HSG - Hoa hậu ngành thép

Tập đoàn Hoa Sen – HSG là doanh nghiệp có vị thế số 1 trong lĩnh vực tôn mạ tại Việt Nam, chiếm 29% thị phần trong nước và 30% thị phần xuất khẩu toàn ngành. HSG đứng thứ 3 tại thị trường nhựa nội địa, chỉ sau BMP và NTP. Ngoài ra, doanh nghiệp còn sở hữu chuỗi phân phối vật liệu xây dựng bao gồm hơn 100 cửa hàng Hoa Sen Home.

Luận điểm đầu tư:

1. Kết quả kinh doanh của Hoa Sen tiếp tục ghi nhận mức độ hồi phục mạnh so với cùng kì. Sản lượng tiêu thụ tôn mạ quý 1/2024 đạt 375.369 tấn (+62% YoY), trong đó sản lượng xuất khẩu đạt 258.806 tấn (+107% YoY) là động lực chính yếu. Cụ thể, doanh thu đạt 9.348 tỷ (+32% YoY), biên lợi nhuận tiếp tục duy trì quanh 10-13% do biên độ biến động giá HRC không cao.

  1. Nhu cầu xây dựng trong nước và xuất khẩu dần phục hồi, dự kiến sẽ thúc đẩy sản lượng bán tăng trưởng nhẹ trong năm 2024. Tổng sản lượng bán ống thép và tôn mạ toàn ngành giảm 14% YoY trong nửa đầu năm 2023 do hoạt động xây dựng trong nước ảm đạm và nhu cầu xuất khẩu thấp. Tuy nhiên, tăng trưởng đã trở lại trong nửa cuối năm 2023 với sự phục hồi của cả thị trường nội địa và xuất khẩu, thúc đẩy tổng sản lượng bán tăng trưởng 12%. Dẫu vậy, sản lượng bán cả năm 2023 giảm 1,8% YoY. Trong năm 2024, chúng tôi cho rằng nhu cầu tôn mạ sẽ chỉ tăng trưởng khoảng ở mức thấp hai chữ số, nhờ vào (1) thị trường BĐS trong nước dần phục hồi, (2) kim ngạch xuất khẩu phục hồi nhẹ, và (3) nhu cầu từ các nhà máy FDI xây mới.

3. Sản lượng xuất khẩu Thép: HRC đi ngang, tôn mạ là mặt hàng có mức tăng sản lượng tốt nhất . Sau đợt phục hồi vào đầu năm 2023 và đợt điều chỉnh giá trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 5, giá thép HRC đầu vào cho đến nay hầu như đi ngang do nhu cầu xây dựng yếu ở Trung Quốc. So sánh theo năm dương lịch, biên lợi nhuận gộp năm 2023 của NKG và HSG lần lượt giảm xuống mức thấp nhất và thấp thứ hai kể từ năm 2020 và 2019, chúng tôi cho rằng nguyên nhân đến từ nhu cầu yếu và hàng tồn kho chi phí cao được tích lũy trong nửa đầu năm 2023. Trong năm 2024, chúng tôi dự báo biên lợi nhuận của các nhà sản xuất tôn mạ sẽ tăng từ mức thấp của năm 2023 do giá đầu ra phục hồi mạnh hơn mức tăng nhẹ trong chi phí đầu vào. Điều này là do chúng tôi tin rằng tốc độ phục hồi của nhu cầu trong nước và xuất khẩu sẽ mạnh hơn mức tăng trưởng nhu cầu chậm của Trung Quốc. Ngoài ra, chúng tôi cho rằng sản lượng bán hàng cao hơn sẽ tăng biên lợi nhuận gộp của các nhà sản xuất tôn mạ do hiệu suất nhà máy tăng sẽ giúp giảm giá vốn trên mỗi đơn vị hàng bán.

4. HSG sở hữu chiến lược quản trị hàng tồn kho rất tốt. Điều này đã được minh chứng trong giai đoạn 2022 - 2023. Thứ nhất, HSG là một trong các doanh nghiệp đầu tiên cắt giảm hàng tồn kho giá cao và giảm vốn lưu động trong 2H.2022. Thứ hai, Tại Quý 2 NĐTC 2024, chúng tôi ước tính giá vốn hàng tồn kho của HSG ở mức 565-575 USD/tấn – tương đương với vùng giá thấp kể từ Tháng 10 – Tháng 12.2023. Chúng tôi cho rằng, doanh nghiệp tích trữ hàng tồn kho lớn sẽ là động lực tạo LNST đột biến.

Chúng tôi đánh giá cổ phiếu chưa tăng mạnh luôn được, nhưng NĐT có nhiều thời gian để gom và tích luỹ lợi thế về giá, chờ KQKD ra. Nhà đầu tư có thể chủ động gom dần trong biên 22-23, tỷ trọng vừa phải.

1 Likes

vừa tích lũy vừa vượt đỉnh. Hàng khủng đây

Sắp ra tin áp thuế bán phá giá HRC từ TQ rồi đấy

Dự phóng KQKD của HSG

HSG và các nhà sản xuất tôn mạ khác đã nộp hồ sơ yêu cầu điều tra, áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc (AD02) vào ngày 06/05/2024, quyết định điều tra hoặc không sẽ được công bố sau 45 ngày kể từ ngày xác nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Trong quá khứ, AD02 cũng đã được áp dụng trong giai đoạn từ T9/2016 tới T5/2022. Chúng tôi kỳ vọng AD02 sẽ được phê duyệt trong thời gian tới khi tỷ trọng nhập khẩu thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc đã gia tăng đáng kể từ đầu 2023 tới nay. Cụ thể, tại cuối T4/2024, tỷ trọng đóng góp của Trung Quốc và Hàn Quốc đạt lần lượt 64% và 14% tổng sản lượng nhập khẩu vào Việt Nam.

Giá trị hàng tồn kho của HSG trong Q2 FY24 tăng 49% QoQ, trong đó, nguyên
vật liệu (chiếm 57% tổng giá trị) tăng 79% QoQ. Chúng tôi cho rằng HSG đã rất
tích cực gia tăng hàng tồn kho ở vùng giá thấp khi giá HRC tiếp tục xu hướng đi
ngang tạo đáy trong khung 530-550 USD/tấn.

Theo quan sát của chúng tôi, trong T5/2024, giá tôn mạ tăng trung bình 200
VND/kg MoM, kết thúc xu hướng giảm kéo dài từ đầu năm tới nay. Chúng tôi kỳ
vọng giá thép sẽ quay trở lại xu hướng tăng và bắt đầu một chu kỳ mới trong
2H2024 nhờ (1) giá HRC tạo đáy trung hạn, (2) ngành Bất động sản tại Trung
Quốc dần hồi phục nhờ các chính sách kích cầu của Chính phủ, (3) nhu cầu tiêu
thụ gia tăng từ các lĩnh vực như đầu tư công, xây dựng, sản xuất máy móc, thiết
bị. KBSV ước tính biên lãi gộp của HSG đạt 11.6%/12.5% trong FY24/FY25.

Tuần vừa qua, TT điều chỉnh với mục đích chính là rũ bỏ NĐT sau khi đã vượt 1300 mà chưa có sự lan toả dòng tiền.

Chủ yếu lực bán khớp đột biến ở ATC nhưng nếu ai để ý kĩ thì cuối ATC, chỉ trong 1 khoảnh khắc đã có lực cầu cân lại ở hầu hết CP để các CP không đóng cửa thấp nhất ATC, đây là dòng tiền theo em là của lái để hấp thụ vét hàng.

Sang tuần này thì đầu tuần chắc vẫn còn quán tính giảm điểm nhưng sẽ sớm rút chân và hồi trở lại. Các CP khoẻ khả năng cao sẽ rút chân trước. Dòng leader là nhóm công nghệ đặc biệt là FPT không nên bị bán tháo trong tuần này bởi nếu nhóm này còn giữ trend thì TT rất khó chỉnh sâu.

Hỗ trợ tiếp theo là vùng 1271 và sâu hơn là 1250 vùng có MA50, đây cũng là vùng em kì vọng TT sẽ chỉ giảm sâu nhất về đây thôi, khoảng cách chỉ khoảng 20đ nên không cần thiết bán hết chờ mua lại nhé, rất dễ bán gần mức đáy sau đó CP bật lại sẽ mất vị thế

â

Bản chất em thấy vẫn chỉ là rũ hàng còn các CP khỏe thì sẽ sớm bật nhanh lại ví dụ như HSG hay GEX vẫn về vùng tích lũy chưa có vấn đề gì. Chỉ có ai căng margin quá thì bán bớt phần margin đi lúc TT kéo lên cũng ổn, phần margin chỉ mua full khi mà TT an toàn và đang đẹp còn cứ xấu đi là có thể hạ

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương điều tra chống bán phá giá thép HRC và Tôn mạ. Đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá HRC nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ hướng đến mục đích duy nhất là làm tăng giá nhập khẩu HRC từ Trung Quốc vào Việt Nam, từ đó tăng vị thế thống lĩnh thị trường để tăng giá bán HRC.

Cơ cấu của doanh nghiệp nào chiếm nhiều HRC và tôn mạ:

HPG: Chiếm gần 40% doanh thu HRC

HSG: Chiếm 80% tôn mạ và doanh nghiệp doanh thu cao về tôn mạ.

NKG: Chiếm 76% cơ cấu tôn mạ. Xuất khẩu 65% sản phẩm tôn mạ kẽm màu ….vvv. Nhưng tổng doanh thu thì HSG cao hơn.

VGS: Thì đa phần là thép và ống thép.

Tuy nhiên: Giá thép thì vẫn đang giảm theo giá thép ở sàn Thượng Hải

122

Thanh khoản hôm nay cũng có phần cải thiện hơn, rõ ràng cho thấy cầu ngoài TT đang vào rất mạnh nhất là những CP khỏe chúng ta may mắn có HSG đang bật tốt, chờ đợi các CP khác nhé, TT không chỉnh sâu tích lũy là bật trở lại thôi.