HPG - Cập nhật và đánh giá KQKD 9T/2022

, , ,

Cập nhật và đánh giá KQKD 9T/2022 HPG.

Hòa Phát công bố BCTC quý 3/2022 đạt doanh thu 34.441 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ 2021. Lợi nhuận sau thuế âm 1.786 tỷ đồng, giảm 117% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, Hòa Phát đạt 116.559 tỷ đồng doanh thu và 10.443 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt đạt 76% và 39% kế hoạch năm. Lĩnh vực thép và sản phẩm liên quan đóng góp trên 90% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn.

Như vậy KQKD đưa ra thấp hơn nhiều so với nhiều dự báo

Nguyên nhân dẫn đến kết quả kinh doanh như vậy là do:

  1. Giá than tăng mạnh trong quý 2/2022 (có thời điểm tăng gấp 3,1 lần) từ đó khiến giá vốn hàng bán của HPG tăng 20% trong quý 3/2022.

  2. VND mất giá mạnh đặc biệt cuối quý 3/2022 khiến cho lỗ tỷ giá của HPG 1.414 tỷ đồng trong khi lãi trước thuế của HPG là âm 1.300 tỷ.

  3. Bên cạnh đó, nền kinh tế thế giới suy thoái, đầu tư công trong nước khó khăn, BĐS bị dáng một đòn mạnh từ các vụ bắt giữ vi phạm về đầu giá, sử dụng đất, trái phiếu làm cho BĐS đột ngột bị đóng băng, điều đó khiến cho nhu cầu thép giảm mạnh, giá bán thép không tăng.

Thực sự đây là giai đoạn khó khăn nhất của ngành thép nói chung và của HPG nói riêng trong 15 năm qua. Tuy vậy nhìn xa hơn thì HPG có những nhiều điểm sáng để có thể trở lại với vị thế lớn hơn trong một chu kỳ mới đó là:

  1. Thị phần thép tăng mạnh trong bối cảnh khó khăn, thép xây dựng tăng từ 32,6% lên 36% và có thể cao hơn trong quý 4/2022; Ống thép tăng từ 24.7% lên 29%.

  2. 3 doanh nghiệp có ý định mở rộng quy mô đã phải hủy hoặc lùi không thời hạn ngay dự án, một số doanh nghiệp quyết định đóng cửa nhà máy, 1 số khác đã phá sản.

Dự báo cho tương lai: Việc kinh tế chính trị thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có rất nhiều những biến động bất ngờ đến chóng mặt do đó việc dự báo ngắn hạn hết sức khó khăn và không có nhiều ý nghĩa, tuy vậy chúng tôi cho răng với tình trạng như hiện nay.

  1. KQKD của HPG nhiều khả năng tạo đáy về lợi nhuận trong quý 3/2022 do yếu tố chính ảnh hưởng đến KQKD là giá nguyên liệu đã hạ nhiệt mạnh trong quý 3/2022.

  2. Về mặt sản lượng bán có thể tiếp tục giảm trong quý 4 do các dự án đầu tư công không nhiều, BĐS đóng băng, tiêu thụ trên thế giới vẫn chậm

  3. Yếu tố tỷ giá sẽ vẫn còn tác động đến KQKD của HPG ít nhất trong quý 4/2022 nữa.

Xét trên góc độ lâu dài: Xây dựng và BĐS có xu hướng phát triển mạnh là tất yếu, tiêu thụ thép bình quân đầu người Việt Nam vẫn còn thấp, vì thế khi khó khăn qua đi thì HPG sẽ trở lại với vị thế lớn hơn, hiệu quả kinh doanh cao hơn sau mỗi chu kỳ.

2 Likes

Thấp hơn dự báo thì trước mắt thứ 2 cứ ăn đạp trước đã rồi tính sau !

2 Likes

mai ăn thêm cây nữa chắc xem xét mua 10% thôi :smiley:

2 Likes

về 12 múc nhỉ :smiley:

1 Likes

Thép là ngành có tính chu kỳ, khi giá chiết khấu đủ sâu sẽ có dòng tiền đầu tư đón chu kỳ mới thôi. Còn nhớ cuối năm 2015 cũng là đoạn bĩ cực của ngành thép, một loạt DN báo lỗ, LN giảm, nhưng đó cũng chính là giai đoạn đáy cả KQKD và giá cp, sau đó sóng thép kéo dài cả năm 2016 khi KQKD từ khó nhất dần bớt khó hơn

1 Likes

Nhưng mua giờ là mua cho ai có gu đầu tư, chứ nếu đánh T+, lướt thì khó,

Quý 4 vẫn lỗ thôi. Giá bán dưới giá vốn, thêm lỗ tỉ giá và lãi vay. Nát của nát

Lỗ to của hp là do mở rộng quy mô sx so với nhiều năm trc, tốn nhiều chi phí hđ và vận hành, thêm đó là lãi vay cao do khoản vay vốn đầu tư