KẾ HOẠCH THỊ TRƯỜNG THÁNG 9 - DỄ THỞ HƠN ?
Trong 5 tháng qua, VN-Index đã có 3 lần tiếp cận vùng 1.300 điểm, trong đó có lần đã vượt qua mốc này (vào giữa tháng 6) khi lên đến 1.306 điểm, nhưng sau đó đã không thể tiếp tục đi lên mà nhanh chóng điều chỉnh trở lại. Có thể nói, đây là vùng kháng cự mạnh và khá nhạy cảm với thị trường chứng khoán (TTCK) trong thời điểm hiện tại.
Quá khứ cho thấy hiệu suất trong tháng 9 không quá nổi trội, do nhà đầu tư giai đoạn này đang ngóng chờ kết quả rõ ràng hơn ở báo cáo tài chính quý III. Cụ thể, VN-Index ghi nhận mức giảm bình quân 0,8% trong tháng 9 của 23 năm qua, trước khi bước vào giai đoạn thường tăng trưởng mạnh trong những tháng cuối năm kéo dài cho đến đầu năm sau.
Các sự kiện quan trọng
11/9 công bố CPI Mỹ
1 tuần sau đó 18/09 FED họp và công bố lãi suất dự kiến sẽ giảm
Sau đó 1 ngày (19/09) đáo hạn PS
Ngay sau đáo hạn PS (20/09) là chốt danh mục quý IV của 2 quỹ ETF lớn là FTSE và MVIS.
30/9 chốt NAV và số liệu các quỹ ETF, (có lưu ý là với cách tính mới có thể kỳ này có 2-3 mã được thêm mới vào Diamond là MWG, …)
Các yếu tố tích cực
Một trong những thông tin mà các nhà đầu tư quan tâm nhất giai đoạn hiện nay đó là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đưa ra thông điệp “đã đến lúc phải hạ lãi suất” và kỳ vọng lạm phát sẽ giảm về mức 2%. Rõ ràng, đây là thông tin tích cực, hỗ trợ thị trường chứng khoán toàn cầu.
Chính sách NPS: Non Pre-funding Solution, cho phép nhà đầu tư tổ chức nước ngoài mua chứng khoán mà không cần đủ tiền trước dự kiến triển khai vào ngay tháng 9 sẽ giải quyết được yêu cầu nâng hạng thị trường chứng khoán của FTSE Russell.
Tỉ giá USD/VND hiện đã hạ nhiệt đáng kể so với thời điểm tạo đỉnh vào giữa tháng 7 khi Fed gần như chắc chắn sẽ bắt đầu quá trình hạ lãi suất trong cuộc họp chính sách tháng 9. Điều này sẽ tạo dư địa để Ngân hàng Nhà nước không cần phải nâng lãi suất điều hành để ứng phó với áp lực tỉ giá trong các tháng còn lại của năm 2024, giúp mặt bằng lãi suất trong nước được duy trì ổn định.
PMI của Việt Nam tháng 8-2024 đã được công bố, với sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng đáng kể.
Các yếu tố rủi ro
Biến động địa chính trị: Các sự kiện địa chính trị toàn cầu như căng thẳng thương mại, xung đột vũ trang có thể gây ra bất ổn trên thị trường.
NHTW Nhật Bản có thể vẫn còn động thái tăng lãi suất dẫn tới vấn đề Carry Trade tác động đến TTCK toàn cầu.
Giới đầu tư đang kỳ vọng quá nhiều về tốc độ hạ lãi suất của FED, nếu diễn biến trái kỳ vọng thì sẽ có khả năng tác động tiêu cực trong ngắn hạn.
Chỉ số PMI của Trung Quốc giảm bốn tháng liên tiếp trực tiếp ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề của Việt Nam.
Hành động cho nhà đầu tư
Về dòng tiền, tín hiệu tích cực trong tuần gần nhất ghi nhận ở nhóm Bán lẻ, Bất động sản, Ngân hàng, Chứng khoán, Thực phẩm đồ uống.
Theo đó, có thể kỳ vọng giao dịch sẽ sôi động hơn sau kỳ nghỉ lễ, dù tín hiệu kỹ thuật hồi phục tiếp theo của thị trường chung chưa rõ ràng. Khả năng dòng tiền tiếp tục luân chuyển giữa các nhóm ngành.
Quá trình thử thách kháng cự quan trọng trên VNIndex có thể diễn ra biến động, vì vậy trạng thái danh mục nên duy trì cân bằng:
✓ Ngắn hạn tập trung vào các nhóm ngành đang thu hút dòng tiền, hoặc các cổ phiếu có tín hiệu kỹ thuật giữ vững nền giá: gợi ý VLB, CNG và VNM.
✓ Các mã đang ở vùng giá hấp dẫn, phù hợp tích lũy dài hạn: DPR và HAH.
Nhìn lại tín hiệu trong tháng 8 vừa qua, nhận thấy khả năng thị trường đã tạo được một đáy trung hạn ở quanh MA200, qua đó giúp đảm bảo xu hướng tăng dài hạn vẫn còn tiếp diễn.
Sau khi trải qua một nhịp tăng nhanh từ đáy, thị trường đang có nhịp tạm nghỉ khi về gần đỉnh cũ.
Khả năng đây là nhịp chững lại để hấp thụ lượng cung ở vùng đỉnh cũ, khi hấp thụ xong thì sẽ có cơ hội lớn vượt được đỉnh tháng 6 (quanh 1.305) để tiếp tục xu hướng.
Kỳ vọng nhịp vượt đỉnh có thể sẽ diễn ra trong tháng 9, và nếu lực cầu mạnh thì sẽ còn hướng lên vùng cản tiếp theo ở 1.330-1.350 trước khi điều chỉnh trở lại.
Hope for the best
Chúc nhà đầu tư thắng lớn
Trân trọng
[XEM THÊM CÁC NHẬN ĐỊNH KHÁC]