HPG - Tìm lại ánh hào quang

HPG: HÀNH TRÌNH TÌM LẠI ÁNH HÀO QUANG

I. CẬP NHẬT KQKD Q2/2024.
Lợi nhuận ròng của HPG trong Q2/2024 đạt 3,3 nghìn tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng đáng kể 129,3% svck và 16% so với quý trước. Mức tăng trưởng ấn tượng này được thúc đẩy bởi sản lượng tiêu thụ thép xây dựng và biên lợi nhuận ổn định so với quý trước nhờ chi phí đầu vào thấp bù đắp cho việc giá HRC điều chỉnh.

Sản lượng thép xây dựng đạt mức ấn tượng: Sản lượng thép xây dựng tăng đáng kể 32% so với quý trước và 61% svck đạt 1,27 triệu tấn trong Q2/2024, đây là mức cao thứ 2 trong lịch sử (chỉ sau mức cao kỷ lục 1,34 triệu tấn trong Q1/2022 thúc đẩy bởi nhu cầu dồn nén sau dịch). Sản lượng tiêu thụ HRC gần như không đổi so với cùng kỳ ở mức 739 nghìn tấn (+1% svck), mặc dù giảm 4% so với quý trước chủ yếu do sản lượng xuất khẩu giảm 43% so với quý trước. Ngược lại, sản lượng tiêu thụ nội địa HRC tăng 5,3%. Sản lượng tiêu thụ tôn mạ và thép ống tăng 31% svck so với mức nền thấp trong cùng kỳ năm trước nhờ thị trường phục hồi mạnh.



II. LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
HPG đang đi lên từ đáy, như đã thấy giai đoạn cuối năm 2022 đầu năm 2023 là giai đoạn mà ngành thép gặp muôn vàn khó khăn như giá bán giảm, chi phí đầu vào tăng, nhu cầu tiêu thụ giảm do nền kinh tế chỉ mới bắt đầu hồi phục sau đại dịch. Hàng loạt doanh nghiệp thép lớn nhỏ ở giai đoạn đó đều ghi nhận lợi nhuận âm. Do đó, những gì khó khăn nhất của ngành thép đang dần qua đi và hiện tại sẽ là giai đoạn sau cơn mưa của ngành thép.

Qua biểu đó có thể thấy, mặc dù giá thép vẫn đang neo ở vùng thấp tuy nhiên đã có sự hồi phục khi giá đã thoát khỏi vùng đáy. Tương tự sự lạc quan cũng dần xuất hiện ở chi phí đầu vào khi có thể thấy hiện tại giá than cốc và quặng sắt đã giảm tương đối sâu so với giai đoạn đầu năm nay.
Tuy nhiên, khách quan thì giá thép vẫn đang rất thấp. Mặc dù doanh thu của HPG đã hồi phục về mức 39 nghìn tỷ ở quý 2.2024 vừa qua. Nhưng giá bán và chi phí vẫn đang ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp, như ở giai đoạn cao trào của ngành thép biên lãi gộp của HPG có thể lên tới 20%, trong khi hiện tại biên lãi gộp chỉ rơi vào khoảng 8%.
Lấy 1 ví dụ cho dễ hiểu: Ở quý 2.2021 với hơn 35 nghìn tỷ doanh thu thì Hòa Phát đã mang về 10 nghìn tỷ LNST, còn hiện tại quý 2.2024 với hơn 39 nghìn tỷ doanh thu Hòa Phát chỉ thu lại hơn 3.3 nghìn tỷ LNST.
Do đó, em chỉ đang nhìn HPG là một doanh nghiệp đang hồi phục từ khó khăn chứ không phải là một doanh nghiệp đang tăng trưởng ở giai đoạn hiện tại. Những yếu tố như giá thép hay giá nguyên liệu đầu vào là những yếu tố do thị trường, do cung cầu quyết định và phần nào đó là chu kỳ của ngành, với việc từ ghi nhận LNST âm ở quý 3,4 năm 2022 thì hiện tại HPG đã tốt hơn rất nhiều.
Dung Quất 2 kỳ vọng sẽ mang lại thành công như những gì Dung Quất 1 đang mang lại cho HPG:

Tại sao khi Hòa Phát bắt đầu khởi công nhà máy Dung Quất 2 lại nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư, để lý giải cho việc đó thì hay cùng nhìn lại đại dự án Dung Quất 1 đã mang lại cho Hòa Phát và nhà đầu tư những gì?

Dung Quất 1 đi vào khởi công năm 2017 với tổng vốn đầu tư 86.000 tỷ đồng. Doanh thu ở giai đoạn này của HPG rơi vào khoảng 30.000-40.000 tỷ đồng/ năm giá cổ phiếu xoay quanh từ 9.500-16.000 đồng/CP. Tới năm 2020 bắt đầu đi vào hoạt động, doanh thu năm 2020 tăng đột biến gần 50% so với năm 2019 trước đó. Giá cổ phiếu HPG bắt đầu bước vào con sóng tăng từ H2.2020 và liên tục đạt được đỉnh giá mới.

Doanh thu và giá cổ phiếu đạt đỉnh ở năm 2021 khi doanh thu đạt 150.000 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần năm 2017 và giá cổ phiếu cũng đạt đỉnh với 43.000 đồng/CP.


Dung Quất 2 và niềm tin nơi nhà đầu tư , với tổng vốn đầu tư cũng gần bằng với DQ1 là 85.000 tỷ đồng, Dung Quất 2 có phần khác đôi chút so với Dung Quất 1 khi dự án Dung Quất 2 này chỉ xây dựng nhà máy nhằm nâng cao nâng suất của mảng HRC chứ không mở rộng công suất cho mảng thép xây dựng nữa. Với công suất HRC của DQ2 dự kiến là 5,6 triệu tấn/năm gần gấp đôi so với DQ1. Có thể thấy ban lãnh đạo đang muốn chuyển hướng doanh nghiệp từ mảng thép xây dựng là mũi nhọn trước đây và dần chuyển sang mảng HRC.

Cho ai chưa biết thì Thép HRC (viết tắt của hot rolled coil) là kiểu thép tấm dạng cuộn và được sản xuất với phương pháp cán nóng. Loại nguyên vật liệu này được sản xuất với nhiều độ dày khác nhau, khổ rộng thường là 1500mm hoặc 2000mm và nặng ít nhất là 24 tấn. Là nguyên liệu đầu vào để sản xuất ống thép, tôn mạ, gia công kết cấu nhà xưởng, sản phẩm cơ khí, thép hình, Ứng dụng lớn nhất của thép cuộn cán nóng HRC hiện nay vẫn là sử dụng để cán thép ống và thép hộp, ngoài ra còn được sử dụng trong ngành sản xuất ô tô.

Nhìn vào sản lượng tiêu thụ của HPG có thể thấy mảng HRC đang ngày càng góp tỉ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của HPG những năm trở lại đây. Hiện tại Việt Nam chỉ có 2 doanh nghiệp gồm Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh có khả năng sản xuất sản phẩm thép cán nóng HRC.


Ngoài lề: Khi tôi có nói chuyện với 1 NĐT của HPG tôi có hỏi: “ HPG xây Dung Quất 2 với một công suất lớn như vậy thì có điều gì để đảm bảo là họ có thể hoạt động ít nhất là 50% công suất mà họ tăng thêm không ?” thì họ trả lời tôi “ Họ tin vào tầm nhìn của doanh nghiệp, họ tin vào anh Long”. Có thể thấy trình độ nơi ban lãnh đạo của HPG đã phần được chứng minh ở đại dự án Dung Quất 1, khi nhà máy đi vào hoạt động đúng giai đoạn cao trào của ngành thép, mở ra một thời kỳ mới cho HPG.

Như trong mô tả có thể thấy khi nhà máy Dung Quất 2 đi vào hoạt động sẽ nâng công suất sản suất HRC của Hòa Phát từ 3 triệu tấn/năm lên tổng công suất 8,6 triệu tấn/năm. Vậy cơ sở nào để HPG có thể hoạt động được ít nhất là 50% công suất của nhà máy mới, tức là tăng gấp đôi sản lượng HRC ở thời điểm hiện tại, liệu HPG có đảm bảo được nguồn tiêu thụ ?

Để trả lời cho vấn đề này thì hãy nhìn vào thị phần HRC của Việt Nam hiện nay thì mọi người có thể hiểu. Lũy kế 6 tháng đầu năm, sản lượng thép HRC nhập khẩu lên đến gần 6 triệu tấn, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2023. Lượng nhập khẩu này bằng 173% so với sản xuất trong nước. Trong đó, lượng thép nhập từ Trung Quốc chiếm 74%, còn lại là từ Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và các quốc gia khác. Có thể thấy chỉ trong 6 tháng đầu năm lượng HRC nhập khẩu lên tới 6 triệu tấn, do lượng sản xuất trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu. Vậy thì 5,6 triệu tấn thép HRC/năm của Hòa Phát là hoàn toàn có sơ sở khi HPG và Formosa Hà Tĩnh là 2 doanh nghiệp duy nhất trong nước sản xuất thép HRC.

To be continue…

18 Likes

Câu chuyện của HPG là 1 câu chuyện mà ai cũng đã nói quá nhiều, vậy mọi người hãy cũng chia sẻ góc nhìn và quan điểm về cổ phiếu này nhé

8 Likes

Trong năm nay không biết sẽ về giá bao nhiêu

vì hiện tại con này ở vùng giá cũng tương đối hấp dẫn

chắc về tầm giá 25 mua được nhỉ

1 Likes

HPG bây giờ như kiểu tích sản thôi cứ mua dần mua dần thôi bạn

2 Likes

Nhóm thép bây giờ bị ảnh hưởng bởi giá thép quá nhiều, giá bán thấp đốt hết LN ngành rồi

canh đợt chỉnh này rồi mua, lên 34 bán là oke

HPG mà cầm trung với dài hạn thì không phải sợ gì hết

Trong năm nay liệu có quay lại đỉnh lịch sử

giá 26x - 27x múc HPG là quá đỉnh

HPG vẫn là thứ gì đó rất uy tín

1 Likes

Có khi nào Dung Quất 2 hoàn thành Việt Nam thừa thép giống trung quốc ko bác

Quan điểm của em, với 1 doanh nghiệp lớn như Hòa Phát khi họ đã xác định muốn gia tăng sản lượng HRC thì họ sẽ phải có thứ gì đó để có thể cạnh tranh với HRc nhập khẩu, DQ2 đi vào hoạt động sẽ làm giảm sản lượng nhập khẩu, với cả như tình hình biến động chính trị đổ ra nhiều trên thế giới như hiện nay thì nhà nước sẽ muốn hướng tới khả năng tự cung tự cấp hơn nên việc điều tra thuế chống bán phá giá HRC nhập không ít nhiều cũng sẽ có tác độg có lợi cho HRC trong nước

8 Likes

Năm rồi sản lượng bán của HRC của HPG nếu không nhầm là khoảng 2tr8 tấn, trong khi đó DQ1 full công suất thì cũng 3tr HRC thôi. Vậy có thể coi như là HPG đang chạy full công suất sản xuất HRC rồi, xây thêm DQ2 cũng hợp lý thôi

1 Likes

Hóng phần tiếp theo nhe

1 Likes

Hòa Phát không hòa chỉ phát

bạn có tài sản thì tích đi, chứ thị trường Việt Nam mình không dám tích sản :cowboy_hat_face:

1 Likes

Thị trường thì thị trường chứ doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng thì cổ phiếu chả vấn đề gì

FPT là một ví dụ,doanh nghiệp cứ tăng trưởng đều đều 20%/năm thì cổ phiếu cứ đều đều đi lên thôi thị trường muốn lên xuống gì thì kệ