HPG - CTCP Tập đoàn Hòa Phát
I. Kết quả kinh doanh Q3/2024 khả quan:
Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG) ghi nhận 3.022 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 51% so với cùng kỳ năm trước. Trước đó, doanh nghiệp này cũng đã công bố doanh thu thuần đạt 34.000 tỷ đồng, tăng 19%
-
Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng và phôi thép trong quý 3 lần lượt tăng 19% svck và 795% so với cùng kì lên 1,1 triệu tấn và 215 nghìn tấn.
-
Tổng sản lượng thép ống và tôn mạ cũng tăng 36% so với cùng kì lên 307 nghìn tấn.
Ngược lại, sản lượng HRC giảm nhẹ 4% so với cùng kì do đơn hàng xuất khẩu giảm dần.
So với quý trước, tổng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng, HRC, và phôi thép giảm 7% do ảnh hưởng của mùa thấp điểm. Tính riêng trong tháng 9, tổng sản lượng các mặt hàng này tăng 15% svck, nhưng giảm 6,5% so với tháng trước do nguyên nhân thời tiết.
II. LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ:
1) KÌ VỌNG TĂNG TRƯỞNG
Chúng tôi dự đoán Hòa Phát (HPG) sẽ có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong năm 2024, khi nhu cầu đối với thép xây dựng được kỳ vọng sẽ phục hồi rõ rệt từ nửa cuối năm. Với mức tăng trưởng tiềm năng này, chúng tôi khuyến nghị MUA cổ phiếu HPG với giá mục tiêu trong 12 tháng là 42,932 VNĐ/cổ phiếu (tăng 62.04% so với giá đóng cửa ngày 17/10/2024), áp dụng phương pháp DCF, cùng với P/E và P/B của ngành lần lượt là 22.58 lần và 2.21 lần. Những lý do chính cho khuyến nghị này bao gồm:
- Dự án Dung Quất 2: Dự án này sẽ trở thành động lực chính cho sự tăng trưởng của HPG sau năm 2024. Khi hoàn tất cả hai giai đoạn, Dung Quất 2 có khả năng mang về doanh thu hàng năm khoảng 80-100 nghìn tỷ đồng, đồng thời nâng cao năng lực sản xuất thép HRC, giúp HPG dẫn đầu thị trường nội địa.
- Nhu cầu ngành xây dựng phục hồi: Với việc Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công trong năm 2024 và thị trường bất động sản dự kiến khởi sắc trở lại, nhu cầu đối với thép xây dựng cũng sẽ tăng.
- Giá thép xây dựng phục hồi: Sau khi chạm mức thấp từ tháng 7/2023, giá thép xây dựng dự kiến sẽ phục hồi nhờ sự phát triển của thị trường bất động sản trong nước và các chính sách kích thích kinh tế từ Chính phủ.
- Thị phần xuất khẩu thép hàng đầu: Năm 2023, HPG dẫn đầu xuất khẩu thép với doanh thu thuần từ xuất khẩu đạt 34,287 tỷ đồng, chiếm 30% tổng doanh thu. HPG có thị trường xuất khẩu tại các quốc gia lớn như Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore. Chúng tôi kỳ vọng HPG sẽ tiếp tục giữ vững vị thế xuất khẩu trong bối cảnh nhu cầu thép toàn cầu phục hồi chậm, với tốc độ tăng trưởng 2.1% trong năm 2024 và tăng trưởng tiêu dùng trung bình 1.2% hàng năm từ 2024-2026.
- Cơ hội từ dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam: HPG đang nghiên cứu sản xuất thép phục vụ cho dự án này, với tổng chi phí xây dựng được ước tính lên đến 650,907 tỷ đồng.
Tuy nhiên, HPG cũng đối mặt với một số rủi ro:
1. Điều tra chống bán phá giá: Thép HRC của Việt Nam có nguy cơ bị Ủy ban châu Âu điều tra chống bán phá giá, tạo ra thách thức cho HPG và các doanh nghiệp ngành thép.
2. Biến động giá nguyên liệu đầu vào: Sự biến động của giá nguyên liệu có thể ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của HPG.
3. Biến động tỷ giá: Điều này có thể làm tăng chi phí lãi vay của HPG, đặc biệt khi doanh nghiệp đang tập trung xây dựng Dung Quất 2.
Cuối cùng, các yếu tố cần theo dõi bao gồm kết quả điều tra về thuế chống bán phá giá đối với thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc và tiến độ hoàn thành dự án Dung Quất 2.
2) ÁP LỰC TỪ THỊ TRƯỜNG THÉP TRUNG QUỐC
Giá quặng sắt giảm mạnh do lo ngại kinh tế Trung Quốc và nhu cầu thép yếu: Giá quặng sắt đã giảm mạnh, với hợp đồng tương lai tại Đại Liên giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm, do những số liệu kinh tế kém khả quan từ Trung Quốc và nhu cầu thép yếu. Cụ thể, hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 1 tại sàn Đại Liên giảm 2.66%, còn hợp đồng tháng 10 tại Singapore giảm 1.71%. Các nhà máy thép ở Đường Sơn và Giang Tô đang gặp khó khăn vì lợi nhuận sản xuất giảm và nhu cầu thép từ ngành bất động sản vẫn yếu. Đồng thời, giá than luyện cốc và than cốc cũng giảm mạnh.
3) Cơ hội phục hồi cho Hòa Phát (HPG) và ngành thép Việt Nam
Ngành thép Việt Nam có hai yếu tố chính để phục hồi: (1) giá thép được dự đoán sẽ tăng khi ngành bất động sản Trung Quốc được hỗ trợ và (2) thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng (HRC) nhập khẩu. Hai yếu tố này hiện đã cơ bản đáp ứng, mở ra cơ hội phục hồi cho Hòa Phát và ngành thép trong nước.
Hiện tại, các yếu tố vĩ mô đang thay đổi có lợi cho HPG. Một trong số đó là dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam với vốn đầu tư 70 tỷ USD, đã được thông qua và dự kiến trình Quốc hội trong kỳ họp tới. Dự án này có chiều dài 1.541 km và sẽ cần khoảng 185.000 tấn thép cho đường ray, tạo điều kiện cho Hòa Phát cung cấp thép cho các công trình này. Hòa Phát cũng đang chuẩn bị cho dự án nhà máy Phú Yên, dự kiến sản xuất thép cho đường ray và nhiều loại sản phẩm thép khác.
Bên cạnh đó, Hòa Phát cũng hưởng lợi từ việc Bộ Công Thương điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu từ Ấn Độ và Trung Quốc. Nếu áp thuế chống bán phá giá, giá HRC nội địa sẽ tăng, mang lại lợi thế cho Hòa Phát khi lượng nhập khẩu giảm và nhu cầu nội địa không được đáp ứng đủ.
Tổng kết: Những yếu tố như giá thép phục hồi, sự giảm áp lực từ thép nhập khẩu giá rẻ, và sự thúc đẩy đầu tư công sẽ là các động lực quan trọng giúp Hòa Phát tăng trưởng trong tương lai, khi thị trường bất động sản dần phục hồi và các dự án quan trọng được triển khai
III. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT- ĐIỂM MUA NGẮN HẠN
- Giá mua : 27
- Target: 29
- Cắt lỗ: 26
NĐT nước ngoài đã tích cực gom mạnh sau thời gian bán tháo, kèm với đó là thanh khoản tăng mạnh trong 10 phiên gần nhất.
KẾT LUẬN: Stocklab khuyến nghị mua ngắn hạn tại mức giá 27±, tuy nhiên không nắm giữ dài hạn trong khoảng thời gian này do tình hình ngành thép vẫn chưa thật sự hồi phục rõ rệt