Khởi nguồn của sụt giảm giá cổ phiếu là sự tăng lợi suất trái phiếu

Chỉ số lãi suất trái phiếu là tiên báo của thị trường chứng khoán nó luôn đi ngược với TT chứng khoán kể từ 1998

  • Chính phủ sẽ không để cho lịch sử lặp lại, việc kìm hãm phát hành trái phiếu doanh nghiệp là cấp thiết để điều phối dòng tiền TT đặc biệt là TT chứng khoán.
  • Lãi suất trái phiếu chính phủ đang tăng hàng ngày là mối hiểm họa cho TT chứng khoán?
  • Từ 1998 đến nay lãi suất trái phiếu luôn ngược chiều với cổ phiếu
  • Con sóng cuối cùng của 1 chu kỳ tăng thị trường chứng khoán thường là sóng năng lượng.
  • Sau khi đạt đỉnh, các dòng chiếm ưu thế thuộc về tiện ích, sản phẩm quốc dân, tiêu dùng.
  • Thị trường chứng khoán đang ở chu kỳ tích lũy cho 1 con sóng mới, việc duy trì cân bằng các chỉ số trái phiếu, lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP quan trọng hơn cả.
  • Tiền sẽ được điều chuyển từ BĐS sang các ngành vĩ mô khác để phục vụ cho việc tăng trưởng GDP và chống lạm phát
8 Likes
  • Để chống lạm phát và việc giá dầu tăng hàng ngày FED thường tăng lãi suất…
    Giá dầu tăng → Chi phí sản xuất tăng → Giảm tổng cung → Hàng khan hiếm → Giá hàng hóa tăng → Lạm phát tăng
5 Likes

Trái phiếu luôn đảo chiều đầu tiên tiếp theo là cổ phiếu và cuối cùng là hàng hóa.
Kiến thức đó sẽ giúp bạn xác định giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh doanh. Nó cũng sẽ giúp bạn xác định xem liệu chu kỳ kinh doanh đang ở trạng thái đi lên hay đi xuống.

  • Cổ phiếu nhóm ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu dẫn dắt ở giai đoạn đầu chu kỳ tăng trưởng. Sự dẫn dắt của cổ phiếu năng lượng diễn ra ở cuối chu kỳ. Hàng tiêu dùng thiết yếu là nhóm ngành mạnh nhất trong suốt thời kỳ nền kinh tế đi xuống.
12 Likes

Phân tích hay quá. Cảm on Bác

1 Likes

Chính phủ phát hiện và hành động kịp thời, chính xác để nắng dòng tiền từ BĐS sang sản xuất, kinh doanh… ( do chỉ tập trung phân lô, tách thửa, bơm thổi giá đất, bán nền, ko mang lại tăng trưởng GDP cho đất nước). Mình hoàn toàn đồng ý với phân tích của bác, hướng dòng tiền sang những hạng mục khác, giúp phục hồi kinh tế sau đại dịch hơn là chỉ phân lô bán nền chỉ mang lại lợi ích cá nhân.

2 Likes

Những việc bác nói liệt kê vào những việc không thiết yếu - trong giai đoạn này thường sẽ tập trung vào nhóm ngành thiết yếu! thức ăn - uống, sản xuất đồ gia dụng , xuất khẩu…

2 Likes

Bác phân tích dễ hiểu và hay quá. Bác có thể chia sẻ thêm về tác động của việc FED tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Việt Nam ko ạ? :pleading_face:

2 Likes

FED tăng lãi suất tác động chính nhất là làm suy yếu thị trường cổ phiếu và khiến nền kinh tế chung chậm lại, từ đó dẫn đến việc cơ cấu lại toàn diện kinh tế vĩ mô, các nhóm ngành liên quan hay nói chung lại là “Liên thị trường” - Điều tiết cơ cấu chính sách về Cổ phiếu - Trái phiếu - Hàng hóa - Tiền tệ.
Tóm lại nền kinh tế chung sẽ bị chậm lại sau khi FED tăng lãi suất!

8 Likes

Vâng bác. E cũng chỉ mua những cổ sản xuất, dệt may, xuất khẩu, thực phẩm… tầm này BĐS như ôm bom thôi😁

1 Likes

vâng, cám ơn bác nhiều!

1 Likes

Trong cơn hoảng loạn tài chính các nhà đầu tư thường rút tiền ra khỏi cổ phiếu và gửi vào trái phiếu chính phủ. Đây được coi là kênh khá an toàn.

3 Likes

Thêm ý nữa:

  • Giá dầu tăng thường buộc FED tăng lãi suất. FED sẽ giảm lãi suất trở lại sau khi kìm hãm đc cơn tăng giá dầu.
  • Giá dầu tăng là khởi nguồn của 1 nền kinh tế suy thoái, ko kiềm đc nó thì sẽ giảm phát dẫn đến suy thoái.
  • Năm 2007 giá dầu tăng đầu năm thì thị trường cổ phiếu suy thoái vào cuối năm. Nó góp phần lớn vào cuộc suy thoái của Mỹ. Giá dầu tăng cũng góp phần cổ phiếu tạo đỉnh và dẫn đến giá xuống.
  • Dầu là mối nguy hiểm cho thị trường

Năm 1999 giá dầu tăng gấp 3 lần buộc FED phải tăng lãi suất ngắn hạn gấp. Sau đó dòng tiền chảy vào các cổ ngành hàng tiêu dùng thiết yếu

5 Likes

Hầu hết các đỉnh trên thị trường cổ phiếu được gây ra bởi việc FED tăng lãi suất ngắn hạn để ngăn chặn sự gia tăng của giá dầu.
Khi giá dầu tăng các cổ phiếu gắn liền với năng lượng thường trở thành nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường

4 Likes

Sự sụp đổ cp nhà đất dẫn đến thị trường suy thoái nghiêm trọng gấp nhiều lần cho nên cp bđs đoạn này nên đc kìm lại ko cho rơi.

Nhóm ngành hàng tiêu dùng thiết yếu như đồ uống, thực phẩm, thuốc lá và các sản phẩm gia dụng có diến biến tốt là báo hiệu 1 nền kinh tế chậm lại.

–>> Mối nguy hiểm thực sự khi 2 nhóm ngành: Ngành năng lượng và ngành hàng tiêu dùng thiết yếu có hiện tượng tăng mạnh nhất trên TT

8 Likes

thế này chứng khoán VN cắm đầu r bác nhỉ? Giá dầu tăng khá cao r @@

1 Likes

Việc cần làm thì họ vẫn đang cố gắng làm bác nhé… chu kỳ luôn lặp lại để thay đổi nó cần có chính sách đặc biệt của từng giai đoạn.
Tin tưởng chính phủ VN đang giải quyết tốt: sử dụng hàng trăm k tỉ đầu tư công và sẽ còn giải ngân tiếp, hạ nhiệt TT Bđs, lôi kéo vốn FDI, hỗ trợ chính sách tài khóa để các doanh nghiệp yên tâm sản xuất sản phẩm…
TT sẽ sideway chậm lại, biên độ tăng giảm sẽ nhỏ hơn, dòng tiền thanh khoản ít đi.
Giá cổ phiếu thường đạt đỉnh 6 - 9 tháng trước khi bắt đầu suy thoái

6 Likes

Mối liên hệ giữa trái phiếu và cổ phiếu:
Trái phiếu và cổ phiếu luôn luôn cạnh tranh nhau để thu hút tiền của nhà đầu tư. Khi các nhà đầu tư lạc quan về thị trường cổ phiếu và nền kinh tế, họ thưởng phân bổ nhiều hơn vào cổ phiếu và ít hơn vào trái phiếu. Khi họ bi quan hơn thì họ làm ngược lại.
Tỉ số dòng tiền cổ phiếu/ trái phiếu để xác định việc đầu tư trong TT tài chính!

5 Likes

Thế mới thấy cách người thông mình nói chuyện ntn, e là e k hiểu gì : (

1 Likes

suy thoái chắc vnindex về 500 điểm mất :sweat:

GDP vẫn tăng trường bình thường, theo Japan thì 2 quý GDP âm thì mới bắt đầu tính suy thoái! :smiley: Chính phủ VN đã quyết tâm vậy rồi, làm trong sạch TT chứng khoán, hạ nhiệt BĐS, giải ngân đầu tư công…

3 Likes