Nhà đầu tư giá trị họ Ôm dài hạn thì thậm chí không mở bảng điện mà đi làm việc khác vài năm sau quay lại gặt bác ơi
Bao nhiêu lần thề thốt k xem bảng điện mà làm k được. Cứ có chút sóng nhỏ lại lả lướt, đôi khi té sóng
Topic hay. Rất mong được đọc thêm các bài phân tích của chủ thớt.
Mình đồng ý với bạn và tranh luận thêm điểm như sau:
Chuyển giá không chỉ áp dụng cho MNC (Công ty đa quốc gia) và áp dụng cho cả cho các công ty trong nước khi muốn chuyển lợi ích sang các nhóm khác. Ví dụ tôi có công ty niêm yết và tôi là người có quyền điều hành nó, tôi có mảnh đất trị có trị giá tương lai 500 tỷ, tôi bán qua sàn với giá 300 tỷ, sàn đó do tôi không chế và tôi lời 200. Lợi nhuận của công ty mẹ bị mất và cổ đông nhỏ lẻ (người mà giá cổ phiếu và lợi suất của cổ tức bị giảm) sẽ bị thiệt hại, nhưng cổ đông lớn được 200 tỷ.
Bài chuyển giá Nguyên vật liệu, chuyển giá tài sản diễn ra khá thường xuyên ở nhiều quốc gia, nhất là ở Việt Nam khi tình trạng rửa tiền kiểm soát chưa tốt.
Đối với trường hợp của cụ đang nhắc đến tại VN thì chính xác ra nó là hành vi của blđ chiếm đoạt bất hợp pháp tài sản của cổ đông, chứ không còn đơn thuần là chuyển giá, chuyển lợi nhuận giữa các công ty thành viên trong cùng tập đoàn. Nếu bị phát hiện và có đủ bằng chứng thì cổ đông hoàn toàn có thể yêu cầu Bộ Công an vào cuộc (tương tự như những gì xảy ra ở CTD) và hành vi chiếm đoạt này có thể cấu thành tội hình sự. Về tính chất và mức độ vi phạm thì nó nghiêm trọng hơn tội trốn thuế nhiều.
Trong trường hợp này, chỉ có cổ đông lớn nắm từ 10% vốn điều lệ trở lên, nằm trong hđqt, được quyền tiếp cận nhiều thông tin, có nguồn lực và quan hệ để theo đuổi vụ kiện. Chứ nđt nhỏ lẻ thì gần như không có thông tin lẫn năng lực tài chính để bảo vệ lợi ích của bản thân. Nếu chẳng may đầu tư vào mấy công ty này thì đúng là xui xẻo, có khả năng mất toàn bộ vốn.
Mình đồng ý trong nhiều trường hợp chuyển giá là hành vi bất hợp pháp nếu đủ chứng cứ là người thực hiện chuyển giá có lợi ích. Nhưng rất khó kiếm bằng chứng trừ trong nội bộ đánh ra hoặc giao dịch quá ẩu, thực hiện nhiều năm, đi mua hóa đơn bị phát hiện.
Về chuyển giá, có thể định nghĩa Chuyển giá : Là giao dịch mà giá giao dịch không phản ánh đúng giá có thể thực hiện được của hàng hóa, dịch vụ làm thay đổi lợi ích giữa các bên liên quan hoặc để thực hiện một mục tiêu nào đó của người thực hiện. Do vậy, khái niệm chuyển giá không đơn thuần là chuyển giá qua biên giới mà còn cả chuyển giá của các hoạt động kinh tế trong nội địa.
Việc chuyển giá, tức là giao dịch không đúng với giá trị vì nhiều mục đích vẫn được thực hiện khá phổ biến và họ làm đúng luật nên rất khó xử lý. Cơ quan nhà nước, thuế vào cũng không làm gì được vì họ không làm gì trái luật. Ví dụ: Giao dịch bán đất giá thị trường là 300 triệu/m2, giá họ bán 200 triệu/m2. Giá nhà nước ban hành chỉ 65tr, họ bán 200 tr vẫn gấp 3 lần biểu giá của cơ quan nhà nước. Hơn nữa, họ bán cho bên thứ 3 không liên quan đến người/tổ chức quyết định, thậm chí tổ chức đấu thầu rộng rãi thì cơ quan nhà nước, thuế cũng không thể xác định họ vi phạm pháp luật được. Tương tự như thế về vật liệu đầu vào, có hàng trăm loại và giá rất khác biệt, chỉ cần tăng giảm 5% có khi doanh nghiệp đã hết lời rồi. Do vậy, lãnh đạo, chủ doanh nghiệp có thể điều hướng lợi nhuận đi chỗ khác khá dễ. Tất nhiên, nếu làm ẩu, trình độ thấp thì có thể bị truy tố, nhưng với các cao thủ thì rất khó.
Vụ CTD là do cổ đông lớn nội bộ, họ gom nhiều tài liệu, trong nhiều năm nên họ có đủ chứng cứ. Hơn nữa, hoạt động xây lắp khá nhạy cảm và dễ chuyển giá. Còn ví dụ 1 vài vụ chỉ thấy phần nổi trong tảng băng chìm. Kinh doanh ở VN cơ chế cao, xin cho nhiều nên có nhiều vấn đề mà BCTC không thể hiện được. Làm ăn đứng đắn sao xin được đất, sao có thể làm giàu nhanh được.
Do vậy, mua chứng phải nhìn vào Đạo đức của người điều hành và ông chủ doanh nghiệp. Đó chính là 1 tiêu chí quan trọng của WB, bài học này rất đúng với cổ đông nhỏ khi đầu tư giá trị. Điều này rất đồng ý với bạn.
Topic của bạn hay, mình đưa ra thêm 1 ví dụ trong thực chiến để thấy sự lợi hại của đầu tư giá trị nếu định giá đúng, mua đúng thời điểm, nắm giữ lỳ đòn.
Tỷ lệ sinh lời của phương pháp đầu tư giá trị cũng khá cao nếu vào đúng điểm. Mình biết 1 người gắn bó trên thị trường từ 2003, là một trong những người đầu tiên điều hành công ty chứng khoán, ông ta sinh năm 1957, chuyên đầu tư giá trị, rất lỳ đòn vì trải qua bao con sóng, lợi nhuận cao, ăn dày giai đoạn đấu giá thời 2004 - 2006.
Sóng 2009 bên mình đánh DRC sau khi phân tích định giá rất kỹ thời điểm cuối 2008. Cả tự doanh và nhiều khách VIP, gom vùng giá 16.8 - 25. Bên mình tranh mua rất quyết liệt với các đội khác. Sau phiên 25K thì tầu chạy tầm 7 phiên CE lên tầm hơn 41 thì rung lắc, mình bị rớt hàng nhưng không Cover lại vì nghĩ thế là ngon, chuyển sang VC3 vùng giá 18 - 20. Anh bạn mình gom khối lượng khủng, gần lọt cổ đông lớn, quyết giữ và bán được khu vực 170, đúng gấp 10 lần. Nếu tính cả đòn bẩy thì lãi gần 20 lần tài khoảng con DRC sóng đó trong khi anh em lướt nhiều được 3x - 5x thôi. Do vậy, nhiều người theo phương pháp đầu tư giá trị có lợi nhuận rất đột biến, ngoài dự báo vì họ rất lỳ khi Thị trường tăng, họ chịu áp lực giỏi khi thị trường rung lắc và sẵn sàng chờ rất lâu để thi gan với Lái, thậm chí ở vùng gom bên mình mua tranh quyết liệt với các MMs khác. Thời điểm thực hiện từ tháng 1.2009 đến gần cuối tháng 10.2009
Mình tranh luận thêm một vài ý về định giá và đầu tư giá trị
Phương pháp định giá cơ bản được WB sử dụng nhiều là DCF, dùng rất hữu dụng nếu có nền tảng phân tích tốt. Dù DCF có nhiều điểm yếu nhưng nó có cơ sở khoa học cao nên nó được nhiều nhà đầu tư sử dụng, đưa cả vào sách để dạy người quản trị tài chính. Điểm cốt lõi của phương pháp này là phải dự báo chuẩn dòng tiền trong dài hạn dựa trên các giả định thận trọng. Do dự báo dài hạn nên kết quả DCF nhiều khi rất khác nhau và có thể gây tranh cãi giữa các nhà định giá.
Còn hầu hết các nhà đầu tư kiến thức bình thường, không phải dân chuyên nghiệp thì sử dụng P/E kết hợp với P/B nhưng phương pháp này hơi đơn giản, phụ thuộc vào EPS dự báo nên phải dùng thêm các phương pháp khác mới đủ độ tin cậy. Nhiều người không chuyên nhưng có kinh nghiệm về ngành nghề đánh cũng sát thủ, nhưng nếu đầu tư lướt sóng thường những người này thua nhiều hơn thắng.
Phương pháp Giá trị tài sản ròng thường sử dụng với các công ty có tài sản lớn nhưng chưa thực hiện được lợi nhuận ngay. Để có cơ sở chắc chắn nhất khi định giá tài sản ròng thì phải là cổ đông lớn, điều tra toàn bộ tài sản, công nợ và đưa ra các phương pháp định giá tiêu chuẩn. Phương pháp này thường được sử dụng khi Mua bán sáp nhập (M&A). Phương pháp này cũng thường được các nhà đầu tư “vớt xác chết” cũng sử dụng để mua công ty sau đó xé ra bán tài sản. Vì bản chất phương pháp này phải tiếp cận sâu với chứng từ và tài sản của doanh nghiệp nên hầu hết các nhà đầu tư lớn, mua thôn tính và các cuộc tư vấn niêm yết mới sử dụng.
Bài viết có tâm huyết
Cảm ơn cụ @F0chungkhoan2020 đã chia sẻ, bài viết rất hay và tâm huyết .
Tối nay mình phải ngồi ngâm cứu thêm phương pháp DCF mới được . Còn phương pháp M&A với “vớt xác chết” chắc chỉ phù hợp với cụ nào tài khoản VIP hoặc đội lái thôi, chứ nav của mình thế này chắc không theo được hihih.
Bạn đọc kỹ phương pháp của Warrent Buffet có thể có nhiều điểm hữu ích. Nhưng khi áp dụng theo WB thì mình thấy nhà đầu tư nhỏ bị thiếu thông tin do chủ yếu tiếp cận thông tin BCTC không được tiếp cận sâu để đánh giá chất lượng tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu sử dụng thông tin báo cáo tài chính tốt và biết ngành nghề kinh doanh nào khó điều chỉnh BCTC thì mình thấy vẫn rất tốt.
Wsb cụ bán rồi ah
Uah mình bán r. Cụ hôm qua bán con CLC giỏi quá . Hôm nay sàn luôn.
Mình thì nghĩ những cổ cơ bản như SKV CLC WSB mà tăng trần nóng 3 phiên trần thì không đúng với bản chất rùa bò của nó, hì hì
Quách tĩnh nhỉ
TCB quản trị rủi ro cực tốt, công nghệ tốt, tập KH cá nhân chất lượng nhất Vietnam, KH mua nhà Vinhomes, Materise, MIK toàn người có thu nhập cao.
Còn cái rủi ro vốn ngắn tài trợ dài của bác mà chủ yếu là cho vay cá nhân mua bds thì có nhưng ko cao vì ts cầm cố bằng bds ở VN nó đều tăng mạnh theo tgian dài 5, 10 năm. NH cho vay 70-80% giá trị ts thì nó luôn rất chủ động. Hơn nữa cho vay cá nhân thì phân tán rủi ro, dân mình thường chăm chỉ và trả lợ xòng phẳng ko như tây. Cho vay DN mới càng rủi ro vì 1 DN chêt kéo theo hàng nghìn tỉ.
Mình ko có tcb nhưng đánh giá nó tốt
Z khi nào bác gom đủ rồi phím cho e với . E k có chơi tất tay mà chơi theo lương tháng tích dần thôi
Mình ko đầu tư NH vì thực sự nghiệp vụ của NH quá phức tạp để phân tích, nó nằm ngoài vòng tròn của mình. Bạn nói đúng, cái.mình thấy chỉ là cài bề mặt mà NH thì nó có vô vàn cách dấu lãi hay book lãi ảo (lãi dự thu), rủi ro thật. Nhiều case đơn giản hơn tại sao ko đầu tư mà phải Nh làm gì cho phức tạp. Nó là khẩu vị của quỹ với ts lớn và kiểm soát chỉ số.
Mình đang cầm NTC - DHC
Thế thì lại hơi trái với những gì bạn nói ở trên là bạn là người thận trọng, thậm chí bi quan nhỉ?
Mình thì ko mơ mộng nhiều, cái gì cũng phải có cơ sở. Mỹ khác VN nhiều lắm, môi trường đầu tư, kinh doanh nó khác. Nhiều “chiên da” học tây mẽo, quản lý quỹ trăm triệu USD, đánh đông dẹp bắc về VN chết như thường là thế.
Mà hỏi khí không phải, bác có phải là anh “Thái Phạm” bên youtube ko? Nghe giọng văn và kiểu phân tích giống lắm, hí hí
Cụ có thể phím cho e vài mã cất tủ k ạ, e đọc những bài viết của cụ mà như thấu lòng e vậy. E k biết ptkt, k hiểu gì về bctc, nhưng chỉ những lần thua vì nghe tin đồn hoặc sóng e thấy mình đang đi sai đường