[Ichimoku] Ngày soi chart 3 lần. Tháng lãi được bao nhiêu?

Lấy cảm hứng từ quyển sách “Tuần làm việc 4 ngày” của Timothy Ferriss.

Nay tôi tự hỏi:

Ngày soi chart 3 lần có đủ để đầu tư chứng khoán thành công không?


Hoàn cảnh:

  • rất nhiều nhà đâu tư chuyên nghiệp cho thấy họ có thể vừa đầu tư chứng, vừa tận hưởng những trận golf, cafe và du lịch…

  • ngược lại, phần lớn chứng sỹ ôm chart suốt ngày, tối soi tin, lướt f, join rum…
    rồi vẫn lỗ là sao? :face_with_head_bandage:

Nay lập pic này để thử nghiệm và ghi lại hành trình tối ưu thời gian soi chart.

Tôi nghĩ nhiều người cùng chia sẻ, thảo luận sẽ cùng giúp nhau có được phương pháp đầu tư hiệu quả.
Nên xin mời các chứng sỹ, các cao thủ có phương pháp, có kỹ thuật nào hay hãy cùng trao đổi.

7 Likes

Quan sát đầu tiên:

  • mỗi ngày chứng sỹ đều có được 101 khuyến nghị từ các chuyên gia, từ đội ngũ nghiên cứu hùng hậu của các công ty chứng khoán
  • có hàng loạt công cụ hỗ trợ từ các công ty chứng khoán
  • có hàng loạt phương pháp, chỉ báo kỹ thuật hiệu quả
  • và có cả ichimoku như tên gốc tiếng Nhật là Ichimoku Kinko Hyo với ý tưởng chỉ cần nhìn thoáng qua có thể quyết định đầu tư.

Vậy có phương pháp nào giúp chứng sỹ tận dụng, khai thác được các lợi thế trên để đầu tư hiệu quả không?

4 Likes

Xin mời các mối quen vào ủng hộ… :cowboy_hat_face:

2 Likes

Phá trinh nhé he…he…

Các bác có lờ mờ nghĩ rằng hay đoán rằng có cách nào đó thì hãy nói ra rồi cùng ngâm cứu nha

2 Likes

Chúc pic mới của bác không ế lòi như pic xưa :)))

1 Likes

Khai trương mà nhắc… ế lòi …haiz

Less is more.
Kể cả trading thì “ít hơn” vẫn luôn là “nhiều hơn”.

1 Likes

Make sense.

Để tui ngẫm nghĩ xem sao.

1 Likes

Nhìn thoáng qua để làm gì?!
Chính là để so sánh.
So sánh với cái gì?!
So sánh giá hiện tại vs giá của 52 chu kì trước đó.
Chikou thể hiện điều gì? Tenkansen và Kijunsen cắt lên thể hiện điều gì?
Mọi thứ chỉ là để làm rõ 1 thứ: hiện tại và quá khứ.

Tiếp ý của bác.

Ta nhìn chart để làm gì?
Vì sao mỗi ngày phải nhìn chart?
Vì sao phải ta ôm chart? Để làm gì?

Hay quá :slightly_smiling_face:

Hay quá :slight_smile:

Biểu đồ nến là thể hiện của giá dưới dạng hình ảnh. Kể cả nến, chỉ báo kỹ thuật ….gốc rễ công thức cũng từ giá. Vậy thì với nhà giao dịch, việc nhận biết xu hướng của 1 loại hàng hoá, cổ phiếu….vào xu hướng tăng giá chính là cơ hội để tìm kiếm lợi nhuận không phải cường độ bao nhiêu lần/ ngày.
Và cũng có chia sẻ phía trên, việc dùng chỉ báo kỹ thuật là để so sánh (giá hôm nay so với giá của chu kỳ 52 ngày nếu bác đang sử dụng ichimoku cloud) vây thì tại sao lại ôm chart nhiều, trong khi cái chúng ta đang chờ là giá đóng cửa của ngày hôm đó?! Và kể cả miss 2-3 hôm thì cũng không phải là vấn đề quá lớn.
Bác thử nghĩ xem: nếu lan đột biến được đưa lên biểu đồ nến và chúng ta sử dụng ichimoku cloud để xuống tiền thì việc giá bao nhiêu có quan trọng không? Hay so sánh giá hiện tại với bao nhiêu chu kỳ? Hay cái quan tâm thứ chúng ta đang mua?
……

Cụ Warrent từng nói “ hãy mua một công ty tuyệt vời ở mức giá vừa phải hơn là mua một công ty vừa phải ở mức giá tuyệt vời”.

2 Likes

Theo quan sát của tôi

  • theo cụ Warrant, có thể cụ không coi chart nhưng ngược lại cụ đọc tin tức và nghiên cứu doanh nghiệp rất sâu.
    → đó là hướng đầu tư giá trị, theo FA

  • theo nhóm coi chart TA với giả định mọi thông tin, hành động diến biến của cty, của thị trường thể hệ qua chart.

Hướng nào cũng hay nhưng

  • FA bạn phải chắc rằng không sót thông tin, diễn biến quan trọng, chính sách mới hoặc sự kiện đặt biệt nào đó của doanh nghiệp

  • TA bạn không đọc tin, đọc ít tin hoặc không nhạy tin nên kỳ vọng rằng việc ôm chart sẽ giúp bạn biết được diễn biến nhanh nhất.

Nhưng theo tôi, mấy ý để thảo luận tiếp

  • chúng ta đã bao lần hụt tin, diễn giải sai tin, sai báo cáo tài chính…
  • chúng ta đã bao lần hụt nhịp kỹ thuật, tín hiệu bán, mua nhưng hụt…

Có phải đọc tin và xem chart hằng ngày … là để xác nhận

Dự đoán, kỳ vọng của mình doanh nghiệp, về cổ phiếu có sai không, có sự kiện gì làm thay đổi cty, cổ không?

1 Likes

Nếu thuần ichimoku sẽ không phải mua ở vị trí này.
Chart tuần W1 đỉnh mây phẳng là 1200. Và mây chuyển xanh khung D1 và giá hồi về và bắt đầu tăng ở 1060.

2 Likes

1150 - 1170 là vùng được nhiều người nói tới. Cái sai là timing. Đoán nó chỉnh quanh 1212 hoặc 1220 nên bán, nhưng MM kéo tiếp, rồi chính những ô dự cái mốc 1150-1170 lại mất kiễn nhẫn, nghi ngờ chính mình và Fomo. CK đôi khi dự đoán đúng nhưng vẫn hành động sai và Die.
Sau nhịp chỉnh này thì 1.300 là muỗi.
Kỷ luật, Kỷ luật và Kỷ luật.
Hạn chế tối đa Enter = Tham/Sợ.

5 Likes

Cụ chuẩn. 1160 nếu thuần Ichimoku.

3 Likes

Đúng là kỹ thuật ra mốc mua bán là bước 1, hành động là quan trọng.

Thành bại ở chỗ hành động.

3 Likes

Pic vẫn ko hết ế. Thôi tau cũng bó tai với độ vô duyên của thèng chủ Pic

1 Likes