Key đầu tư tăng trưởng của IDI
2022 LỢI NHUẬN ĐỈNH CAO
Mục tiêu tăng trưởng LNST 2022 hơn 5 lần - đã hoàn thành 50% sau 6 tháng Top 5 DN xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam với sản phẩm chính là phi lê đông lạnh. Việt Nam đứng thứ đầu thế giới về xuất khẩu cá tra, thường chiếm 90-94% lượng cá tra xuất khẩu toàn cầu. Vị trí này của IDI vẫn được giữ vững trong 5 tháng đầu năm 2022. Hiện tại vùng nuôi cá tra liên kết của IDI có tổng điện tích 350ha tại tỉnh Đồng Tháp – Thủ phủ cá tra của Việt Nam. Vùng nuôi liên kết rộng lớn này giúp đảm bảo 85%-90% tổng nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho 2 nhà máy chế biến (tổng công suất 450 tấn cá/ngày).
Tuy nhiên cơ cấu thị trường của IDI đã có sự thay đổi lớn trong năm 2022 do ảnh hưởng của chiến tranh Nga – Ukraina và chính sách Zerocovid của Trung Quốc. Theo thông tin từ doanh nghiệp, kim ngạch xuất khẩu đi thị trường châu Mỹ của IDI đã tăng lên mức gần 40% trong 5 tháng đầu năm 2022 và doanh thu từ thị trường Trung Quốc chỉ còn chiếm 15% tổng kim ngạch so với mức 44.5% của cả năm trước đó.
Nguyên nhân của việc sản lượng xuất khẩu đi Trung Quốc sụt giảm do chính sách Zero Covid của nước này liên tục áp các lệnh cấm lên hàng thủy sản Việt Nam sau khi một số nhỏ sản phẩm dương tính với SARS–COVI-2 trên bao bì. Chính sách này kéo dài từ năm 2021 và lệnh cấm gần nhất có hiệu lực trong 7 ngày và mới được thu hồi ngày 21/7/2022. Việc chuyển dịch tỷ trọng thị trường này giúp biên lợi nhuận của IDI tăng lên do thị trường Châu Mỹ và Châu Âu thường có giá bán tốt hơn nhiều so với thị trường Trung Quốc.
Hưởng lợi kép trong bão giá cá tra 2022 nhờ khoán thu nhập cho các hộ nuôi liên kết và mua gom nguyên liệu giá rẻ trong đỉnh dịch COVID-19 tại Việt Nam.
Nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu số 3 chuẩn bị được xây dựng và dự kiến đi vào vận hành đầu 2023 sẽ đảm bảo tăng trưởng cho giai đoạn 2023/24. Nhà máy chế biến cá tra số 3 được IDI ấp ủ từ năm 2019 với công suất dự kiến 400 – 500 tấn nguyên liệu/ngày/12h
Năm 2022, trước nhu cầu cao của thị trường, IDI thông báo sẽ xây dựng nhà máy số 3 trong nửa cuối năm để mở rộng công suất và đảm bảo tăng trưởng cho doanh nghiệp trong giai đoạn 5 năm tới. Bên cạnh đó, vùng nuôi cá tra liên kết của IDI cũng được đầu tư mở rộng từ mức 350ha hiện tại lên 450ha để cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhà máy số 3. Khi năng lực chế biến của nhà máy số 3 tăng, IDI cũng sẽ nâng cấp cả năng lực chế biến của dây chuyền phụ phẩm cá tra (bột cá, mỡ cá) và cả doanh thu từ bán thức ăn chăn thủy sản cho các hộ nuôi liên kết cũng tăng lên. Theo ước tính nếu nhà máy thủy sản số 3 được vận hành đầu năm 2023, IDI sẽ cần khoảng 164,000 tấn cá nguyên liệu cho cả năm và sản lượng thành phẩm ước tính đạt 93,800 tấn, tăng 65% so với sản lượng ước tính 2022.
Chiến tranh Nga – Ukraina tạo ra cơ hội lớn để ngành cá tra của Việt Nam phục hồi và phát triển mạnh mẽ sau hai năm 2020/21 bị ảnh hưởng bởi Covid-19. IDI là doanh nghiệp mạnh trong ngành và có nhiều dư địa để phát triển trong giai đoạn tới. Đặc biệt tình trạng thiếu nguồn cung cá thịt trắng ở Mỹ và Châu Âu sẽ tạo cơ hội cho IDI cân bằng lại thị trường xuất khẩu vốn phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc. IDI sẽ có bước phát triển lớn trong giai đoạn 2022-25 và giá giao dịch hiện tại đang ở mức hấp dẫn so với tiềm lực lớn của IDI.
Key chính của IDI sẽ đến từ việc TQ mở cửa trở lại vì xuất khẩu TQ của IDI chiếm phần lớn doanh thu của DN
Liên hệ tư vấn và hỗ trợ đầu tư: 0949260699