Điều gì khiến giá của HPG nói riêng và các Cổ phiếu ngành thép nói chung vận động yếu trong gần như cả năm 2024. Đã đến lúc HPG có cú trở mình ngoạn múc chưa?
I. Đánh giá BCTC quý 3/2024
1. Lợi nhuận phục hồi nhưng chưa vượt trội
Trong Q3/2024, lợi nhuận sau thuế đạt 3.022 tỷ, tăng +51% so với cùng kỳ năm trước nhưng giảm nhẹ -8% so với quý trước
Với con số này, HPG đã hoàn thành 92% kế hoạch lợi nhuận
Kể từ đầu năm 2024, mặc dù vĩ mô ngành thép chưa thực sự diễn biến tích cực, nhưng HPG vẫn gần hoàn thành kế hoạch đặt ra của cả năm chỉ trong vòng 9 tháng
Khẳng định năng lực của doanh nghiệp thép đầu ngành
Kết quả này là 1 điều tích cực nhưng để nói có sự vượt trội thì chưa
2. Định vị theo chu kỳ kinh doanh
Kể từ khi tạo đáy vào cuối năm 2022 với 2 quý lỗ liên tiếp và phục hồi mạnh mẽ trở lại vào đầu 2023, Lợi nhuận của HPG chủ yếu đi ngang từ quý 4/2023 đến nay
Điều này cho thấy HPG đang trong giai đoạn Tiền tăng trưởng theo chu kỳ Kinh doanh, tức thoát ra khỏi suy thoái và trong quá trình phục hồi với tốc độ chậm: https://youtu.be/HwyYA-rwiLE
3. Số 1 thị phần thép xây dựng
Sản lượng thép xây dựng giảm 14% trong quý 3, tuy nhiên Hòa Phát vẫn duy trì vị thế dẫn đầu với 38% thị phần nội địa.
Với việc liên tục mở rộng quy mô kèm theo chất lượng sản phẩm luôn duy trì ở mức rất tốt, đã giúp cho thị phần thép xây dựng của HPG liên tục tăng trong vòng hơn 1 thập kỷ qua dù bất cứ trong bối cảnh nào – đây là lí do HPG luôn là lựa chọn hàng đầu của các NĐT tăng trưởng
4. Quan ngại Lỗ tỷ giá?
Các NĐT quan tâm HPG lo ngại câu chuyện HPG lỗ tỷ giá khi tỷ giá trong nước tăng cao trong năm nay
2 quý đầu năm, HPG lỗ 229 từ chênh lệch tỷ giá, nhưng con số này chỉ chiếm tỷ trọng 3% LNTT của DN, họ phải phải trích lập dự phòng 1 khoản rất ít. Không đáng kể
5. Hàng tồn kho tăng
Cuối quý 3, ông lớn ngành thép đã rót hơn 52,000 tỷ đồng vào dự án Dung Quất 2, tăng hơn 10,000 tỷ đồng sau 1 quý và 30k tỷ vào quý 2
Với tiến độ hiện tại, phân kỳ 1 của dự án dự kiến chạy thử nóng lò cán đầu tiên vào cuối năm nay.
II. Đại dự án Dung Quất 2
- Nhà máy Gang thép Dung Quất 2
Dự án Dung Quất được ra đời để tập trung chủ yếu sản xuất thép cuộn cán nóng - HRC
2. Vì sao lại HRC? - Xem thêm tại: https://youtu.be/HwyYA-rwiLE
Hiện tại, chỉ có 2 DN thép duy nhất sản xuất được HRC là Hòa Phát và Formusa
Nhu cầu thép HRC của Việt Nam khoảng 12-14tr tấn/năm
Sản lượng hiện tại mới chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu trong nước → Có thể nói HRC là miếng bánh vẫn chưa được khai thác hết – tức dự địa để HPG chiếm thị phần còn rất nhiều
Nếu HPG thấy được miếng bánh béo bở này, thì các Doanh nghiệp thép khác cũng sẽ thấy, NKG, HSG đều thấy được, nhưng sao họ lại không làm?
Vì Sản xuất HRC kp là câu chuyện dễ, vì HRC phụ thuộc rất nhiều vào Công nghệ và tiềm lực tài chính
Hay nói cách khác, HRC là cuộc chơi tốn kém giữa các ông lớn
Vậy HPG, không chỉ có kì vọng từ vĩ mô dần ổn định, mà bản thân Doanh nghiệp chuẩn bị có bước chuyển mình khi đang triển khai Đại dự án này