Khai xuân, xuống tiền mua cổ phiếu nào?

Hi! Linhcdb ơi! giờ mua asm có bị trễ k Bác! Thank

bạn có bao giờ hỏi bạn mua cp vì cái gì ko :smiley:
dn tớ phân tích cho rồi, mục tiêu cũng nói rồi chả nhẽ tớ mua hộ cho luôn à :joy:

5 Likes

Bác Linh ơi, nsh e vẫn giữ, than tầm về bn mua dc lại hả bác

Tvd ya ạ

mình ko biết bạn ơi,cứ rẻ tớ bảo múc còn chốt lãi các bạn nên tự hành động :))

2 Likes

Giá cá tra lên cao nhất ba năm

Giá cá tra tăng vọt lên 30.000-32.000 đồng một kg, cao nhất từ năm 2019, người nuôi lãi 5.000-7.000 đồng mỗi kg.

Cách đỉnh cá tra 2018 ko bao nhiêu nữa, liệu sóng thần cổ phiếu cá tra có lặp lại :joy:

8 Likes

Những DN tự chủ được vùng nuôi cá tra 100% như ASM (IDI) ANV sẽ thắng lớn :slight_smile:

3 Likes

Giá cá tra sát mốc kỷ lục: Bài học năm 2018 vẫn còn

07:20 | 02/03/2022[
Chia sẻ
](javascript::wink:

Năm 2018, khi giá cá tra tăng kỷ lục, người dân đổ xô nuôi vòng luẩn quẩn dư cung - thiếu cầu lại bắt đầu. Giá cá tra lao dốc từ 33.000 đồng/kg xuống còn 19.000 đồng ngay sau đó một năm. Năm nay nguồn cung thiếu hụt, giá cá tra lại được đẩy lên và giới chuyên gia trong ngành tiếp tục lên tiếng cảnh báo về kế hoạch thả nuôi hợp lý.

Doanh nghiệp thấp thỏm vì thiếu nguyên liệu

Tình hình nguồn cung thiếu hụt nguồn cung cá tra ngay từ đầu năm đã khiến giá cá tra nguyên liệu tăng vọt tới 18 - 20% so với cuối năm ngoái lên 30.000 - 32.000 đồng/kg. Như vậy, mức giá này đã rất sát so với ngưỡng kỷ lục so với năm 2018 là 33.000 đồng/kg.

Giá cá tra sát mốc kỷ lục: Bài học năm 2018 vẫn còn - Ảnh 1.

Giá cá tra tăng vọt ngay từ đầu năm. (Số liệu: VASEP, Đồ họa: Alex Chu)

Với mức giá hiện tại, người dân đã có lời khoảng 5.000 đồng/kg. Đây là tia sáng đối với ngành trong bối cảnh mọi chi phí từ thức ăn chăn nuôi đến con giống đều tăng phi mã.

Năm 2021, dưới tác động của dịch COVID-19 và đứt gãy chuỗi cung ứng nhiều hộ đã không thể thả nuôi theo đúng kế hoạch cho năm nay. Các ao cá chỉ duy trì, hạn chế cho ăn và đâu dám thả nuôi thêm. Điều này dẫn tình trạng thiếu hụt nguồn cung ngay từ năm.

Trao đổi với người viết, ông ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho biết: “Nuôi cá tra phải mất ít nhất 8 tháng mới có thể thu hoạch. Do đó, việc người dân thả muộn không kịp nguồn cung cho đầu năm. Hiện nay cá phụ vụ cho chế biến chủ yếu là nguồn hàng từ năm ngoái”.

Ông Hòe dự báo nguồn cung cá tra năm nay có thể thiếu hụt 20%.

Thiếu hụt cá nguyên liệu khiến các doanh nghiệp chế biến thấp thỏm lo sợ không đủ hàng để xuất trong khi đơn hàng liên tục tăng ngày từ đầu năm.

Theo trang UnderCurrentnews, Lê Thị Thùy Trang, Giám đốc kinh doanh của Tập đoàn Siam Canadian tại Việt Nam cho biết các công ty chế biến đang lo ngày càng lo ngại tình trạng thiếu hụt nguyên liệu và giá liên tục tăng.

Trong khi đó, nhiều nông dân còn hàng thì chưa muốn bán bởi họ tin rằng giá sẽ còn cao hơn nữa. Điều này càng gây khó khăn cho việc đáp ứng đủ lượng hàng đã ký hợp đồng với khách hàng và buộc phải xin tạm hoãn giao hàng.

Bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, công ty xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam, cho biết hiện công suất của các nhà máy đã quay trở lại mức bình thường sau khi giảm mạnh trong năm 2021 do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Đồng thời, hiện tại không có bất kỳ rủi ro nào khiến hoạt động sản xuất bị gián đoạn bởi tỷ lệ phủ vắc xin ở Việt Nam nói chung và các nhà máy nói riêng đều cao.

Tuy nhiên, bà Tâm tỏ ra lo ngại trước tình hình thiếu nguyên liệu và giá có thể tăng từ nay đến cuối năm 2022.

“Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng từ năm ngoái kéo dài đến năm nay. Điều này càng đẩy chi phí nuôi cá tăng cao. Từ nay đến cuối năm, giá cá tra sẽ ngày càng cao”, bà Tâm nói.

Ông Trần Văn Hùng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hùng Cá nhận định đà tăng của giá cá tra nguyên liệu và xuất khẩu sẽ kéo dài đến tháng 4 và có thể đạt đỉnh trong cuối năm 2022, đầu năm 2023.

Bên cạnh đó, giá xăng dầu tăng cao, giá cá biển thế giới tăng cao, đánh bắt biển cũng đã và sẽ tiếp tục bị giới hạn, đây là cơ hội cho cá tra có chỗ đứng hơn trên thị trường thế giới.

Tuy nhiên, Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho rằng nếu cước tàu tiếp tục đứng ở mức cao như hiện tại và tăng thêm thì giá cá tra nguyên liệu không thể tăng thêm nhiều hơn nữa do cạnh tranh với giá nhiều lợi cá biển và giá thịt gà, gia cầm khác

Bài học năm 2018 vẫn còn

Năm 2018, khi giá cá tra tăng kỷ lục, người dân đổ xô nuôi vòng luẩn quẩn dư cung - thiếu cầu lại bắt đầu. Giá cá tra lao dốc từ 33.000 đồng/kg xuống còn 19.000 đồng ngay sau đó một năm.

Năm nay nguồn cung thiếu hụt, giá cá tra lại được đẩy lên và giới chuyên gia trong ngành tiếp tục lên tiếng cảnh báo về kế hoạch thả nuôi hợp lý.

Trao đổi với trang Vietnamplus, đại diện một doanh nghiệp trong ngành cho biết trong những năm gần đây, khi thấy giá tăng, có lợi nhuận thì nông dân ồ ạt thả nuôi nhưng đến khi cá lớn thì giá lại giảm rất thấp vì cung vượt cầu, dẫn đến thua lỗ.

Vị này cảnh báo có thể có hiện tượng một số doanh nghiệp thấy tình trạng khan hiếm cá tra nên đã nâng giá thu mua lên nhằm kích thích để người nông dân đẩy mạnh nuôi với mục đích hưởng lợi.

“Nuôi cá có lãi thì người ta đổ vào nuôi lớn rồi khi giá hạ, doanh nghiệp sẽ hưởng lợi vì được mua trả chậm với giá thấp”, vị này cho hay.

Bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng thư ký VASEP cho rằng giá cá tra tăng tạo động lực cho doanh nghiệp, nông dân đầu tư sản xuất.

Tuy nhiên, các ngành chức năng cần định hướng cho người nuôi, doanh nghiệp cân đối cung cầu để tăng độ an toàn giá trị và lợi nhuận, tránh tình trạng phát triển nóng như năm 2018.

Trang UnderCurrentnews dẫn lời một chuyên gia phân tích cho rằng tình trạng thiếu cá tra nguyên liệu có thể xảy ra đầu năm nay nhưng trong 6-8 tháng tới thì chưa chắc bởi giá cá tra hấp dẫn người nuôi thả. Sau khoảng thời gian đó, cá sẽ đạt được kích thước mà thị trường EU và Mỹ ưa chuộng.

“Sau 6 - 8 tháng giá cá tra sẽ giảm vì nguồn cung được bổ sung”, vị này nhận định.

Hiệp hội Cá tra Việt Nam dự báo sản lượng cá tra sẽ tăng mạnh trở lại từ cuối năm 2022, đầu năm 2023.

5 Likes

VNDirect đưa ra 4 nhóm ngành được hưởng lợi trực tiếp bởi sự kiện này. Hưởng lợi nhất là dầu khí khi giá dầu dự báo tăng mạnh trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung toàn cầu. Theo đó, không chỉ thúc đẩy tâm lý giá cổ phiếu trong ngắn hạn mà còn cải thiện triển vọng của ngành trong dài hạn vì nó có thể thúc đẩy các hoạt động Thăm dò & Khai thác (E&P), củng cố nền tảng của ngành. Bên cạnh đó, ngành thép, phân bón và thuỷ sản cũng được đánh giá hưởng lợi tích cực khi những căng thẳng tại Ukraina tiếp diễn.

3 Likes

TỰ chủ nguồn nuôi, mua thấp hơn thị trường 15%. Một doanh nghiệp cá tra tháng 1-2022 lãi bằng nửa năm 2021. Kinh quá :smiley:

3 Likes

Theo cập nhật sơ bộ, kết quả kinh doanh tháng 1/2022 của doanh nghiệp tăng trưởng ấn tượng thu về 387.4 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt 57.8 tỷ đồng.

Với 57.8 tỷ lợi nhuận thu về ANV đã có lợi nhuận bằng một nửa lợi nhuận cả năm 2021. Điều chứng tỏ ANV hoàn toàn có khả năng quay trở lại đường đua tăng trưởng với một kết quả kinh doanh vượt bậc.

ANV tiếp tục khẳng định vị thế và lợi thế riêng bằng chính nội tại, sở hữu 100% vùng nuôi khép kín. Với tổng diện tích vùng nuôi lên đến 850 ha, ANV có lợi thế tuyệt đối khi giá cá nguyên liệu tăng. Với việc tự chủ vùng nuôi và đáp ứng hoàn toàn nguồn nguyên liệu cho nhà máy sản xuất xuất khẩu, vì vậy doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng từ việc tăng giá nguyên liệu.

1 Likes

Công ty cổ phần Nam Việt (ANV) – “Con hào” vững chắc
Sau một năm kinh doanh không được như kỳ vọng, Công ty cổ phần Nam Việt (HoSE - ANV) đã phục hồi mạnh mẽ ngay từ những ngày đầu năm.

TIN LIÊN QUAN

Theo cập nhật sơ bộ, kết quả kinh doanh tháng 1/2022 của doanh nghiệp tăng trưởng ấn tượng thu về 387.4 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt 57.8 tỷ đồng.

Với 57.8 tỷ lợi nhuận thu về ANV đã có lợi nhuận bằng một nửa lợi nhuận cả năm 2021. Điều chứng tỏ ANV hoàn toàn có khả năng quay trở lại đường đua tăng trưởng với một kết quả kinh doanh vượt bậc.

ANV tiếp tục khẳng định vị thế và lợi thế riêng bằng chính nội tại, sở hữu 100% vùng nuôi khép kín. Với tổng diện tích vùng nuôi lên đến 850 ha, ANV có lợi thế tuyệt đối khi giá cá nguyên liệu tăng. Với việc tự chủ vùng nuôi và đáp ứng hoàn toàn nguồn nguyên liệu cho nhà máy sản xuất xuất khẩu, vì vậy doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng từ việc tăng giá nguyên liệu.

Hiện nay, giá cá tra nguyên liệu đang tăng rất cao gần đạt đỉnh năm 2018 là 33.000 đồng/kg, nguyên nhân là do nguồn cung bị thiếu hụt trong khi các đơn hàng xuất khẩu lại tăng đột biến. Việc giá cá tra tăng cao như vậy sẽ làm cho nhiều công ty chế biến không thể thu mua được cá ngoài và khó cạnh tranh được với các công ty tự chủ về nguồn cung, cụ thể là ANV.

Giá thành cá tra nguyên liệu của doanh nghiệp đang thấp hơn so với các hộ nuôi là 15%, đó là lợi thế vô cùng lớn giúp công ty phát triển mạnh trong năm 2022 so với các công ty cùng ngành.

Ngoài ra với chuỗi giá trị khép kín, ANV có thể đáp ứng nhu cầu sản phẩm ở các phân khúc khác nhau của các thị trường xuất khẩu. Cá nguyên liệu do công ty tự nuôi từ thức ăn thủy sản cũng do ANV tự sản xuất nên đã chủ động kiểm soát được chất lượng, đảm bảo nguyên liệu cá đạt tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu các thị trường xuất khẩu.

Biên lãi gộp của doanh nghiệp liên tục được cải thiện, kết quả kinh doanh tháng 1/2022 cho thấy biên lãi gộp doanh nghiệp đã lên đến 28%. Đây là con số khá ấn tượng. Bên cạnh đó, mảng điện mặt trời và collagen sẽ giúp Tập đoàn tiếp tục gia tăng lợi thế cạnh tranh.

Dự báo giá cá tra vẫn sẽ tiếp tục tăng vì trong thời gian dịch bệnh nhiều hộ nuôi không thả cá nuôi hoặc giảm sản lượng, trong khi xuất khẩu đang thuận lợi điều này đã dẫn đến khan hiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, dẫn đến giá cá tra nguyên liệu tăng mạnh. Với lợi thế nêu trên doanh nghiệp sẽ hồi phục nhanh và mạnh hơn các công ty cùng ngành.

Theo Tổng cục Hải quan trong tháng 1/2022 kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 872,5 triệu USD, mức cao nhất so với 3 năm gần đây. Cục Xuất nhập khẩu dự báo xuất khẩu thủy sản sẽ tiếp tục tăng trong 2022 cụ thể 4% về lượng và 3,5 về giá trị so với năm 2021.

Với ANV, doanh nghiệp ghi nhận sự cải thiện lớn ở hai thị trường là Mexico và Brazil, khi giá trị xuất khẩu của ANV vào 2 thị trường liên tục tăng. Đặc biệt nhu cầu nhập lương thực thực phẩm của Brazil sẽ tăng mạnh đến cuối năm và Việt Nam là nhà cung cấp hàng thịt hàng đầu cho Brazil. Tập đoàn sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ yếu tố này.

Ngoài ra doanh nghiệp đã khéo léo khai thác triệt để các thị trường khác, khi thị trường Trung Quốc gặp khó khăn, Hiện Thái Lan đang là quốc gia tiêu thụ sản phẩm của ANV cao nhất, sau đó đến Mexico và Brazil. Doanh nghiệp xuất khẩu tổng cộng tới hơn 100 thị trường trên khắp thế giới.

Với 600 ha vùng nuôi Bình Phú công nghệ hiện đại góp phần nâng cao năng lực sản xuất con giống và nuôi cá tra thương phẩm, tăng cường tính hiệu quả của chuỗi giá trị khép kín giúp cho doanh nghiệp sớm quay lại thị trường Mỹ đầy hứa hẹn trong thời gian ngắn tới.

1 Likes

Siêu sóng cá tra trở lại ko IDI -ASM, ANV VHC :slight_smile:

9 Likes

sau TNS ace thích penny để ý HID nhé, đang đi y hệt TNS về đỉnh cũ đấy. Hết phiên tớ còn cập nhật 1 e pen nữa :joy:

11 Likes

e có vào ASM qua lên 18 đẹp quá, cám ơn anh linh
anh cho hỏi anv giờ còn vào được ko ạ

e thử soi lại sóng cá tra 2018 xem nhé, lúc ấy e sẽ có câu trả lời chuẩn nhất :smiley:

2 Likes

vâng e cám ơn anh ạ

con sóng cá tra 2018, ace có thể nhìn ANV cũng bắt đầu kinh điển từ tháng 2-2018 :dancer:

3 Likes

Họ dầu khí có con PVM là ngon nhất: Lợi nhuận tăng trưởng 8 năm liên tiếp. Từ sau khi nhà nước thoái vốn, công ty đã đẩy mạnh việc cải thiện quản trị, tinh gọn bộ máy, giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Chưa kể đến chuyện PVM nổi tiếng nắm giữ nhiều đất vàng, ví dụ như lô đất 1827 m2 ở số 8 Tràng Thi (Quận Hoàn Kiếm), lô đất 23600 m2 ở đường Đào Cam Mộc (Đông Anh)… TGĐ công ty chứng khoán SHS hiện đang là chủ tịch HĐQT của công ty PVM:
Lợi nhuận đạt kỷ lục từ khi lên sàn, PVM chốt danh sách để đại hội cổ đông | Thời báo Tài chính Việt Nam

nhờ mod @Suzy xử lý giúp kiểu spam này nhé! Thanks

1 Likes