Cập nhật KQKD 2020:
Kênh ETC tăng trưởng tốt làm động lực tăng trưởng cho IMP. Kết thúc năm 2020, doanh thu thuần của IMP đạt 1,369 tỷ đồng (-2% YoY). LNST đạt 210 tỷ đồng (+29% YoY), hoàn thành 98% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Doanh thu kênh ETC tăng trưởng ấn tượng 40% YoY trong 11M2020, và đóng góp 38.5% vào tổng doanh thu. Năm 2020, so với các doanh nghiệp dược trong nước, IMP chiếm thị phần đấu thầu nhóm 2 lớn nhất, vào khoảng 23.5% tổng giá trị đấu thầu thuốc nhóm 2, tăng từ mức 9% của năm 2019, cho thấy khả năng cạnh tranh mạnh của IMP trong phân khúc này, đồng thời thể hiện năng lực sản xuất thuốc vượt trội hơn các doanh nghiệp trong nước.
Tăng trưởng kênh ETC được thúc đẩy bởi các nhà máy EU-GMP và chính sách của nhà nước khuyến khích thuốc sản xuất trong nước.
Các nhà máy EU-GMP gia tăng vị thế cạnh tranh của IMP. Bên cạnh việc gia tăng khả năng đấu thầu thuốc giá trị cao, việc tái cơ cấu lại danh mục sản phẩm, tập trung khai thác những mặt hàng có biên lợi nhuận cao, đặc biệt của các nhà máy EU-GMP đã góp phần cải thiện kết quả kinh doanh của IMP. Kết thúc năm 2020, EBITDA tăng trưởng ấn tượng 29% YoY, đưa biên EBITDA lên 23.1%.
Điểm nhấn đầu tư:
Tăng trưởng chính từ kênh ETC. Kênh ETC trong năm 2019 tăng trưởng lên tới 98.3%YoY đóng góp từ nhóm thuốc kháng sinh và các sản phẩm đặc trị có lợi thế đã thử tương đương sinh học. IMP là một trong số 3 doanh nghiệp có giá trị trúng thầu cao nhất trong mảng kháng sinh ở nhóm 2. Gần 90% doanh thu kênh ETC của IMP tới từ doanh thu đấu thầu thuốc kháng sinh ở nhóm 2 nhờ các nhà máy và dây chuyền kháng sinh mới đạt chuẩn EU-GMP đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, IMP cũng nâng cao lợi thế cạnh tranh so với đối thủ canh tranh nhờ các sản phẩm của IMP có giá thầu rẻ.
Kiểm soát nguyên vật liệu nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt do dịch Covid-19. IMP chỉ nhập khoảng 25% giá trị nguyên liệu từ Trung Quốc. Ngoài ra, công ty có chính sách dự trữ nguyên liệu sản xuất và thời gian dữ trữ nguyên liệu hợp lý từ 3-6 tháng, do đó công ty có sức đề kháng cao trước biến động nguồn nguyên liệu, góp phần giảm thiểu rủi ro và ổn định biên lợi nhuận.
Định giá & khuyến nghị:
Chúng tôi cho rằng doanh thu kênh ETC sẽ là động lực tăng trưởng chính cho IMP trong tương lai. Chúng tôi dự phóng doanh thu ETC năm 2021 của IMP đạt khoảng 655 tỷ đồng (+30% YoY), cao hơn so với dự phóng cũ là 631 tỷ đồng. Do đó, chúng tôi ước tính doanh thu 2021 của IMP đạt khoảng 1,543 tỷ đồng (+13% YoY), và LNST đạt 240 tỷ đồng (+15% YoY). Bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, mức giá hợp lý cho
cổ phiếu IMP khoảng 59,400 đồng/cổ phiếu (+7.6% so với giá hiện tại). Từ đó tiếp tục khuyến nghị GIỮ cổ phiếu này.
Rủi ro:
(1) Rủi ro nguồn nguyên liệu; (2) Sản phẩm kháng sinh chịu áp lực cạnh tranh;
(3) Rủi ro xét duyệt nhà máy mới.
Tham gia room tư vấn tại
https://zaloapp.com/g/nlkxwa365
phí giao dịch 0.15 %,margin lãi 9.9 %
Liên hệ zaalo 0986344056
Khuyến nghị khả quan cho IMP với giá mục tiêu 76.900 đồng/CP CTCK Bản Việt (VCSC) CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) đã công bố kết quả kinh doanh 7 tháng đầu năm 2021, bao gồm doanh thu đạt 686 tỷ đồng (tăng 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận trước thuế đạt 128 tỷ đồng (tăng trưởng 2,2%). Trong tháng 7, doanh thu giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái còn 72 tỷ đồng trong khi lợi nhuận trước thuế giảm 25% còn 11 tỷ đồng, chúng tôi cho rằng các mức giảm này đến từ tác động tiêu cực của làn sóng dịch COVID-19 thứ tư đối với chi tiêu dược phẩm - đặc biệt là trong kênh bệnh viện khi số lượng khách hàng đến bệnh viện giảm. Trong 7 tháng đầu năm 2021, doanh thu từ kênh nhà thuốc/bệnh viện của IMP đều tăng khoảng 9% và lần lượt chiếm 61%/39% doanh thu từ sản phẩm tự sản xuất của IMP. Tuy nhiên, tính riêng trong tháng 7, doanh thu từ kênh bệnh viện giảm mạnh 57% trong khi doanh thu từ kênh nhà thuốc tăng 15% - chủ yếu là do người tiêu dùng tích trữ thuốc trong bối cảnh các hạn chế về giãn cách xã hội tại Việt Nam được gia tăng. Tuy nhiên, khi nhu cầu dự trữ giảm, chúng tôi dự báo doanh thu từ kênh nhà thuốc sẽ giảm trong tháng 8 trở đi – phụ thuộc vào diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam. Trong 7 tháng đầu năm 2021, chi phí bán hàng và quản lý (SG&A) tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái chủ yếu do tăng cường các hoạt động marketing trong tháng 4 và tháng 5. Lợi nhuận 7 tháng đầu năm 2021 được củng cố bởi biên lợi nhuận gộp gia tăng, đến từ lợi thế kinh tế về quy mô và cơ cấu sản phẩm tốt hơn, theo IMP. Kết quả kinh doanh 7 tháng đầu năm 2021 nhìn chung phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi khi doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 52% và 49% so với dự báo cả năm của chúng tôi. Chúng tôi lưu ý rằng quý 4 là mùa cao điểm đối với IMP khi giai đoạn này thường chiếm gần 40% doanh thu từ sản phẩm dự sản xuất cả năm của IMP. Chúng tôi hiện có khuyến nghị khả quan cho IMP với giá mục tiêu 76.900 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng là 14,8%, bao gồm lợi suất cổ tức 2,9%, dựa theo giá đóng cửa ngày hôm nay.
CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP – sàn HOSE) là một trong số 3 doanh nghiệp có giá trị trúng thầu cao nhất trong mảng kháng sinh ở nhóm 2 nhờ các nhà máy và dây chuyền kháng sinh mới đạt chuẩn EU-GMP đi vào hoạt động. Nhà máy IMP4 là nhà máy được đầu tư lớn nhất với vốn đầu tư 470 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành xét duyệt trong năm 2022, sẽ tạo sức bật mạnh mẽ cho doanh thu thuốc ETC, mở ra cơ hội thâm nhập sâu hơn vào mảng đấu thầu thuốc Nhóm 1, đồng thời gia tăng tính cạnh tranh của IMP trước sự gia nhập ngày càng mạnh mẽ của thuốc ngoại vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, IMP cũng nâng cao lợi thế cạnh tranh so với đối thủ nhờ các sản phẩm có giá thầu rẻ. Kiểm soát nguyên vật liệu nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt do dịch Covid-19. IMP chỉ nhập khoảng 25% giá trị nguyên liệu từ Trung Quốc. Ngoài ra, công ty có chính sách dự trữ nguyên liệu sản xuất và thời gian dữ trữ nguyên liệu hợp lý từ 3-6 tháng, do đó công ty có sức đề kháng cao trước biến động nguồn nguyên liệu, góp phần giảm thiểu rủi ro và ổn định biên lợi nhuận. Do nhu cầu thuốc ETC chưa phục hồi như kỳ vọng trong 4 tháng đầu năm 2022, chúng tôi điều chỉnh giảm doanh thu của IMP năm 2022 còn 1.515 tỷ đồng (tăng 20% so với năm ngoái), trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 230 tỷ đồng (tăng 22%). Bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, chúng tôi điều chỉnh giảm mức giá hợp lý cho cổ phiếu IMP còn 70.200 đồng/cổ phiếu (tăng 13,4% so với giá hiện tại). Từ đó, đưa ra khuyến nghị mua cổ phiếu này nhờ (1) kỳ vọng sự phục hồi kênh ETC trong nửa cuối năm 2022; (2) IMP sẽ hoàn thành xét duyệt nhà máy IMP4 vào cuối quý III/2022.