HPG - Khi doanh nghiệp sản xuất bước vào đà tăng trưởng

, , , , ,

[Ngành thép quý III: Hòa Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ]

Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hòa Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,… lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.

Ngành thép chứng kiến sự nổi bật của Hòa Phát với tổng sản lượng thép đạt 1,84 triệu tấn và lợi nhuận tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái. Hòa Phát đạt doanh thu 31.354 tỷ đồng và lãi ròng 3.023 tỷ đồng. Ngược lại, các doanh nghiệp khác như VNSteel, Tisco và SMC báo lỗ do chi phí cao và cạnh tranh khốc liệt.

Ngành tôn mạ chịu áp lực lớn từ tôn nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc và Hàn Quốc, cùng với chi phí vận chuyển tăng cao. Hoa Sen, dẫn đầu thị phần tôn mạ, báo lỗ ròng 186 tỷ đồng. Nam Kim và Tôn Đông Á cũng ghi nhận lợi nhuận sụt giảm do chi phí vận chuyển tăng.

Triển vọng cho ngành thép tích cực với các chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản, dự kiến giá thép sẽ tăng trở lại. Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá đối với tôn mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc, giúp doanh nghiệp trong nước tăng sản lượng. Xuất khẩu thép dự kiến tiếp tục tăng vào 2025, đặc biệt sang các thị trường có thuế nhập khẩu từ Việt Nam thấp hơn Trung Quốc.

Nguồn: Báo Doanh nhân Việt Nam

Thêm vài phiên nữa mới rõ được câu chuyện thế nào kkk

Nhìn chung đoạn này không chỉ riêng thị trường CK, câu chuyện nền kinh tế cũng đang khá loạn, trong khi thép thì lại đồng pha với chu kỳ kinh tế

1 Likes

Giá HRC Trung Quốc phiên sáng nay đang tăng mạnh.
HPG được mua ròng vài phiên gần đây.



Bộ Công Thương quyết định chấm dứt, không gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Malaysia, Trung Quốc.

Phân tích thông tin dừng áp thuế:

image
Lưu ý sự kiện điều tra chống bán phá giá HRC từ TQ và Ấn Độ mã vụ việc AD02 vẫn đang trong quá trình làm việc. Đây là vụ việc AD01 các mã hàng có Hs code khác.

Đây là thép cán nguội - nó không liên quan tới thép cán nóng (HRC)


Đối với công tác điều tra cho AD19 AD20 chống bán phá giá HRC từ TQ ẤN ĐỘ vẫn đang tiếp tục
Theo tiến độ sớm nhất khoảng tháng 12 sẽ có quyết định AD19.
Như vậy hưởng lợi là toàn bộ các DN tôn mạ: HPG HSG NKG GDA.
Lưu ý, cái này trùng timing vận hành sản phẩm HRC đầu tiên của DQ2 mở rộng của HPG.
Cũng bắt đầu vào tháng 12.2024

Mở rộng hơn về dài hạn.
Các DN xuất khẩu HRC lớn vào thị trường US EU trong 1H2024 đang chịu điều tra bổ sung.
Khả năng sẽ bị áp thuế xuất vào US EU trong quý 1.2024.

Tổng kết:

  1. Quyết định về k gia hạn AD01 liên quan CRC. Không ảnh hưởng triển vọng DN thép lớn trên sàn.
  2. AD19 - HRC dự kiến áp dụng tháng 12.2025. Như vậy, DN tôn lợi thế tồn kho giá rẻ sẽ tăng LN.
    Đối với HPG trùng thời điểm bắt đầu chạy DQ2 mở rộng cho HRC.
  3. Triển vọng dài hạn, do các DN tôn mạ bị US điều tra gốc hàng từ TQ. Nên lượng Xuất Khẩu HRC tương lai vào thị trường US EU sẽ thuộc về HPG - Formosa. ( việc tỷ lệ made in việt nam để đáp ứng tỷ lệ giá trị gia tăng + chuẩn ESG em đã cập nhật từ giữa quý 2.2024)

Cả nhà nếu theo dõi HPG lâu thì hay thấy HPG “may mắn kinh khủng”
Cứ đưa nhà máy vào HĐ là tự dưng “đúng chu kỳ chính sách”

BSC kỳ vọng rằng thời điểm đi vào hoạt động nhà máy Dung Quất 2 sẽ rơi vào chu kỳ ngành thép và bất động sản mới.

Nhìn lại các dự án mở rộng trước đây của Hòa Phát, Khu liên hợp thép Hòa Phát Hải Dương (giai đoạn 1: 2010, giai đoạn 2: 2013, giai đoạn 3: 2016) và Dung Quất 1 (2019) đều được lấp đầy nhanh, phù hợp với chu kỳ ngành bất động sản (2013), chu kỳ ngành thép (2016 và 2020 – 2021).
IMG_8883