào 1 phiên xác định trước. Lấy đó làm cơ sở để thanh toán bù trừ với nhau.
-
Khi nào bạn nên hedging:
-
Khi bạn cầm cổ phiếu tốt, khoẻ hơn thị trường và thị trường giảm bạn không muốn bán ra, thì bạn nên hedging để bảo vệ vị thế, để lỡ thị trường có xuống, cổ phiếu của bạn xuống theo thì bạn không phải làm gì cả. Tốn 1 chút phí giao dịch phái sinh nhưng giữ được vị thế, và trong trường hợp nào bạn cũng có thể dỡ 1 trong 2 đầu phái sinh hoặc cơ sở để bạn kiếm thêm lời. Ví dụ như mấy phiên 2 tuần vừa rồi, thị trường lên xuống liên tục và chưa rõ xu hướng, để đỡ đau đầu thì bạn mở vị thế hedging rồi đi chơi, đỡ phải canh bảng.
-
Khi bạn là nhà đầu tư thích thử thách BẮT ĐÁY với những phiên giảm điểm kiểu như các phiên (25 hoặc 26/9/2023).Bạn bắt đáy rồi, cổ phiếu thì chưa về. Vậy làm sao để giữ được vị thế? Ngay lập tức bạn mở thêm hợp đồng short cho đến khi cổ phiếu về tài khoản, rồi bạn dỡ 1 trong hai đầu hoặc thị trường ổn định thì bạn đóng vị thế short đã mở. Mục tiêu là khi bắt đáy cổ phiếu, nếu tiếp tục giảm sàn 2 phiên thì bạn không bị thua lỗ, vì đã có phần lãi phái sinh bù lại rồi.
-
Làm thế nào để hedging đủ vị thế:
Mỗi cổ phiếu có 1 hệ số biến động so với VN Index (mà VN30 thì chiếm tới khoảng 70% thị trường rồi), gọi là Beta. Bạn cần có công thức để tính toán cho sát với số hợp đồng phái sinh mà bạn định mở short cho tương xứng với số cổ phiếu mà bạn đã nắm giữ, để cổ phiếu có giảm tiếp thì bạn không bị mất tiền. Còn cổ phiếu tăng, phái sinh lỗ bạn cũng không bị mất tiền. Rồi bạn nào có kĩ năng hơn thì thêm bớt tuỳ mong muốn, cai này chỉ mang tính tương đối thôi. Như tôi quen rồi thì khi hedging tôi còn biến thành sản phẩm T0, khi mà dỡ phái sinh từng phần để bảo toàn lãi theo diễn biến thị trường. Ví dụ: bạn mua cổ phiếu khoẻ, sau đó mở short để hedging, sau đó thị trường sập mạnh nhưng cổ phiếu của bạn đang tốt, và bạn đánh giá phái sinh sẽ hồi, vì vậy có thể đặt cược đóng 50% vị thế phái sinh để kiếm lời 10 – 20 điểm gì đó nữa,…
Tuy nhiên, cái này khó nha. Vì trường hợp xấu, bạn không biết tính toán và mở vị thế không hợp lí, bạn có thể bị lỗ 2 đầu: phái sinh short thì chỉ số Vn30 lại tăng; còn cổ phiếu của bạn bắt đáy thì lại tiếp tục giảm. Nêu điều kiện tiên quyết bạn phải chọn được cổ phiếu khoẻ hơn thị trường hãy bắt đáy. Thời kỳ phong độ, và nghiện trading, tôi còn đánh kiểu thế nhưng nói chung là nhức đầu, ảnh hưởng tới sức khoẻ và chất lượng cuộc sống không tốt khi canh bảng, dự báo nhịp lên xuống suốt cả ngày -
Bây giờ tôi không chơi phái sinh nữa, tuy nhiên có những lúc tôi vẫn dùng như: bạn gọi đi chơi golf trong giờ giao dịch mà thị trường còn rủi ro biến động chưa rõ xu hướng, tôi mở short để đi chơi cho an tâm khi tài khoản vẫn còn cp. Đấy là điều tích cực mà tôi hay dùng nhất ở giai đoạn bây giờ.
Cám ơn những chia sẽ của bác. Dù với mục đích gì thì có thể thấy bác là người có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trên thị trường. Mình thấy bác có nhắc tới sử dụng hệ số beta (thể hiện mức độ giao động của cp hoặc nhóm cp) so với VN30 từ đó đưa ra phương án hedging. Nếu chỉ nói như vậy thì mới chỉ nói phần nổi của tảng băng. Vậy bác có thể đưa ra 1 case study cụ thể tại hiện tại được ko? Ví dụ mình đang nắm nhóm DGC, REE, NTC chẳng hạn?
Hơn nữa, bác có thể chia sẻ cụ thể hơn khi bác xử lý rủi ro khi hệ số beta lịch sử ko phản ánh đúng thực tế. Ví dụ như khi bác đang chơi golf và hedging vị thế nhưng cả cổ phiếu cơ sở của bác lại giảm mạnh hơn thị trường hoặc ko tăng trong khi thị trường đã hồi phục. many thanks.
Cái này gọi là kĩ năng, kinh nghiệm + tâm lí giao dịch vững vàng và có kịch bản trước mới làm được.
Như mình đã nói rồi đó, nếu chọn sai cổ phiếu yếu hơn thị trường, bạn short để hedging thì bạn lỗ cả 2 đầu, đấy là kịch bản tệ nhất: cổ phiếu cơ sở thì xuống, và phái sinh lại tăng. Gọi là lỗ kép đó, nên cái này chỉ dành cho dân chuyên và đôi khi diễn biến nhanh bạn có vài phút để xử lý, không có thời gian suy nghĩ lại.
Bạn nhìn mình chia sẻ cách đánh phái sinh ở bên trên ấy, mình biến thành đầu tư cổ phiếu cơ sở với cả chỉ số VN30 và kết quả vẫn lãi tới gần 60% sau 8 tháng giao dịch, thì cộng với đó mình đã áp dụng bắt đáy cổ phiếu leader của thị trường giai đoạn đầu tháng 11/2022. HPG bắt xong vẫn sàn mấy phiên, vậy cần hedging ngay tại thời điểm bắt đáy. Thì bạn lại mở ra cơ hội như chơi phái sinh. Ví dụ: nếu nhìn thấy cửa thắng 20 điểm phái sinh nhanh hơn thì lại đem ra chốt lời 50% phái sinh, còn lại để hedging nhằm ăn chênh lệch giữa vị thế cơ sở và phái sinh; hoặc 75% …cái đó tùy vào vị thế của bạn hoặc thị trường diễn biến như thế nào.
Tôi thì nguyên tắc chung để đặt cửa là: thua 1, mà thắng có thể 3 là kiểu gì cũng chơi. Còn 50/50 là ít khi chơi, trừ đôi khi cũng đang có vị thế xấu nên tâm lí giao dịch sai thì mới mở vị thế thôi.
Còn câu hỏi cụ thể của bác để đem hỏi về kiến thức, thì tôi không phải chuyên gia viết sách, nhưng tôi có đọc sách của TS Nguyễn Thành Long (hiện đang là CT VNX) viết về hedging (tên sách: Nhập môn quản lý rủi ro tài chính, trang 403) và đọc thêm về cách tính chỉ số Vn30 để tìm ra công thức nhà cái điều khiển cái chỉ số VN30 như nào thì mới ăn được. ở thị trường này, buộc phải đi theo dấu chân người khổng lồ mới may ra có phần. Bác có thể tìm đọc là sẽ tìm ra công thức đúng như sách, nhưng cái đó nó chỉ đúng khi mang máy tính ra tính toán thôi, còn trong thời điểm giao dịch bạn không thể nào làm kịp đâu, mà cái xu thế nên mở/ đóng hay tất toán trạng thái dựa trên đánh giá về đặt cược như tôi nói ở trên mới là quan trọng. Tôi có công thức của riêng tôi, để có thể nhẩm nhanh với mấy cổ phiếu tôi quen chơi kiểu như tổng 10 tỷ NAV cơ sở, tôi sẽ bỏ bao nhiêu tiền để mở bao nhiêu hợp đồng heding, vì cái đó phải tính sẵn là định mua cổ phiếu nào? Số tiền bao nhiêu để còn đưa sẵn tiền ở tiểu khoản phái sinh. Trong 1 số trường hợp, nếu đánh giá thị trường tiếp tục xuống mạnh là tôi còn nhồi thêm vị thế short nữa ấy chứ
Nói vui thế thôi, tôi nghĩ muốn thực hành về Hedging thì bạn phải thành thạo về đầu cơ phái sinh, và cái đó sẽ tốn chi phí, tốn cả nơ ron thần kinh nữa. Thank bạn, và mình vẫn khuyên mọi người không nên chơi cái môn này. Đọc đôi khi để biết, còn mình thì mất nhiều tiền, nhiều thời gian mới biết được.
Cám ơn bạn
lướt như cào cào suốt ngày mà đòi ăn triệu đô
Lý thuyết thì search google là có hết thôi. Cái mà mọi ng quan tâm là kỹ thuật xử lý hedging thực tế. Nghe bạn nói bạn có thể tự tin hedging để đi chơi golf nên mình cũng mạn phép hỏi cụ thể, còn về đánh lướt long/short vị thế để đầu cơ thì mình ko quan tâm lắm.
Xưa giờ nhiều ng hay viết về sử dụng hệ số beta tính từ dữ liệu lịch sử của stock để hedging thì chẳng qua cũng như người đi trên dây. Vì bản chất trước đó cổ phiếu dao động 1.5 lần VN30 thì ko có nghĩa trong tương lai nó sẽ giao động 1.5 lần VN30.
Anw, mình nghĩ nhiều bạn mới đầu tư chưa hiểu rõ về thị trường chứng khoán. Nên tìm hiểu kỹ các thông tin hô hào: x2, x5,x10, hoặc là kiếm triệu đô. Bài học của A7 2022 vẫn còn y nguyên.
Nếu bạn đọc kỹ trước khi gõ phím bạn sẽ thấy người đọc các bài của tôi sẽ học được nhiều điều để không bị dính A7 hay group hô hào, lùa ndt mới. Còn bạn nói về cái hệ số Beta đang vẫn ở mô hình lý thuyết mà sách nói thôi, vì những người đó không có kinh nghiệm để chiến thắng thị trường. Còn mình thì đã đi xa hơn thế nhiều lắm rồi. Vì mình tư nhận là chuyên gia thực chiến, tức học ít, thực hành nhiều và làm sao không để mất tiền là việc cần làm đầu tiên. Phái sinh tự tìm hiểu, mất tiền để có được bài học lớn, và hiện nay tới đoạn mình đã thắng thị trường rồi , nếu hiểu về thị trường phái sinh thì chắc lọt vào top 5% khó có khả năng thua lỗ. Nhưng mục tiêu cuộc sống không phải là kiếm tiền kiểu nhức đầu nên mình mới không chơi nữa. Néu bạn tiếp tục theo dõi thì sẽ có lúc mình lại đầu cơ nếu điều kiện thị trường cho phép. Còn AItrader mà mình thấy bạn có tham gia hay liên quan (vì thấy ở nick), thì mình cũng đã có tài khoản bên đó để dùng từ 2022 rồi, hầu như là hệ thống phân tích kĩ thuật thôi và hôm nào mình sẽ nói về việc phân tích kỹ thuật của mấy bạn môi giới ấy. Ăn thì ít mà đều chết nặng do không có phân tích cơ bản khi thị trường đi theo xu hướng downtrend. Cám ơn nhé, và mình xin stop tại đây. Mong bạn hoặc những ai có kinh nghiệm đóng góp cho cộng đồng những kinh nghiệm nào đó để ndt bớt thua lỗ, hạn chế FOMO, tự tìm ra chiến lược đầu tư của riêng họ.
Bây giờ, hok kiếm 1 tr USD nữa, Làm 1 cái Tỷ USD, bác thấy sao?
Nếu phái sinh chỉ để phòng ngừa như c nói, thì thị trường chỉ có 1 chiều short thôi à, lấy ai là ng long
DẬY CON CÁCH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ KÌ QUAN LÃI SUẤT KÉP
Mẹ ơi, cho con xem chứng khoán Tít.
Là câu hỏi quen thuộc hàng ngày sau Mẹ mở danh mục đầu tư “Tít 100M” trên app Xwealth.
Tài khoản ảo được mở ngày 3/7/2023 với số tiền nạp vào bằng chính số tiền tiết kiệm mà Mẹ đã mua bảo hiểm từ khi con sinh ra tích luỹ đến nay được hơn 100 triệu; sau đó hai lệnh mua mà Mẹ tư vấn để con giao dịch. Kết quả khớp lệnh mới khớp được SHS, còn LCG do lệnh mua giá thấp nên không kịp khớp và Mẹ thì không có đủ thời gian để đi vào đó mà sửa lệnh cho khớp.
Câu chuyện dậy con đầu tư từ nhỏ đã được nhiều người nói, nhưng dậy bằng hình ảnh rất trực quan, và bằng chính số tiền của con là thứ được con nhắc hàng ngày, xem lãi/ lỗ ra sao, và nên bán mã nào, giữ mã nào. Chính con là người chủ động mượn điện thoại của Mẹ để vào app đặt lệnh mua/bán là thứ mà Mẹ mong muốn nhất. Có thể con chưa có hiểu biết toàn diện để hiểu sự khốc liệt của thị trường chứng khoán xứ ta, nơi nhiều nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường và theo như vị Chủ tịch Công ty chứng khoán lớn nói có tới trên 90 % nhà đầu tư đó bị thua lỗ; và lớn lên con sẽ thấy rất may mắn vì được Mẹ chỉ dẫn nên không nằm trong số 90% đó.
Riêng về việc tiếp cận thị trường chứng khoán thì chắc chắn con đã sớm hơn Mẹ rất nhiều rồi, vì mãi đến năm 2007 Mẹ mới biết thế nào là chứng khoán và sự khốc liệt của nó, vì lúc đó là F0 chính hiệu, việc tiếp cận với chứng khoán, đầu tư bắt đầu từ các bạn th
ân mà không có kiến thức về chứng khoán chỉ dẫn.
Nhiều người nói về kì quan “lãi suất kép” nhưng đó là trên lí thuyết, vì làm sao để giữ được gốc, gia tăng lợi nhuận đầu tư và làm sao để ko phải động đến số tiền đó cho suốt nhiều chục năm mới là thực tế. Mình đã mở app, đầu tư cho 2 con với số tiền như nhau và trải qua mấy tháng, tài khoản bắt đầu dương, và đã thay đổi với chiến thuật tìm kiếm cổ phiếu đầu tư mang tính dài hạn, quên ở đó xem cho đến khi con thực sự trưởng thành, cần vốn làm ăn thì sẽ sang tên tài khoản này.
Nguồn gốc của tài khoản là: khoản tiết kiệm kết hợp bảo hiểm dành cho con từ rất lâu rồi, từ khi mới nhìn thấy cuộc đời, mỗi năm hơn 10 triệu dành ra để đóng bảo hiểm nhân thọ, vừa bảo vệ cho con, và vừa có 1 khoản tiết kiệm đến năm kết thúc cấp 3, tất toán cho đến khi học xong đại học. Và là nghĩa vụ là hàng năm của con, sau tết âm lịch hàng năm con phải dành tiền ra để đóng bảo hiểm bằng chính tiền mừng tuổi của con, nếu thiếu thì Mẹ bổ sung cho đủ số tiền đóng hợp đồng. Hành trình như vậy đã kéo dài theo độ tuổi của con. Mẹ có 2 con đóng bảo hiểm cũng đến cả trăm triệu rồi, nên năm nay Mẹ mới đầu tư thêm cho con chứng khoán nhằm mục đích cho con có thêm thứ quan tâm sớm hơn, và vì là tiền của con nên con hỏi han suốt kết quả của việc đầu tư và có cùng cảm xúc với Mẹ mỗi khi thấy thị trường tăng/giảm.
Với con, Mẹ phải bao lỗ: tức là lãi thì con hưởng hết, nhưng nếu đầu tư sai thì Mẹ bù vào nên là áp lực còn lớn hơn việc tự đầu tư chứng khoán. Và Mẹ muốn dạy cho con kì quan của lãi suất kép, với cách tiết kiệm, lo xa cho cuộc đời bằng các kế hoạch, chiến lược an toàn tài chính, tính theo độ tuổi của con. Nếu giữ được phong độ, thì mục tiêu 20%/năm không phải quá khó, và sẽ áp dụng chiến lược đầu tư cầm dài theo trend, so sánh danh mục với Index, với các quỹ hàng đầu trên thị trường, danh mục đầu tư không sử dụng margin.
Nếu theo kì quan lãi suất kép thì cho tới năm con cần tiền khởi nghiệp, số tiền này sẽ là bao nhiêu, bạn nào tính giúp với?
Mục tiêu đơn giản chỉ là sau 2x năm tiết kiệm đóng bảo hiểm nhân thọ, đầu tư chứng khoán kéo dài cả 1x năm thì khi trưởng thành con sẽ biết trân trọng khoảng thời gian đó để ra quyết định đầu tư phù hợp. Mẹ muốn nhắn nhủ với con là đầu tư là hành trình cả đời, xây dựng nội tại trưởng thành thì mới bền vững, ko nên ăn sổi như đa phần nhà đầu tư cá nhân của thị trường hiện nay.
Dạo này, danh mục đang lãi hơn hôm trước nên cuối ngày, lại câu hỏi quen thuộc vang lên: Mẹ ơi cho con xem chứng khoán Tít làm Mẹ tăng hạnh phúc bội phần.