I. Thực trạng nút thắt tín dụng
Từ năm 2022 đến nay, thị trường bất động sản (BĐS) rơi vào tình trạng khá trầm lắng do còn nhiều “điểm nghẽn” đến từ vấn đề nguồn vốn. Phát triển thị trường bất động sản cần huy động nhiều nguồn lực đến từ các kênh tín dụng ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, vốn FDI, vốn tư nhân…
Giai đoạn năm ngoái, trong điều kiện ưu tiên kiểm soát lạm phát, ưu tiên đảm bảo an toàn hệ thống, xu hướng tăng lãi suất huy động đã tạo áp lực tăng lãi suất cho vay tín dụng bất động sản, đồng nghĩa với cơ hội và điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng để đầu tư bất động sản cũng trở nên hẹp và đắt đỏ hơn.
TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế cho rằng “Vai trò thu hút vốn của thị trường bất động sản rất quan trọng bởi nó liên quan đến khoảng 35 lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Năm 2021, ngành kinh doanh BĐS đóng góp 3,58% GDP; xây dựng 5,95%. Riêng 6 tháng đầu năm 2022, kinh doanh BĐS đóng góp 3,32% GDP; xây dựng 5,44% GDP”
Do đó, việc khơi thông, tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn, đặc biệt là vốn tín dụng sẽ là một “lực đẩy” quan trọng để vực dậy thị trường, giải phóng nguồn lực kinh tế và tạo động lực cho toàn nền kinh tế tăng trưởng trở lại.
Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố trong báo cáo kinh tế xã hội quý 1/2023, mức tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 1.61%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng cùng kỳ năm 2022 là 4,03%. Trong khi năm nay, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14-15%.
Chúng ta có thể dễ dàng quan sát được, hoạt động của nhiều khối ngành bất động sản, dịch vụ, công nghiệp,… đều đang gặp rất nhiều khó khăn. Phần lớn các doanh nghiệp đều gặp nhiều khó khăn kể từ sau dịch Covid, nên không đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng, điều này dẫn tới việc không sản sinh ra các thành phẩm để hình thành tài sản đảm bảo (TSĐB), từ đó càng khó cho việc tiếp cận các nguồn vốn vay. Thậm chí, có những doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn, thì lại không hấp thụ hết nguồn vốn vay do mặt bằng lãi suất còn ở mức cao.
Do vậy, tín dụng vẫn đang là một nút thắt cổ chai quan trọng cần được giải quyết để các hộ kinh doanh, doanh nghiệp có tiền mà đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ kinh tế.
II. Các thay đổi trên thị trường tín dụng và góc nhìn tác động lên thị trường chứng khoán
1. Ngân hàng Nhà nước nâng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 lên mức 14%
Thực tế, trước đây NHNN đã có nhiều chính sách điều hành để duy trì thanh khoản dồi dào, sẵn sàng cung ứng vốn cho phục hồi và phát triển kinh tế như liên tục điều chỉnh giảm 4 lần lãi suất điều hành, ban hành thông tư cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp tục quay vòng vốn và tiếp cận vốn vay mới, chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) rà soát đơn giản hóa thủ tục cho vay.
Tuy nhiên, như vậy là chưa đủ, vì số liệu tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm thấp hơn nhiều so với kịch bản đề ra (chỉ đạt 3,72%, thấp hơn kịch bản đề ra là 6,2%), dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt trên 12,4 triệu tỷ đồng, chỉ tăng 4,73% so với cuối năm 2022, các nguồn vốn nền kinh tế vẫn đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận doanh nghiệp.
Song song với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, công cụ CSTT khác, ngày 10/7/2023 NHNN đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 cho các TCTD với mức giao toàn hệ thống khoảng 14%. Chúng ta sẽ hiểu, việc tăng thêm hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng là để có điều kiện tăng thêm nguồn lực, khả năng mở rộng tín dụng cho những doanh nghiệp, đối tượng, lĩnh vực cần thiết trong nền kinh tế.
Góc nhìn:
Từ đầu năm 2023, căn cứ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Quốc hội, Chính phủ, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2023 khoảng 14-15%. Tại họp báo do Ngân hàng Nhà nước tổ chức hôm cuối tháng 6, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết ngay tháng 2, cơ quan này đã giao chỉ tiêu tín dụng cho các ngân hàng thương mại là 11%. Trong đầu tháng 7, cơ quan quản lý tiếp tục giao hết hạn mức tăng trưởng còn lại của năm nay cho các nhà băng lên 14%.
Điểm đáng chú ý là, trong các năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước thường chia thành nhiều đợt nới “room” tín dụng, rơi vào đầu, giữa và cuối năm, thường phải đến cuối năm mới chạm mốc mục tiêu. Hiếm khi cơ quan này phân bổ hết hạn mức tín dụng ngay từ giữa năm.
Chứng tỏ, hiện tại vẫn đang có một sức ép rất lớn cho việc phải đẩy tín dụng ra nền kinh tế. Bởi vì tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm chỉ đạt 4,73%, thấp hơn rất nhiều so với mốc 8-9% của nửa đầu năm ngoái. Mặc dù xét quy mô toàn hệ thống ngân hàng, tín dụng vẫn chưa được sử dụng hết, điều này không có nhiều ý nghĩa, nhưng nếu xét ở mức độ từng ngân hàng, những ngân hàng đã hết room sẽ được hưởng lợi nhiều nhất, đây thường sẽ là các ngân hàng đang vướng các vấn đề về trái phiếu, tín dụng bất động sản => Tích cực hơn trong việc gỡ nút thắt trên thị trường trái phiếu.
2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng đang dần tích cực hơn
Nhìn tổng quát, tín dụng vẫn đang tăng trưởng chậm, nhưng nếu xét đến từng khoảng thời gian từ đầu năm đến nay, em đang thấy tín dụng có mức độ tăng ngày một nhanh hơn. Cụ thể như sau:
Cung tiền M2 (M2 – tiền mặt, các khoản tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, cung tiền M2 là tổng phương tiện thanh toán của toàn nền kinh tế) 6 tháng đầu năm 2023 là 2.53%, trong khi quý 1.2023 là 0.57% => Cung tiền M2 tăng lên nhanh trong quý 2.2023.
Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu 2023 là 4.73%, trong khi 3 tháng đầu năm là 1.61%. Cụ thể hơn, theo SBV cho biết ngày 20/06 là 3.58% (theo GSO), đến ngày 30/06 đã là 4.73% => trong 10 ngày tăng được hơn 1%, là khá nhiều => thể hiện tín dụng đang chạy nhanh hơn so với giai đoạn đầu năm.
Đánh giá: Các chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế đã được đưa ra, 2 vấn đề cần quan tâm hiện tại là Tín dụng chạy và Trái phiếu được xử lý (lấy lại niềm tin cho NĐT)
-
Như phân tích ở trên, tín dụng đang bắt đầu chạy – cần thêm thời gian để quan sát, điều này đang và sẽ tốt chứng khoán.
-
Ngày 19/07 tới là ngày giao dịch đầu tiên của sàn Trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại HNX, mặc dù chưa thể giải quyết được toàn bộ các vấn đề về trái phiếu, nhưng đây chắc chắn sẽ tạo những tác động tốt cho các doanh nghiệp liên quan đến phát hành trái phiếu để huy động vốn => Tốt cho chứng khoán.
Tóm lại, việc gỡ nút thắt về nguồn vốn – tín dụng đang trở nên cực kỳ quan trọng, Chính phủ cùng các bộ ngành đã đưa ra nhiều chính sách nhằm “dọn đường” cho tín dụng chạy, đây sẽ là giai đoạn các con số được hiển thị, cần thời gian để dòng vốn “ngấm” vào nền kinh tế hơn. Nút thắt, theo đó đang dần được tháo gỡ, chính sách tiền tệ nới lỏng, chính sách tài khoản thắt chặt đang là điểm tựa vĩ mô lớn và chắc chắn cho xu hướng tăng của thị trường, vì thế chúng ta vẫn tiếp tục tự tin vào kênh đầu tư vào thị trường chứng khoán ở hiện tại.
Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487