1. Thép mạ với “thuế chồng thuế”
- Mới đây, ngày 04/04/2025, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố quyết định sơ bộ trong cuộc điều tra chống bán phá giá với thép mạ nhập khẩu từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Cuộc điều tra được khởi xướng từ tháng 9/2024, khi DOC nhận được đơn kiện từ các nhà sản xuất thép Mỹ. Kết quả sơ bộ, các doanh nghiệp thép Việt Nam phải chịu mức thuế lên tới 88,12%. Ngoài ra, họ còn phải mức thuế sơ bộ CVD được công bố hồi tháng 2 từ 0% đến 140,05%. Nếu mức thuế được giữ nguyên sẽ gây nhiều bất lợi với DN xuất khẩu lớn của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng: HPG, HSG, NKG, GDA sẽ chịu tổng mức thuế sơ bộ lần lượt là 96,15% - 59% - 96,15% - 39,84%. Thực tế cho thấy Việt Nam đang chịu tổng mức thuế sơ bộ rất cao, lý giải điều này có thể do Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường nên họ đã sử dụng giá trị thay thế của nước thứ 3 để đưa ra mức tính toán mức thuế cho Việt Nam. Tuy nhiên,quyết định cuối cùng dự kiến sẽ được công bố vào tháng 10/2025 mới là điều quan trọng.
- Theo số liệu từ DOC, Mỹ nhập khẩu 626 triệu USD thép mạ Việt Nam trong năm 2021, tăng lên 751 triệu USD trong năm 2022 và sau đó giảm mạnh về 241 triệu USD tương ứng khoảng 242 nghìn tấn thép trong năm 2023 ( lần lượt giảm 68% và 58% yoy). Ước tính năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 528 tấn thép mạ sang Mỹ, tăng mạnh 118% yoy và chiếm khoảng 9,8% tổng doanh số bán thép mạ 2024, tăng 5,7% so với 2023. Tuy nhiên từ thời điểm T9/2024, khi DOC bắt đầu khởi xướng cuộc điều tra chống bán phá giá với thép mạ khiến cho việc xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do tâm lý thận trọng phía khách hàng Mỹ trước nguy cơ bị hồi tố thuế chống bán phá giá. Vì vậy, hoạt động xuất khẩu này đã tạm dừng trong 2 quý gần đây cho đến khi có quyết định chính thực từ phía DOC vào tháng 10/2025.
2. Doanh nghiệp nào đang chịu sức ép lớn nhất từ thuế?
- Theo số liệu thống kê và ước tính năm 2024, Mỹ chiếm 9,8% doanh số thép mạ của Việt Nam với GDA NKG và HSG là các doanh nghiệp có tỷ lệ doanh thu cao đến từ thị trường Mỹ: GDA đạt 22,2%; NKG đạt 9,8%; HSG đạt 7,2% ( còn HPG, tỷ lệ doanh thu này khá thấp chỉ đạt 0,9%). Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu hiện tại của 3 doanh nghiệp này khá cao, nếu mức thuế sơ bộ ( đã nêu tại mục 1) được giữ nguyên sẽ gây bất lợi lớn đến 3 doanh nghiệp này, có thể khả năng tiếp tục xuất khẩu sang Mỹ là rất thấp.
=> Vì vậy, để giảm thiểu sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp xuất khẩu thép mạ đang cố gắng tìm kiếm các khách hàng mới như Nam Mỹ hay Châu Phi với nhu cầu xây dựng tăng mạnh và khả năng cạnh tranh tốt hơn, mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu thép mạ Việt Nam. Cụ thể tại thị trường Nam Mỹ, Colombia và Brazil đang có các động thái áp thuế chống bán phá giá với sản phẩm thép mạ xuất xứ từ Trung Quốc, tạo cơ hội cho các nhà sản xuất thép mạ Việt Nam thay thế các doanh nghiệp Trung Quốc trong thời gian tới.
3. HPG đứng trước áp lực gián tiếp từ “thuế kép” có đáng lo?
- HRC( thép cuộn cán nóng) – một sản phẩm quan trọng trong ngành thép, cụ thể HRC là sản phẩm đầu ra của HPG đồng thời là sản phẩm đầu vào cho các doanh nghiệp tôn mạ như HSG NKG và GDA. Vì vậy dù tỷ trong xuất trực tiếp qua Mỹ khá nhỏ chỉ chiếm 0.9% doanh thu nhưng HPG cũng bị ảnh hưởng gián tiếp từ tệp khách hàng tôn mạ khi họ đang loay hoay tìm thị trường xuất khẩu mới thay thế Mỹ.
- Tuy nhiên, thực tế năm 2024 tổng lượng HRC sản xuất trong nước đạt 6,82 triệu tấn ( +1.5% yoy), bán hàng đạt 6,58 triệu tấn ( -3,3% yoy), xuất khẩu đạt 2,25 triệu tấn (-33,8% yoy), đặc biệt nhập khẩu tăng mạnh 33% yoy đạt 12,6 triệu tấn HRC chủ yếu đến từ Trung Quốc, chiếm 73% tổng khối lượng nhập khẩu (+47% yoy). Điều này khiến tỷ lệ giữa nhập khẩu/sản xuất trong nước tăng mạnh từ 113% ( năm 2022) lên 185% ( năm 2024) cho thấy áp lực ngày càng tăng đối với doanh nghiêp sản xuất nội địa. Trước tình hình đó, Bộ Công Thương Việt Nam đã đưa ra quyết định áp thuế AD tạm thời sản phẩm HRC để bảo vệ doanh nghiệp thép nội địa.
=> Điều này cũng chứng minh thực tế rằng, HPG vẫn có thể dành được thị phần HRC trong nước bằng cách thay thế các nhà cung cấp từ Trung Quốc. Và trong kịch bản xấu, nếu DOC vẫn giữ nguyên mức thuế sơ bộ buộc các doanh nghiệp tôn mạ Việt Nam phải rút lui tại thị trường Mỹ thì cầu HRC sẽ giảm tối đa khoảng 581 nghìn tấn ( 528,6 nghìn tấn thép mạ) chỉ chiếm khoảng 4,5% tổng cầu HRC tại Việt Nam , con số thiệt hại không quá lớn và HPG có thể dành được thị trường nội địa khi có lợi thế cạnh tranh với HRC Trung Quốc khi sản lượng nhập khẩu dự kiến sẽ giảm mạnh từ đầu tháng 3 năm 2025 do mức thuế AD tạm thời được áp dụng.
4. Kết luận : Việc DOC áp thuế sơ bộ với thép mạ xuất xứ từ Việt Nam dự kiến sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp như GDA, NKG, HSG, qua đó gián tiếp giảm cầu HRC tác động đến doanh nghiệp sản xuất trong nước như HPG. Tuy nhiên, tác động này được đánh giá là không quá đáng kể và chỉ diễn ra trong ngắn hạn do các doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị nhất định và thị trường nội địa vẫn giữ vai trò quan trọng ^^