Những thay đổi đáng chú ý của Luật các TCTD sửa đổi so với Luật hiện hành Về tỷ lệ sở hữu cổ phần (Điều 55) Điều chỉnh tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông là cá nhân, cổ đông là tổ chức, cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó tương ứng từ không được vượt quá 5%, 15%, 20% xuống còn 3%, 10% và 15%. Về xét duyệt cấp tín dụng, kiểm tra sử dụng tiền vay (Điều 93); giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng (Điều 96) và cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (Điều 97) Bổ sung một số quy định như việc cấp tín dụng bằng phương tiện điện tử; thực hiện các hoạt động kinh doanh bằng phương tiện điện tử và bổ sung Chính phủ quy định cơ chế thử nghiệm có kiểm soát việc ứng dụng công nghệ và triển khai sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới trong hoạt động ngân hàng. Về giới hạn cấp tín dụng (Điều 127) Điều chỉnh tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan tương ứng từ không được vượt quá 15% và 25% xuống còn 10% và 15% vốn tự có của NHTM, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; tương tự giảm từ 25% và 50% xuống còn 15% và 25% đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Định nghĩa về người có liên quan của Luật Các TCTD dự kiến sửa đổi theo hướng rộng hơn → đồng nghĩa với cách tính tổng mức dư nợ tín dụng cho “một khách hàng và người có liên quan” sẽ rộng hơn, dẫn đến tổng dư nợ cấp tín dụng cho nhóm khách hàng sẽ nhỏ hơn trước. *Luật TCTD sửa đổi bổ sung quy định về can thiệp sớm TCTD, xử lý nợ xấu, tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu Về can thiệp sớm TCTD (từ Điều 144 đến Điều 148) Tại dự thảo Luật, có 6 trường hợp áp dụng can thiệp sớm Không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả trong thời gian 03 tháng liên tục Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn trong 06 tháng liên tục Số lỗ lũy kế của TCTD lớn hơn 20% giá trị của VĐL và các quỹ dự trữ Xếp hạng dưới mức trung bình trử xuống theo quy định của NHNN Có nguy cơ mất khả năng chi trả, nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của NHNN Bị rút tiền hàng loạt khi có nhiều người gửi tiền cùng đến rút tiền dẫn đến tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả và không tự khắc phục được theo quy định của NHNN Về khoản vay đặc biệt (Điều 146) Khác với Luật hiện hành, dự thảo Luật cho phép sử dụng cho vay đặc biệt ngay từ bước can thiệp sớm, đồng thời mở rộng thêm một số khái niệm như cho vay không có tài sản bảo đảm, chỉ định cho vay đặc biệt; ấn định lãi suất cho vay đặc biệt là 0%/năm và cơ chế hỗ trợ cho TCTD cho vay đặc biệt. Bổ sung thêm các chủ thể cho vay đặc biệt so với Luật hiện hành gồm Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, TCTD. Về biện pháp can thiệp trong trường hợp TCTD bị rút tiền hàng loạt (Điều 148) Các biện pháp can thiệp trong trường hợp TCTD bị rút tiền hàng loạt là quy định mới so với Luật hiện hành. Quy định này là cần thiết và tạo tính chủ động để bảo đảm an toàn hệ thống, nhất là trong bối cảnh xảy ra một số trường hợp ngân hàng bị rút tiền hàng loạt như thời gian vừa qua. Về các phương án đối với TCTD được can thiệp sớm (từ Điều 149 đến Điều 159) Dự thảo Luật quy định 04 loại phương án áp dụng đối với TCTD được can thiệp sớm, gồm: (1) Phương án khắc phục; (2) Phương án hỗ trợ trước kiểm soát đặc biệt; (3) Phương án sáp nhập, hợp nhất; (4) Phương án giải thể TCTD. Đối với mỗi phương án, dự thảo Luật đưa ra các hình thức hỗ trợ khác nhau cả với TCTD được can thiệp sớm và TCTD hỗ trợ. Về phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt (Điều 165, Điều 166, Điều 169) So với Luật hiện hành, phương án xử lý các TCTD bị kiểm soát đặc biệt chỉ còn phương án chuyển giao bắt buộc và phá sản TCTD. Như vậy với một số NHTM đang được đặt vào kiểm soát đặc biệt như hiện nay chỉ được áp dụng 02 phương án này. Bên cạnh đó, dự thảo Luật chỉ quy định việc chuyển giao bắt buộc đối với NHTM, điều này được hiểu các TCTD khác không phải là NHTM khi đặt vào kiểm soát đặc biệt thì chỉ có phương án phá sản, khác với quy định tại Luật hiện hành có nhiều phương án xử lý (gồm: phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển giao bắt buộc, phá sản). Về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu (từ Điều 181 đến Điều 189) Điều 181 đến Điều 189 của dự thảo Luật được xây dựng trên cơ sở một số quy định tại Nghị quyết số 42 Dự thảo Luật kế thừa một số quy định tại Nghị quyết số 42 như mua, bán nợ xấu của tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu; thủ tục thu giữ TSBĐ; thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSBĐ… Về bán nợ xấu và tài sản bảo đảm (Điều 183) và mua, bán nợ xấu của tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu (Điều 184) Dự thảo Luật đã mở rộng khái niệm tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu so với Nghị quyết số 42 (bổ sung thêm Công ty TNHH mua, bán nợ Việt Nam – DATC) Về thủ tục thu giữ tài sản bảo đảm (Điều 184) Nghị quyết số 42 đưa ra các cơ chế hỗ trợ thu giữ TSBĐ với sự tham gia của cơ quan ******* và Ủy ban nhân dân các cấp nhằm thúc đẩy nhanh hơn xử lý các khoản nợ xấu lớn, tồn đọng là điểm nghẽn của nền kinh tế được xác định theo Nghị quyết số 42 (nợ xấu phát sinh trước thời điểm ngày 15/8/2017 hoặc khoản vay trước ngày 15/8/2017 nhưng chuyển thành nợ xấu trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực). Về kê biên tài sản bảo đảm của bên phải thi hành án (Điều 186) Theo quy định của Điều 186 dự thảo Luật, cơ quan thi hành án dân sự không được kê biên các TSBĐ của khoản nợ xấu của bên phải thi hành án đang bảo đảm cho nghĩa vụ nợ tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu trừ một số trường hợp quy định tại dự thảo Luật. Về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm (Điều 187) Quy định ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu tại dự thảo Luật đã có điều chỉnh so với nội dung của Nghị quyết số 42. Theo đó, số tiền thu hồi từ việc xử lý TSBĐ sau khi trừ đi chi phí bảo quản, thu giữ và chi phí xử lý TSBĐ được thực hiện theo thứ tự: (1) các khoản án phí trực tiếp liên quan đến việc xử lý TSBĐ đó, thuế trực tiếp liên quan đến việc chuyển nhượng chính TSBĐ đó gồm thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ; (2) thanh toán cho nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho TCTD; (3) các nghĩa vụ án phí, thuế khác; (4) nghĩa vụ khác không có bảo đảm của bên bảo đảm. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật. Về trách nhiệm của Bộ Tài chính và sự phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính Dự thảo Luật đã bổ sung trách nhiệm của Bộ Tài chính tại Điều 190 và Điều 191.