Chứng khoán Mirae Asset vừa có báo cáo cập nhật triển vọng thị trường với điểm nhấn nhịp điều chỉnh tạo cơ hội giải ngân vùng dưới 1.200 điểm…
Bởi theo Mirae Asset, ngay cả trong uptrend, VN-Index vẫn xuất hiện các nhịp điều chỉnh trên 10%. Lần gần đây nhất trong nhịp tăng mạnh từ vùng 650 lên 1.500 kéo dài hơn 2 năm (tháng 4/2020 đến 4/2022), VN-Index đã 3 lần xuất hiện các nhịp điều chỉnh trên 10%, cụ thể: Từ 09/06/2020 – 29/07/2020: VN-Index giảm từ 910 đến 780, tương ứng mức giảm 14,3%; Từ 18/01/2021 – 01/02/2021: VN-Index giảm từ vùng 1.198 về vùng 1.020, tương ứng giảm 14,9%; Từ 01/07/2021 – 21/07/2021: VN-Index giảm 180 điểm (-12,7%) từ 1.420 về 1.240.
Thời điểm hiện tại, khi thị trường Việt Nam đang thiếu những thông tin hỗ trợ thì các thông tin tiêu cực từ thị trường thế giới lại đang xuất hiện như: Trung Quốc đứng trước nguy cơ rơi vào khủng hoảng nợ bất động sản khi 2 Doanh nghiệp hàng đầu là Evergrande và Country Garden không thể thanh toán các khoản nợ đến hạn; Lợi suất trái phiêu Mỹ các kỳ hạn trên 2 năm tăng mạnh làm tăng mạnh. Bối cảnh trên đã khiến nhà đầu tư tỏ ra thận trọng và rủi ro VN-Index đang trong nhịp điều chỉnh ngắn hạn.
Tuy nhiên, điểu chỉnh xuống dưới 1.200 là vùng mua cổ phiếu theo yếu tố cơ bản. Lợi nhuận các Doanh nghiệp niêm yết luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quyết định đầu tư. Hiện nay tâm lý nhà đầu tư lo ngại biến động tình hình kinh tế 2 nền kinh tế lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc, đồng thời là 2 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các Doanh nghiệp niêm yết.
Căn cứ số liệu từ Bloomberg, so sánh EPS 12 tháng của sàn HSX với mốc Q1/2018 (đặt EPS Q1/2018 là mốc 100) khi chỉ số VN-Index trở lại mốc 1.200. EPS của HSX đã tạo đỉnh vào Q2/2022, trùng với mốc 1.500 của VN-Index (04/2022) sau đó liên tục giảm và đã có dấu hiệu tạo đáy vào Q1/2023. Tại thời điểm Q1/2023 khi EPS trở về mức tương đương giai đoạn 2018 – 2019, VN-Index cũng đã có diễn biến dao động quanh vùng 1000 – 1.100 so với vùng dao động 900 – 1.200 của giai đoạn 2018 – 2019.
Căn cứ diễn biến trên, Chứng khoán MAS kỳ vọng khi EPS của HSX bắt đầu hồi phục, VN-Index sẽ có xu hướng tăng trở lại vượt mốc 1.200 và đánh giá vùng dưới 1.200 là vùng có thể cân nhắc giải ngân dựa trên yếu tố cơ bản.
Ở góc độ đồ thị tháng (đồ thị dài hạn) của VN-Index, có thể nhìn nhận nhịp giảm mạnh từ tháng 04/2022 đến 11/2022 là một nhịp điều chỉnh lớn. Trong nhịp điều chỉnh này VN-Index đã cân bằng và tạo đáy tại vùng 870 – 1.000, đây là một vùng đáy mới cao hơn đáy trước đó vào tháng 03/2020 là vùng 670 – 800.
Diễn biến giảm mạnh gần đây (tháng 08/2023) theo góc nhìn này là phản ứng khi VN-Index vượt vùng đỉnh 1.170 – 1.200 nơi có 2 đỉnh dài hạn quan trọng trong xu hướng của VN-Index. Nhìn dài hạn, VN-Index vẫn đang duy trì sóng tăng từ 03/2020 đến nay.
Mirae Asset khuyến nghị hai nhóm cổ phiếu chính. Nhóm thứ nhất là cổ phiếu có lợi nhuận ổn định trong 3 năm gần đây: Giai đoạn từ 2021 đến nay xuất hiện nhiều biến động lớn trong thị trường tài chính và bất động sản, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh đến kết quả kinh Doanh của Doanh nghiệp. Tuy nhiên số ít các Doanh nghiệp niêm yết vẫn duy trì được sự ổn định trong kinh doanh (lợi nhuận sụt giảm dưới 20% so với đỉnh) thậm chí có doanh nghiệp vẫn duy trì được mức tăng trưởng dương.
MAS đánh giá cao những doanh nghiệp này và kỳ vọng khi tình hình khả quan hơn, nhóm này sẽ tăng tốc.
Nhóm thứ hai là nhóm lợi nhuận có dấu hiệu tạo đáy trong Q1 và Q2/2023: Khi kết quả kinh Doanh suy giảm, giá cổ phiếu của các Doanh nghiệp này cũng đã chịu áp lực điều chỉnh sâu. Do đó khi lợi nhuận bắt đầu tạo đáy và hồi phục, thị giá cổ phiếu nhóm này cũng sẽ hồi phục tốt.