Khối ngoại bán ròng liên tục do đâu?

, , , , , , , ,

Thị trường nhiều biến động, nhưng khối ngoại thì vẫn kiên định bán ròng trên HOSE, giá trị gần 16,605 tỷ đồng trong tháng 6.

Động thái của khối ngoại được khắc họa rõ nét hơn khi xét đến diễn biến từng phiên. Cụ thể, trong số 20 phiên giao dịch thì có đến 19 phiên khép lại với kết quả bán ròng, mạnh nhất là phiên 11/06 hơn 1,847 tỷ đồng. Phiên duy nhất mua ròng là 05/06 nhưng cũng chỉ gần 39 tỷ đồng

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, khối ngoại bán ròng gần 52,134 tỷ đồng trên HOSE, bỏ xa tổng giá trị gần 24,466 tỷ đồng của cả năm 2023, đồng thời tiệm cận với giá trị “khủng” hơn 56,208 tỷ đồng của năm 2021.

Các quỹ ETF tại Việt Nam tiếp tục bị rút ròng

Vậy đâu là nguyên nhân Khối ngoại bán ròng liên tục như vậy ???

Có nhiều nguyên nhân khiến quỹ ngoại bán ròng như bị giải thể, cổ phiếu vi phạm các nguyên tắc,… Nhưng xét một cách tổng quan thì khối ngoại thường bán ròng chủ yếu vì các nguyên do sau :

  1. Tỷ giá USD/VND tăng

Khi tỷ giá tăng mạnh và neo ở mức cao trong T9 - 10/2022, nước ngoài đã bán ròng liên tục. Nhưng kể từ khi tỷ giá bắt đầu hạ nhiệt từ tháng 11/2022, nước ngoài đã quay trở lại mau ròng mạnh mẽ. Và tình hình hiện tại cũng đang thể hiện như vậy :

—> Khi tỷ giá tăng, các quỹ thường có xu hướng rút tiền về nước để bảo toàn tài sản khỏi sự mất giá của đồng tiền tại các nước đang đầu tư.

  1. Bối cảnh đất nước, thị trường đầu tư

Năm 2022, FED tăng lãi suất —> dòng tiền hút về FED

Thêm nữa thời điểm đó, bối cảnh chính trị nước ta gặp rất nhiều biến động, nhiều vụ bắt bớ xảy ra , rồi các vấn đề liên quan đến bất động sản, trái phiếu,… khiến cho hoạt động đầu tư trên thị trường bị ảnh hưởng rất nhiều

—> Gây ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của các quỹ ngoại và có xu hướng rút tiền về

  1. Khi định giá thị trường đã lên quá cao

Năm 2021 thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ với xác lập nhiều dấu mốc kỉ lục về định giá thị trường , số tài khoản mở mới, tăng trưởng tam sàn, nhiều cổ phiếu tăng x lần, …

Trong bối cảnh chứng khoán Việt từng bước thiết lập những đỉnh cao mới, khối ngoại vẫn trong xu thế ngược chiều khi cả năm miệt mài bán ròng. Cụ thể, giao dịch khối ngoại trong năm 2021 ghi nhận giá trị bán ròng 62.358 tỷ đồng, trong đó bán ròng 74.313 tỷ đồng trên kênh khớp lệnh, còn họ mua ròng 11.955 tỷ đồng qua thoả thuận , phần nào thu hẹp đà bán ròng chung.

—> Khi định giá thị trường đã lên quá cao , kèm theo đà tăng mạnh vượt giá trị thật của cổ phiếu thì khối ngoại sẽ xuất hiện xu hướng chốt lời trên diện rộng.

Vậy khi nào thì Khối ngoại sẽ dừng bán ròng ?

  1. Tỷ giá giảm về ngưỡng mong muốn của NHNN và duy trì ổn định

  2. FED hạ lãi suất

  3. Bối cảnh kinh tế - chính trị ổn định

—> Đây sẽ là những điều kiện để mà làm hạn chế đà đà bán ròng của các quỹ ngoại.

(Quan điểm dưới góc nhìn cá nhân )

#VDSC

18 Likes

https://vietstock.vn/2024/07/fubon-etf-xa-manh-co-phieu-viet-trong-nua-cuoi-thang-6-3358-1205742.htm?fbclid=IwY2xjawD54c9leHRuA2FlbQIxMQABHZN8DVmsuAcs_m97Q5pUQOv49L7IZkc5LMFpoaAm74FyP6kYH-pGu6_kNw_aem_N2BuoHfjjQKV_jdDTBOZtQ&zarsrc=273&utm_source=■■■■&utm_medium=■■■■&utm_campaign=■■■■

4 Likes

Sau nhiều phiên liên tục bán ròng, phiên nay Khối ngoại có xu hướng mua lại, tập trung chủ yếu là HDB, SAB, STB, SCS

7 Likes

Khối ngoại quay trở lại mua ròng nhẹ phiên nay nhưng vẫn bán ròng mạnh nhất là FPT, làm ảnh hưởng lớn nhất đến VNi. Khi FPT còn bị tây nã ròng thì VNi chưa ngoi lên được. Tây nào liên tục xả FPT ròng rã nhiều tháng qua!? Chưa thấy có thông tin…!?

bác này chắc đang có ý định thăm dò tâm lý nđt chứ bt ko ai đi ra rả suốt 1 câu thế này :smiley:

1 Likes

Thị trường định giá cao, tỷ giá leo thang
Rút tiền về mẫu quốc đỡ nền kinh tế
Vậy thôi cho đơn giản

Với đà bán ròng mạnh, dòng tiền vào Fubon ETF từ đầu năm 2024 ghi nhận rút ròng lên tới 107 triệu USD, tương ứng khoảng 3.200 tỷ đồng.

Một số phiên dòng vốn đảo chiều mua ròng song giá trị không thấm vào đâu với đà bán ra mạnh, thậm chí đà rút ròng còn trở nên mạnh hơn trong vài gần đây.

Về khối lượng bán ra trong giai đoạn này, Fubon ETF đã bán toàn bộ các mã trong danh mục, cụ thể bán ròng gần 2 triệu cổ phiếu HPG, 1 triệu cổ phiếu VHM, 947 nghìn cổ phiếu VIC, 908 nghìn cổ phiếu SSI, 847 nghìn cổ phiếu SHB, 835 nghìn cổ phiếu VND…

Tại cuối ngày 11/7, quy mô Fubon FTSE Vietnam ETF đạt 23,2 tỷ Đài Tệ (khoảng 714 triệu USD, tương đương 18.200 tỷ đồng), tiếp tục là quỹ ETF có quy mô lớn nhất trên TTCK Việt Nam.

Diễn biến rút ròng trở lại của Fubon ETF đồng pha với động thái của nhà đầu tư ngoại nói chung trên TTCK Việt Nam.

#VDSC

(nguồn sưu tầm)

4 Likes

Khối ngoại lập kỷ lục bán ròng gần 59.000 tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam từ đầu năm, xoá sạch thành quả cả thập kỷ trước đó

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang chịu áp lực rất lớn từ khối ngoại khi liên tục bán ròng mạnh tay trên diện rộng. Giá trị bán ròng trên HoSE từ đầu năm 2024 đến hết phiên 12/7 ghi nhận 58.882 tỷ đồng (~2,3 tỷ USD), xô đổ kỷ lục bán ròng hơn 58.000 tỷ ghi nhận hồi năm 2021.

Như vậy, chỉ vừa đi qua hơn nửa chặng đường năm nay song dòng vốn ngoại đã xác lập một kỷ lục mới

Nếu xét về tỷ trọng, hiện giao dịch khối ngoại không còn quá ảnh hưởng đến thị trường như trước, thậm chí một số giai đoạn có phần lép vế trước dòng tiền nội. Tuy nhiên, động thái bán ròng triền miên của khối ngoại ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư trong nước. Sự chênh lệch môi trường lãi suất, chính sách tiền tệ, tỷ giá cao… đã tác động đáng kể tới hành động của nhà đầu tư ngoại trong thời gian qua.

Đặc biệt, xu hướng bán ròng cũng cho thấy sự thận trọng nhất định của nhà đầu tư nước ngoài vào chứng khoán Việt Nam. Câu chuyện nâng hạng TTCK hấp dẫn dòng vốn ngoại vẫn chỉ dừng lại ở kỳ vọng. VN-Index “tàu lượn” quanh 1.200 -1.300 điểm, vốn hoá cũng chưa thể bứt phá hoàn toàn.

#VDSC

4 Likes