Note ngắn về cổ phiếu #KDC: Công ty Cổ phần Tập đoàn Kido
Cổ tức bằng tiền đều đặn nhưng tỉ suất không cao, tốc độ pha loãng trung bình
Cổ đông phân mảnh nhưng có sự góp mặt của nhiều quỹ lớn
Nợ vay ở mức trung bình, chủ yếu là nợ vay ngắn hạn để xoay vòng vốn cho doanh nghiệp
Biên lợi nhuận ở mức trung bình, hiệu quả sử dụng vốn thấp
KDC hoạt động trong 5 ngành chính: Dầu ăn, kem, snacking, F&B, Chuỗi bán lẻ
KDC chiếm 19,3% thị phần tính theo giá trị trong mảng dầu ăn thực vật, với các sản phẩm dầu ăn có thương hiệu(không bao gồm phân khúc bán buôn); 43,7% thị phần về giá trị trong ngành kem
Kido chính thức khởi công nhà máy Kido’s Bakery vào tháng 4 năm 2022, nhà máy có diện tích 12.735 m2, công suất thiết kế là 19.044 tấn/năm.
Tính đến tháng 9 năm 2022, công ty đã mở chuỗi cửa hàng Chuk Tea & Coffee tại ba thành phố: TP HCM, Hà Nội và Biên Hòa với 45 cửa hàng. Năm 2022, Kido đặt mục tiêu lên đến 400 điểm bán hàng Chuk, với doanh thu 500 tỷ đồng/năm.
Tại ĐHCĐ năm 2022, KDC thông báo sẽ tăng tỷ lệ sở hữu lên 100% tại công ty con VOC và TAC. Tháng 5/2022, Tường An Cooking Oils (TAC) hoàn tất việc hủy niêm yết trên sàn HOSE
Năm 2021, Dầu ăn Tường An đứng thứ 8 trong Top 10 thương hiệu Thực phẩm đóng gói được lựa chọn nhiều nhất tại 4 thành phố lớn của Việt Nam
Doanh nghiệp sở hữu hệ thống kênh phân phối rộng khắp với 450.000 điểm bán ngành hàng khô, 120.000 điểm bán ngành hàng lạnh, nắm giữ hệ thống nhà máy sản xuất hiện đại, lợi thế về logistics và dây chuyền công nghệ với 02 Nhà máy Thực phẩm Đông lạnh ở Bắc Ninh và Củ Chi; 04 Nhà máy Dầu ăn ở Nghệ An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Nhà Bè
KDC là doanh nghiệp thực phẩm hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên biên lợi nhuận ở mức thấp cùng việc đầu tư quá nhiều dự án mới nên chúng tôi chỉ đưa vào danh sách theo dõi.