**Hướng dẫn lọc cổ phiếu – 05 trường phái lọc cổ phiếu theo phương pháp Bottom Up**

, , , ,

Hướng dẫn lọc cổ phiếu – 05 trường phái lọc cổ phiếu theo phương pháp Bottom Up
Link bài viết 24hmoney

Chúng ta đều biết quy trình phân tích: Lọc cổ phiếu – Phân tích doanh nghiệp – Định giá doanh nghiệp – Kiểm tra trạng thái kĩ thuật của cổ phiếu để xác định điểm mua/bán.

Ở bài viết trước, chúng ta đã sử dụng bộ lọc Fire ant để lọc cổ phiếu theo Trường phái Tăng trưởng. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu 05 trường phái khác cũng qua bộ lọc của Fire ant.

Đây là bài viết thứ 2 trong danh mục Phân tích cơ bản.

Về tổng quan, có 2 phương pháp lọc cổ phiếu:

  1. TOP DOWN: Đi từ vĩ mô ngành => chọn doanh nghiệp đứng đầu, sau đó phân tích chuyên sâu doanh nghiệp.

  2. BOTTOM UP: Lọc ra doanh nghiệp cụ thể với những tiêu chí được đặt ra, sau đó phân tích chuyên sâu doanh nghiệp.

Phần 1: 05 trường phái lọc cổ nổi tiếng theo phương pháp Bottom Up

:beginner: 1. Trường phái CANSLIM của William O’neil (Đầu cơ cổ phiếu tăng trưởng)

“C” – Tăng trưởng thu nhập quý hiện tại so với cùng kì: Tăng trưởng EPS quý gần nhất so với cùng kì tăng tối thiểu 20%. (Đặc biệt tăng trưởng lợi nhuận phải đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi)

“A” – Tăng trưởng lợi nhuận hàng năm: EPS trong 5 năm gần nhất tăng trưởng so với cùng kì tối thiểu 20% và ROE > 17%

“N” – Sản phẩm mới, dịch vụ mới, lãnh đạo mới hoặc mức giá mới:

“S” – Cung và cầu cổ phiếu phải thể hiện tốt trên đồ thị kĩ thuật, khối lượng giao dịch trung bình ổn.

“L” – Dẫn đầu hay đội sổ: Mua công ty dẫn đầu trong lĩnh vực của nó

“I” – Sự quan tâm của cá mập: Các cổ phiếu được Ban lãnh đạo mua ròng trong 1 năm gần nhất và được Quỹ đầu tư mua ròng 3 tháng gần nhất.

“M” – Định hướng thị trường: Đầu tư vào cổ phiếu khi thị trường đang trong xu hướng tăng đã được xác nhận.

+ Bước 1: Chọn ngành (mục đích để so sánh các doanh nghiệp cùng ngành)

+ Bước 2: EPS 1 năm > 20%

+ Bước 3: EPS 5 năm > 20%

+ Bước 4: ROE > 17%

+ Bước 5: Thanh khoản 1 ngày > 50 tỷ

Với bộ lọc CANSLIM thì FA cho ra 7 mã đáp ứng được yêu cầu

:beginner: 2. Trường phái 4M của Phil Town

“Meaning” – Đầu tư vào thứ chúng ta hiểu rõ

“Moat” – Lợi thế cạnh tranh

“Management” – Ban lãnh đạo tốt: Lương ban lãnh đạo tương xứng; Không liên tục M&A; Cơ cấu tổ chức tinh gọn, ít hoặc tránh các hoạt động mua bán với các bên liên quan; Cơ cấu cổ đông có Quỹ lớn tham gia; Tránh công ty gia đình;

“Margin of Safety” – Tỷ lệ vay nợ

+ Bước 1: % Doanh thu 5 năm > 15%

+ Bước 2: EPS 5 năm > 10%

+ Bước 3: ROE > 30%

+ Bước 4: P/E < 10

+ Bước 5: D/E < 1

Với bộ lọc 4M thì FA cho ra 13 mã đáp ứng được yêu cầu

:beginner: 3. Trường phái đầu tư giá trị

Phương pháp đầu tư giá trị là tìm kiếm các cổ phiếu đang được định giá thấp hơn giá trị thật của chúng trên thị trường. NĐT sẽ mua và nắm giữ đến khi giá thị trường lớn hơn hoặc bằng giá trị nội tại của cổ phiếu. Đó là thời điểm bán ra.

+ Bước 1: Vốn hóa > 500 tỷ

+ Bước 2: % Doanh thu 3 năm > 15%

+ Bước 3: EPS 3 năm > 10%

+ Bước 4: ROE > 15%

+ Bước 5: P/E < 10

+ Bước 6: D/E < 1

+ Bước 7: Biên lợi nhuận gộp > 25%

Với bộ lọc Giá trị thì FA cho ra 14 mã đáp ứng được yêu cầu sơ bộ

:beginner: 4. Trường phái cổ tức

Bộ lọc cổ tức là một chiến lược được thiết kế cho các nhà đầu tư đang tìm kiếm một nguồn thu nhập ổn định.

+ Bước 1: % Doanh thu 3 năm > 10%

+ Bước 2: ROE > 15%

+ Bước 3: D/E < 0,5

+ Bước 4: Tỷ suất cổ tức tối thiểu 7% và đều đặn, hoặc cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng. (Sẽ kiểm tra khi phân tích chuyên sâu)

Với bộ lọc Cổ tức thì FA cho ra 106 mã đáp ứng được yêu cầu sơ bộ

:beginner: 5. Trường phái Hỗn hợp (Thường được áp dụng tại TTCK Việt Nam)

+ Bước 1: Chỉ số thanh toán (Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn) > 1,5

+ Bước 2: EPS 5 năm > 10%

+ Bước 3: P/E < 10

+ Bước 4: P/B < 1,2

+ Bước 5: Tổng nợ/Tài sản ngắn hạn < 1,1 (Sẽ kiểm tra khi phân tích chuyên sâu)

+ Bước 6: Tỷ suất cổ tức tối thiểu 7% và đều đặn, hoặc cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng (Sẽ kiểm tra khi phân tích chuyên sâu).

Với bộ lọc Hỗn hợp thì FA cho ra 77 mã đáp ứng được yêu cầu sơ bộ

Phần 2: Phân tích chuyên sâu doanh nghiệp . Ví dụ: VHM (Cụ thể sẽ có trong các bài viết sau):

Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp này với những mục cụ thể như sau:

a) Mô hình kinh doanh (Xem trong Báo cáo thường niên, Bản cáo bạch)

b) Ban lãnh đạo (Xem trong Báo cáo thường niên)

c) Hiệu quả hoạt động (Tăng trưởng lợi nhuận, Tăng trưởng doanh thu, ROA, ROE, …) (Xem trong Báo cáo tài chính)

d) Vĩ mô ngành có ủng hộ? (Xem các số liệu vĩ mô liên quan đến ngành như số liệu hải quan, số liệu của tổng cục thống kê, các chính sách vĩ mô của Chính phủ…)