Hội những nhà đầu tư theo phương pháp giá trị

Cụ hỏi khó thế. Mình không biết khẩu vị rủi ro của cụ thế nào, kỳ vọng lợi nhuận là bao nhiêu thì làm sao mà giới thiệu cho cụ được. Các mã mình đang đầu tư và nắm giữ thì mình đều nêu trong topic này rồi. Khi nào kiếm được mã nào ngon hơn thì mình sẽ cập nhật trong topic này.

1 Likes

TCB chưa chắc an toàn, thuyền to sóng lớn nhé bác. Sóng lớn mà đổ xuống thì cũng banh con thuyền. An toàn nhất là ACB mới đúng

Mình ko hiểu sao muốn DT có ts trăm triệu mẽo thì phải đến Mỹ, TQ. Mình biết nhiều bác xuất thân dân đầu tư và bây giờ có DN niêm yết mà cũng chưa hề qua Mỹ, TQ

Cơ hội cụ làm giàu sẽ tỷ lệ thuận với mức vốn hóa của thị trường, số lượng công ty niêm yết, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Về vốn hóa thị trường, ví dụ ở Mỹ vốn hóa là 9,1 nghìn tỷ. Chỉ cần cụ nắm giữ 0,1% lượng cổ phiếu là cụ có 9,1 tỷ. Trong khi ở VN, vốn hóa là 228 tỷ, tức cụ cần nắm giữ ít nhất 1% số lượng cổ phiếu trên thị trường. Tỷ lệ chênh lệch cơ hội là 10 lần.

Về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, giả sử tốc độ tăng trưởng của thị trường ck bằng với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm, Mỹ tăng trưởng khoảng 3%/năm, tương đương với 273 tỷ/năm, gần bằng vốn hóa VN hiện nay. Trong khi VN tăng trưởng 6%/năm, tương đương 13 tỷ/năm. Nếu cụ đầu tư ở Mỹ thì tốc độ gia tăng tài sản của cụ rõ ràng nhanh hơn ở VN, tỷ lệ chênh lệch là 20 lần.

Về số lượng công ty niêm yết, ở Mỹ có khoảng 20k công ty, VN là 2k công ty. Tức khả năng lựa chọn của cụ tại Vn đã thấp hơn 10 lần. Ở Mỹ cụ có thể may mắn bắt gặp 5, 10, có khi 20 công ty nhỏ sẽ trở thành tập đoàn đa quốc gia với vốn hóa hàng chục, hàng trăm tỷ đô. Ở VN, chắc giờ chỉ có hi vọng mỗi anh VIC thành công với dự án Vinfast và Vinsmart để trở thành tập đoàn đa quốc gia. Còn so số lượng tập đoàn đa quốc gia trị giá từ 10 tỷ đô trở lên để lựa chọn thì chắc thôi không phải bàn.

Thế nên đích đến vẫn phải là Mỹ và TQ cụ ạ. Hai nền kinh tế lớn nhất và năng động nhất thế giới hiện nay.

2 Likes

Cụ có quan tâm đến MBB ko?

1 Likes

Mình mới chỉ ngó qua được Big 4 và TCB thôi cụ ơi.

1 Likes

Dạ bác . Nhưng với kinh nghiệm của bác e sẽ học hổ dc nhiều và còn 1 điểm quan trọng nữa để e theo bác đó là cùng có sn : hãy sn tới điều tệ nhất trước khi nghĩ tới điều tích cực . Nên e vẫn hóng 3 chữ cái mà bác tâm đắc nhất :grin:

1 Likes

Em cầm IDV từ năm 2017 đến nay đang mua gom thêm em CSV.

1 Likes

Cụ cầm con IDV thơm quá :heart_eyes:. X3 tk rồi đấy nhỉ. Chúc mừng cụ. Chúc cụ tiếp tục gặt hái thành công rực rỡ hơn nữa :smiling_face_with_three_hearts:

Mình còn non kinh nghiệm lắm. Không dám nhận lời khen của cụ đâu. Khi nào có con nào ngon mình sẽ post.

Thì chí ít bác là ng đi trước mà

Mình thấy có nhiều cụ đánh theo pp này mà. Như cụ cobethichdua với cụ longknu ở trên đấy. Còn nhiều cụ lắm, mà hình như toàn tàu ngầm, ít post bài. Bên f319 ngồi đọc cũng chỉ thấy có mấy topic. Mình với cụ giống nhau thôi, 9 tháng không tạo ra khác biệt nhiều lắm đâu.

2 Likes

Phải công nhận ai cầm IDV vài năm trước đến giờ tỷ suất ln quá cao! Chúc mừng bạn

Có 1 việc này giờ mình mới nhớ! Đó là trước khi đọc BCTC của doanh nghiệp đó thường thì mình sẽ đọc Bản cáo bạch đầu tiên! Việc này có lẽ cực kỳ cần thiết và bổ ích cho Ndt mới

9 Likes

Thanks cụ! E sẽ tìm lại các bài của cụ để nc

Nghiên cứu con PVM:

Bạn nói đúng vì bản cáo bạch sẽ công bố đầy đủ thông tin về tài sản hơn BCTC, nhưng không phải lúc nào cũng có bản cáo bạch. Bản cáo bạch thường do Công ty chứng khoán thực hiện với mục đích phục vụ IPO, phát hành tăng thêm vốn ra công chúng nên khi có nghiệp vụ này người ta mới làm.

1 Likes

Mình vừa đồng tình với bạn đoạn này nhưng vừa có điểm suy nghĩ khác.

Nhóm Cổ phiếu tăng mạnh ở các quốc gia phát triển: Thường là nhóm thuộc công ty khởi nghiệp sáng tạo, nó thành công vì có điểm sáng tạo đặc biệt, nhất là các ngành như CNTT, Khởi nghiệp từ nghiên cứu, sáng tạo như : Hóa chất, dược phẩm, công nghệ đặc biệt …

Nhóm cổ phiếu ở các quốc gia đang phát triển tăng giá mạnh: Ở các quốc gia đang phát triển và có tiềm năng như Việt Nam thì nhiều nhóm cổ phiếu hàng tiêu dùng, dệt may, gia công … là những nhóm ngành cần nhiều lao động, VN có lợi thế thì tăng trưởng cao theo tốc độ tăng trưởng GDP cao của nền kinh tế. Chúng ta là nền kinh tế năng động nên các doanh nghiệp trong nước cũng đang phát triển rất mạnh. Các doanh nghiệp đã khởi nghiệp thành công thường có tốc độ tăng cao. Nhóm thứ 2 thuộc nhóm dịch vụ phục vụ đô thị lớn như bệnh viện, trường học, khu văn phòng, ngân hàng, chứng khoán … Nhóm thứ 3 : Thuộc nhóm BĐS sẽ tăng nhanh vì dân Việt mật độ dân cư cao, không bị đánh thuế thừa kế, thuế sử dụng tài sản thấp, rất thấp so với Mỹ và Châu Âu, quan chức kiếm được tiền đầu tư vào đất để che giấu tài sản, đất dự án có được chủ yếu từ quan hệ từ tài sản nhà nước chuyển ra chi phí thấp … Do vậy, các công ty BĐS ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kong và cả Việt Nam có lợi nhuận nhanh và nhiều công ty tăng trưởng mạnh, siêu khủng.

Như vậy, Việt Nam bây giờ non trẻ, mình đánh giá cơ hội đầu tư cổ phiếu nhiều cơ hội, không kém các nước khác. Tuy nhiên, quản lý hạch toán ở VN kém, kém minh bạch nên chủ doanh nghiệp được nhiều, cổ đông nhỏ được ít. Do vậy, cần nền tảng kiến thức trong đầu tư để chọn cổ phiếu bị định giá thấp tránh các Công ty có chủ không có đạo đức, chuyển giá.

4 Likes

Học phân tích giá trị là học Câu cá, còn nghe người khác bảo mua con này con kia có thắng được một 2 lần cũng chỉ là họ cho mình con cá, mà nhiều người nghĩ lúc họ cho cá lúc họ lấy. Kiến thức phân tích cơ bản, đầu tư giá trị giúp chúng ta độc lập và đầu tư hiệu quả hơn.

2 Likes

Bạn khá trùng quan điểm với tôi ở một số ngành, mình tranh luận thêm.
Ngành dịch vụ khá mạnh xuất hiện đại gia lớn ở lĩnh vực : Viễn thông, cho thuê Khu công nghiệp, bãi logistic, hiện VN đang thiếu nhiều kho lạnh, kho hóa chất công nghệ cao … nên các ngành này ngon và dòng tiền mạnh. Ngành dịch vụ phục vụ con người : Trường học từ, bệnh viện … cũng đang có lợi nhuận khủng.

Riêng ngành BĐS ở thị trường mới nổi như VN thì ăn mạnh ở giai đoạn đất lấy từ sở hữu nhà nước chuyển sang doanh nghiệp với giá rẻ bằng cơ chế XIN - CHO. Do vậy, ở thị trường mới nổi tiền dồn vào đất khi chưa bị đánh thuế sử dụng đất cao. Nếu nhà nước VN thiếu ngân sách đánh thuế sử dụng đất như Mỹ và Châu Âu thì câu chuyện sẽ khác, lúc này nắm giữ đất không tạo ra dòng tiền cao lại là bất lợi, không còn chuyện xin dự án ủ chục năm miễn phí, giá đắt mới vác ra xây dựng bán nữa. Giờ này ông nào làm nhanh ông ý được. Từ công việc, mình biết mức sinh lời khủng từ BĐS. Lời khoảng 40% - 60% tổng doanh thu với đất công nghiệp ở tỉnh Hot, còn đối với đất đô thị ở HN, TP HCM thì một vốn năm lời. Được chỗ ngon hay chỗ xấu phụ thuộc vào quan hệ.

Tuy nhiên, xu thế chạy chọt đất dần cũng bị dừng lại cùng với sự phát triển của GDP, đó là xu thế tất yếu nếu nghiên cứu các nền kinh tế Phát triển hơn Việt Nam, đi trước chúng ta như Đài loan, Hàn, Nhật, Sing. Dần dần, các công ty sản xuất, công nghệ cao, ứng dụng công nghệ trong kinh doanh đang lớn mạnh. Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam cũng lên tầm cao mới mà nhiều người sẽ thấy ngạc nhiên nếu tiếp xúc với họ.