Khai xuân, xuống tiền mua cổ phiếu nào?

Nhôm qua lại lập đỉnh mới mà, cứ tìm hiểu kỹ để đầu tư cho tự tin. Tiền của mình mà phải hiểu DN mới xuống tiền được chứ :smiley:

1 Likes

Giá hàng hóa toàn cầu tăng mạnh nhất 27 năm

Ngọc Trang -

Theo Chỉ số Refinitiv CoreCommodity CRB, giá dầu thô, kim loại, ngũ cốc và các hàng hóa được giao dịch quốc tế khác đang tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1995, làm dấy lên lo ngại về bất ổn tại các quốc gia phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu…

Chỉ số Refinitiv CoreCommodity CRB Index đã tăng tới 46% trong 12 tháng tính tới hết tháng 1/2022 - Ảnh: AP/Reuters

Theo Nikkei Asia, thị trường hàng hóa toàn cầu đang chịu sức ép từ hai hướng. Một mặt, nhu cầu bùng nổ khi các các nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19. Một mặt khác, nguồn cung hàng hóa đang chịu sức ép từ các yếu tố địa chính trị.

PHẢN ỨNG DÂY CHUYỀN TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Chỉ số Refinitiv CoreCommodity CRB Index - thước đo tổng hợp giá cả của 22 loại hàng hóa chính, đã tăng tới 46% trong 12 tháng tính tới hết tháng 1/2022. Đây là mức tăng trong một năm lớn nhất kể từ năm 1995 – thời điểm dữ liệu này bắt đầu được công bố.

Giá cả hàng loạt mặt hàng đang tăng mạnh, đặc biệt là dầu thô và những loại nhiên liệu khác. Trong số 22 mặt hàng chính, 9 mặt hàng tăng hơn 50%, trong đó cà phê (tăng 91%), bông (tăng 58%), nhôm (tăng 53%).

Trong khi đó, giá dầu thô giao sau tại thị trường London và New York hiện đang trong khoảng 90-91 USD/thùng, tăng mạnh từ mức dưới 80 USD/thùng vào thời điểm đầu năm. Giá dầu đang được hỗ trợ bởi căng thẳng tiếp diễn ở Vùng Vịnh – nơi Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) tiếp tục hứng những cuộc tấn công của lực lượng Houthi ở Yemen – và ở châu Âu, nơi Nga tập trung hàng trăm nghìn quân ở biên giới Ukraine. Thậm chí, chiến lược gia Natasha Kaneva của JPMorgan Chase cho rằng một cuộc tấn công của Nga nhằm vào Ukraine có thể đẩy giá dầu vọt lên 120 USD/thùng.

Căng thẳng Nga - Ukraine gây áp lực lớn tới giá dầu - Ảnh: Reuters

Bên cạnh đó, dù nhu cầu dầu thô tăng lên, đầu tư cho sản xuất lại bị hãm lại do các kế hoạch liên quan tới mục tiêu trung hòa carbon của các nền kinh tế. Cùng với đó, gián đoạn chuỗi cung ứng và thiếu hụt lao động càng làm tăng thêm áp lực cho cán cân cung cầu.

Sức ép trên thị trường hàng hóa đã gây ra một loạt phản ứng dây chuyền trên thị trường. Các nhà máy luyện nhôm vốn sử dụng lượng điện năng khổng lồ đã buộc phải cắt giảm sản lượng do chi phí sản xuất tăng, từ đó gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung kim loại. Giá khí đốt tự nhiên tăng đã đẩy giá amoniac - một thành phần chính của phân bón - lên cao, dẫn tới giá ngũ cốc tăng mạnh.

Giá cả hàng hóa tăng cao đang gây áp lực lớn tới quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo rằng nếu giá năng lượng tiếp tục duy trì ở mức hiện tại, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ sụt 0,5 điểm phần trăm.

Tình trạng này gây ra thách thức nghiêm trọng với các quốc gia ít tài nguyên như Nhật Bản. Theo hãng nghiên cứu Mizuho Research & Technologies, chi phí nhập khẩu nguyên liệu thô trong năm tình khóa kết thúc vào tháng 3/2022 ước tính tăng khoảng 10.000 tỷ Yên (tương đương 86,7 tỷ USD).

Trong bối cảnh đó, Mỹ cùng nhiều quốc gia đang ráo riết siết chính sách tiền tệ nhằm ứng phó với lạm phát. Tuy nhiên, nhà kinh tế trưởng Hiroshi Ugai của JPMorgan Securities Nhật Bản cho rằng không dễ kể để kiểm soát lạm phát bắt nguồn từ cú sốc nguồn cung bằng các chính sách tiền tệ.

NGUY CƠ BẤT ỔN

Ngày càng nhiều người quan ngại về những tác động của tình trạng giá cả hàng hóa leo thang đối với sự ổn định chính trị. Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia nhập khẩu 70% năng lượng tiêu thụ trương nước, chứng kiến chỉ số giá tiêu dùng tăng tới 49% trong 12 tháng tính tới tháng 1/2022. Từ đầu tháng 2, nước này trải qua làn sóng biểu tình đòi tăng lương cũng như phản đối giá năng lượng tăng của người lao động.

Năm 2019, trong số 143 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, có 47 nơi phụ thuộc vào nhập khẩu cho hơn 50% nhu cầu năng lượng nội địa, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Từ đầu năm nay, quốc gia Trung Á Kazakhstan đang chứng kiến sự hỗn loạn bởi làn sóng biểu tình phản đối giá khí hóa lỏng tăng cao.

Giá hàng hóa leo thang cũng khiến thực phẩm trở nên đắt đỏ hơn. Tại Thái Lan, giá thịt lợn đã tăng khoảng 50% trong tháng 11, 12/2021 và tháng 1/2022. Thịt lợn, loại thịt được tiêu thụ nhiều nhất tại quốc gia Đông Nam Á này, tăng giá mạnh do giá cả các loại thực phẩm chăn nuôi như ngô và đầu tương leo thang.

Trong khi đó, một số quốc gia giàu tài nguyên như Indonesia đã áp lệnh hạn chế xuất khẩu, trước tiên với than đá và sau đó là dầu cọ - nguyên liệu dùng trong nhiều loại thực phẩm và hàng tiêu dùng. Theo các nhà phân tích, “chủ nghĩa dân tộc tài nguyên” – trong đó một quốc gia coi trọng tài nguyên nội tại để mang lại lợi ích cho nền kinh tế trong nước – đang trở thành một nhân tố mới gây áp lực lên giá cả hàng hóa toàn cầu.

1 Likes

Ấn Độ dỡ bỏ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với thép mạ hợp kim nhôm kẽm xuất xứ Việt Nam

11-02-2022 06:39:39+07:00

53 phút trước [ 0](javascript:void(0))

Bộ Tài chính Ấn Độ đã ban hành Quyết định thu hồi lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ hợp kim nhôm kẽm có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam…

Ấn Độ thu hồi lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ hợp kim nhôm kẽm từ Việt Nam.

Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Cục này vừa nhận được thông tin về việc ngày 01 tháng 2 năm 2022, Bộ Tài chính Ấn Độ đã ban hành Quyết định số 7/2022-Customs (ADD) thu hồi lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ hợp kim nhôm kẽm có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Trước đó, căn cứ kết luận của Cơ quan điều tra, ngày 23 tháng 6 năm 2020, Bộ Tài chính Ấn Độ đã ban hành Quyết định số 16/2020-Customs (ADD) về việc áp thuế chống bán phá giá đối với đối với hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào Ấn Độ trong 5 năm nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước khỏi hàng nhập khẩu giá rẻ.

Mức thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam như sau: Công ty Tôn Đông Á chịu mức thuế 23,63 USD/tấn, Công ty Tôn Hoa Sen 46,87 USD/tấn, Công ty Thép Tây Nam 48,96 USD/tấn, Công ty Thép Nam Kim 81,3 USD/tấn và các nhà sản xuất, xuất khẩu khác 173,1 USD/tấn.

Mức thuế này được áp đặt sau khi Tổng cục điều tra thương mại (DGTR) của Bộ Thương mại điều tra, kết luận rằng sản phẩm được xuất khẩu sang Ấn Độ bởi Việt Nam, Hàn Quốc và Trung Quốc dưới giá trị thông thường, dẫn đến bán phá giá và ảnh hưởng đến các công ty trong nước.

Thuế chống bán phá giá áp dụng theo thông báo này sẽ có hiệu lực trong khoảng thời gian 5 năm (trừ khi được thu hồi, sửa đổi hoặc thay thế trước đó) kể từ ngày áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời, tức là ngày 15 tháng 10 năm 2019.

Theo số liệu thống kê của Uỷ ban Thương mại quốc tế, lượng xuất khẩu thép mạ hợp kim nhôm kẽm của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Ấn Độ hàng năm khoảng 170 ngàn tấn, với kim ngạch trên 140 triệu USD.

2 Likes

Những điểm vượt trội khi đọc BCTC quý 4 của TNS :slight_smile:

  1. Lợi nhuận lớn nhất năm rơi vào quý 4
  2. Lưu chuyển dòng tiền dương hơn 20 tỷ so với cùng kỳ là âm hơn 6 tỷ
  3. Nợ vay cả ngắn hạn và dài hạn đều giảm trên 10 tỷ
  4. Tồn kho tương đương năm 2020

3 Likes

Vừa mở của quặng đã rít gần 4%, chiều nay xem chú thép diễn tiếp :))

3 Likes

T4 BSR PSH rực rỡ cho các cụ nhé, rẻ bảo múc toàn chê xanh lại đua :smiley:

4 Likes

HAH bay dữ anh

sao chú chê bữa a nói mua mà :smiley:

1 Likes

Haha tại bữa e chưa hiểu á,

chú quỹ tây qua bán nay chưa ngủ dậy,bán đi cho có vol múc MSH nào :))

2 Likes

cước công xem cái này :slight_smile:

2 Likes

thép mở cửa tăng tiếp 0.8% chuẩn bị vượt mốc cực kỳ quan trọng 5k :slight_smile:
TNS đỏ có ai tranh hàng vs tớ ko =))

2 Likes

Thấp khắp nơi dọa dẫm vụ CPI của mỹ tớ quote lại dưới góc độ nông dân của tớ đã chém 25-1, còn ai thích học thuật vô đọc bài này của T.s Hồ Quốc Tuấn mới chém sáng nay!
25 Thg 01

13092

|

Cao thủ

Vài chủ đề nóng trước khi bước vào phiên giao dịch hôm nay:

  1. FED nâng lãi suất và đẩy nhanh quá trình rút lại các gói QE hỗ trợ kinh tế:
  • Lo ngại vốn ngoại rút khỏi TT về Mỹ trong 2 năm qua khối ngoại bán ròng liên tục. Nhưng khác với giai đoạn trước thì thực tế chứng minh 2 năm qua khối ngoại chả còn ảnh hưởng lớn đến TTCK VN nữa. Tỷ trọng NN trước đây là trên 20% thì giờ đã về dưới 10% rồi…Nếu nhà đầu tư cá nhân tiếp tục tăng mạnh như thời gian qua thì các bạn thấy đó tự doanh hay tay to các cty CK còn trắng bụng trước binh đoàn nhỏ lẻ mà :slight_smile:
  • Tỷ giá VND/USD: Vài năm trước thì đây sẽ là câu chuyện lớn, nhưng hiện tại qui mô dự trữ ngoại hối của VN đã khá lớn trên 100 tỷ đô, đủ dư địa để SBV điều hòa tỷ giá theo ý muốn…hàng năm vẫn xuất siêu, vẫn thu hút cả FDI lẫn FII nên nhớ giai đoạn 2020-2021 là lúc đáng lo ngại nhất khi tình trạng dịch chuyển đơn hàng hay các cty có ý định rồi khỏi VN mà tỉ giá SBV còn điều hành ngon lành thì giai đoạn này càng thêm ổn định nên nhớ hàng năm kiều hối năm sau đều vượt năm trước đó và vào Top các nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới nên dư địa rất nhiều.
    Thêm một lí do hỗ trợ quan trọng là Mỹ và VN đã đạt thỏa thuận quan trọng về thương mại và tiền tệ nên việc phá giá VND là không thể xảy ra vì Mỹ cho rằng VND đang dưới giá trị. Hãy nhìn năm 2021 VND là đồng tiền ổn định nhất khu vực ĐNA và tăng giá so với USD (bạn có thể tham khảo 2 bài viết này)
    Tiền Việt tăng giá hiếm thấy: Kẻ cười, người khóc - VietNamNet
    Tiền tệ năm 2021: USD tăng mạnh nhất kể từ 2015, bath Thái giảm tồi tệ nhất kể từ năm 2000, cả Nhân dân tệ và VNĐ cùng tăng giá
  1. Xung đột Nga-Ukraine thật ra đây chỉ là chiêu bài của Putin để gây sức ép lên Mỹ và NATO về bài tâm lý để đạt được mục đích thì Putin là bậc thầy rồi. Cũng giống biến chủng mới khi xuất hiện thì Coin và hàng hóa đều đi bụi hết gồm cả dầu và khí cái này vô hình chung làm dịu bớt áp lực CPI =))
    Có điều hơi vô lý nếu oánh nhau thật thì Nga là nước hàng đầu SX dầu và chiếm hơn 30% cung cấp khí cho Châu âu lẽ ra đêm qua OIL, GAS phải tăng lên giời chứ sao lại giảm được :))
  2. Việt Nam cũng giống như Đài Loan vs HQ được dẫn dắt bởi binh đoàn NĐT Cá nhân nên tâm lý hành vi nếu hưng phấn thì lên giời mà bi quan thì cùng cực nhất là giai đoạn nghỉ tết dài 9 ngày và thời gian qua bị tổn thất nặng nề bởi các cổ phiếu nóng nên bi quan đang chiếm lĩnh thế thượng phong!
1 Likes

Thị trường Mỹ hôm nay có vẻ bị shock bởi tuyên bố ủng hộ tăng lãi suất liên tục trong các cuộc họp để đến cuối tháng 6 thì lên mức 1% của bác James Bullard của Fed St Louis.

Đây sẽ là một tiến trình tăng lãi suất tương đối cập rập nhất mình đã từng thấy ở Fed trong vòng 20 năm chơi cổ phiếu vừa qua. 😅

Thị trường đang điều chỉnh lại dự đoán đợt đầu tiên tháng 3 phải tăng ngay 0,5%. Nhiều trader vẫn không tin vào khả năng này nhưng sau hôm nay thì đã phải tin là nhiều khả năng sẽ xảy ra.


Diễn biến cơ bản hôm nay là khi ra lạm phát 7,5%, bà con vẫn không shock, vì dự đoán đâu đó là 7,3%. Thậm chí có lúc thị trường còn đẩy tech stock lên sau tin lạm phát.

Tuy nhiên, sau khi bác Bullard phát biểu thì thị trường đứt. Hi vọng mong manh Fed tăng lãi suất chầm chậm đã hết. 😅

Đáng lo hơn là một số bạn đang dần tin vào quan điểm là Fed sẽ đi từ sai lầm loại 1 là rút tiền quá chậm sang sai lầm loại 2 là tăng lãi suất quá nhanh và kết hợp làm luôn QT như UK (vừa tăng lãi suất vừa làm QT - quantitative tightening).

Rủi ro sai lầm chính sách đang được signal qua việc spread giữa trái phiếu 10 năm với 2 năm đang thu hẹp rất nhanh.

Đợt rút chạy có phần tương đối trật tự trên bond market của Mỹ có thể sẽ trở thành chạy hỗn loạn nếu Fed đi vài nước cờ sai.

Bond market mà hỗn loạn thì có thể các góc thị trường khác từ mortgage, CDS, lẫn stock đều hỗn loạn.

Fed đã có tiền lệ chơi bậy hồi 2014 rồi cho đến khi thị trường hoảng loạn thì lại rút tay. Đợt này rút kinh nghiệm hay không thì chưa biết.

Nếu Fed tăng lãi suất nhanh thì bà con sẽ phải cắn răng chịu một vài tháng cho đến khi câu chuyện lãi suất ổn định dần.

Bây giờ có người bắt đầu hỏi là mày có chắc là cuối năm chỉ tiệm cận 2% chứ không phải 3% không.

Nói chung người ta dễ đi từ lạc quan sang bi quan.

Mình là người không cầm đèm chạy trước thị trường hoặc đoán ý Fed. Mình vẫn ở nơi ấy bình yên chờ sóng gió qua.


Ở một bên khác, China đang ổn định lại khá nhanh khi mà tín dụng được bơm ra trở lại. Credit impulse của China có lẽ sẽ bật lên tiếp trong thời gian tới.

Không nới lỏng như China, nhưng chủ tịch Largarde của ECB cũng lên đấm đá với các quan điểm diều hâu ở Châu Âu vì bà cho là tăng lãi suất quá nhanh có thể bóp chết nền kinh tế.

Lựa chọn liều lượng lúc này là khó. Nhưng dù gì thì cũng không có khủng hoảng để mà lo.

Như cái hình bên dưới cho thấy, Mỹ tăng lãi suất năm nay sẽ nhanh rồi sẽ lại từ từ bò bò lên trong 2023 thôi.

Lạm phát 7,5% là sốc với các bạn ít follow quan điểm economist của Wall Street, nhưng với ai follow kỹ thì hôm nay không sốc. Cả vụ tăng 1% by June/July cũng không. Nhưng đa số bà con trader không phải ai cũng follow macro stories. Mình luôn tin vào investor inattention. Người 1 ngày chỉ có 24 tiếng. 😁

Tóm lại, mình cho là hôm nay worst scenario đã không diễn ra. Mai có không thì không biết. Ngủ 1 đêm dậy người ta có thể đột nhiên lạc quan, cũng có thể đột nhiên bi quan.


P.S. cho bạn nào quan tâm Việt Nam. Mình không nghĩ là VN quan tâm gì vụ này. 1% lãi suất US tháng 6 chả thể ảnh hưởng gì. VN đang mở cửa hoạt động kinh tế lại, export growth, FDI đều sẽ tăng. Lại thêm tin về gói chi 350k tỷ nữa (mặc dù phần lớn không phải là chi tiêu công mới như ai đó đồn nếu phân tích kỹ). Vì vậy, VN đang ở thời điểm thuận lợi mà chủ yếu là do mình tự bóp cổ năm ngoái. Dư địa nhịn đói lấy ra ăn dần.

Lạm phát thì sẽ tăng, nhưng như US có mấy món tăng giá 50% từ tháng 1/2021 nhưng CPI chỉ 7% thôi. 😁 Nên VN một số món lạm phát 20-30% thì CPI vẫn có thể dưới 5%.

Nhà nước điều hành nền kinh tế theo CPI. 😁

2 Likes

psh chịu trận đủ rồi, hehehehe lên nào mọi người

RÍT thôi nào thép ơi, sáng bảo các cụ rồi.Đỏ lên đủ chưa :smiley:

1 Likes

Thép lại bay, hay quá a Linh

RÍT thôi nào các chú thép ơi, chỉ cần thép vượt 5k là hết cản thôi, uptrend trở lại :smiley:

1 Likes

SÁNG nói chiều bay mà, ai chê thì chịu thôi
NKG TNS CBI mới kết nạp thêm HSG khi thấy rẻ :))

1 Likes

Đỏ xanh nhẹ bảo múc lại chê, xanh tím đua về kêu lỗ :joy:

1 Likes